Nhóm hàng dệt may

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58)

Bảng 2.1:Tình hình SX và XNK dệt may Việt Nam giai đoạn 2006-2009

Sản xuất 2006 2007 2008 2009*

Giá trị gia tăng, triệu đô la Mỹ 3.205,5 3.899,6 5.136,8 4.789,3 Giá trị gia tăng, % trong GDP 5,3 5,5 5,7 5,2 Tốc độ tăng trƣởng giá trị gia tăng, % 13,2 13,5 9,2 -3,0 Giá trị gia tăng ngành dệt, triệu đô la Mỹ 325,0 368,9 402,8 390,7

Thƣơng mại quốc tế

Kim ngạch XK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 1.058,0 1.352,0 1.690,0 1.318,2 Tăng trƣởng kim ngạch XK hàng dệt hàng năm 45,9 27,8 25,0 -22,0 Kim ngạch XK hàng dệt trong tổng kim ngạch

XK 2,7 2,8 2,7 2,3

Kim ngạch NK hàng dệt, triệu đôla Mỹ 3.988,0 4.940,0 5.874,8 4.699,8 Tăng trƣởng kim ngạch NK hàng năm 16,1 23,9 18,9 -20,0 Kim ngạch NK hàng dệt trong tổng kim ngạch

XK 10,0 10,2 7,3 6,8

Cán cân thƣơng mại ngành dệt, triệu đôla Mỹ -

2.930,0 -

3.588,0 -4.184,8 -3.381,6 Kim ngạch XK hàng may mặc, triệu đôla Mỹ 5.579,0 7.186,0 9.054,4 7.424,6 Tăng trƣởng kim ngạch XK hàng may mặc hàng

năm 19,2 28,8 26,0 -18,0

Kim ngạch XK hàng may mặc trong tổng kim

ngạch XK 14,0 14,8 14,3 13,0

Kim ngạch NK hàng may mặc, triệu đôla Mỹ 271,0 426,0 449,8 337,3 Tăng trƣởng kim ngạch NK hàng may mặc hàng

năm -18,4 57,2 5,6 -25,0

Kim ngạch NK hàng may mặc trong tổng kim

ngạch XK 0,6 0,7 0,6 0,5

Cán cân thƣơng mại ngành may mặc, triệu đôla

Mỹ 5.308,0 6.760,0 8.604,6 7.087,2

Kim ngạch XK dệt may, triệu đôla Mỹ 6.637,0 8.538,0

10.744,

4 8.742,8 Tăng trƣởng kim ngạch XK dệt may hàng năm 22,8 28,6 25,8 -18,6 Kim ngạch NK dệt may, triệu đôla Mỹ 4.259,0 5.366,0 6.324,6 5.037,2 Tăng trƣởng kim ngạch NK dệt may hàng năm 13,1 26,0 17,9 -20,4 Kim ngạch XK hàng dệt trong tổng kim ngạch

XK dệt may 15,9 15,8 15,7 15,1

Kim ngạch XK hàng may mặc trong tổng kim

ngạch XK dệt may 84,1 84,2 84,3 84,9

Kim ngạch NK hàng dệt trong tổng kim ngạch

XK dệt may 93,6 92,1 92,9 93,3

Kim ngạch NK hàng may mặc trong tổng kim

ngạch XK dệt may 6,4 7,9 7,1 6,7

Về nguồn nguyên liệu. Hiện nay ngành dệt mới đáp ứng đƣợc 30% nguyên liệu vải cho may xuất khẩu; Nhiều nguyên liệu của ngành dệt nhƣ bông xơ còn phải nhập, chi phí cao.

Về công nghệ: Gần 50% thiết bị đã sử dụng trên 20 năm, hầu nhƣ đã hết khấu hao, 80% số máy là máy dệt thoi khổ hẹp. So với Thái Lan, Trung Quốc thiết bị máy móc của Việt Nam lạc hậu khoảng 5-7 năm, phầm mềm điều khiển từ 15-20 năm. Các yếu tố về năng lực sản xuấtmới huy động đƣợc 60% [3, Tr.6]

Về năng suất lao động và nguồn nhân lực: nhìn chung năng suất lao động Việt Nam thấp so với các nƣớc trong khu vực, làm đội giá thành đơn vị lên khá cao so với các đối thủ cạnh tranh; năng lực thiết kế mẫu mốt, kỹ thuật may công nghiệp yếu; khâu cắt chƣa bảo đảm, còn dùng phƣơng pháp thủ công; hiện ngành dệt may hiện còn thiếu lao động và kỹ thuật viên lành nghề, kỹ năng quản lý kinh doanh yếu.

Bên cạnh những điểm hạn chế đã nêu, ngành dệt may nƣớc ta cũng có những lợi thế nhất định nhƣ điều kiện tự nhiên và điều kiện xã hội khá thuận lợi cho phát triển ngành dệt may; lực lƣợng lao động trẻ dồi dào; chi phí nhân công trong ngành hàng dệt may nƣớc ta đƣợc đánh giá là tƣơng đối rẻ so với các nƣớc trong khu vực; Công nhân ngành dệt may nƣớc ta đƣợc đánh giá là khéo tay và tiếp thu nhanh có lợi đối với những mặt hàng có hàm lƣợng lao động thủ công cao nhƣ thêu, ren và các mặt hàng có độ tinh xảo cao; một số hàng hóa ngành dệt may đạt chất lƣợng quốc tế nhƣ hàng hóa dệt kim, dệt len, hàng hóa tơ lụa…

Thị trƣờng

Về thị trƣờng: Đối với thị trƣờng nội địa tuy có dung lƣợng lớn, sau một khoảng thời gian dài bỏ ngõ để cho hàng dệt may nƣớc ngoài lấn áp và

chiếm thị phần lớn. Tuy nhiên, trong khoảng mấy năm trở lại đây, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam đã bắt đầu quan tâm tới thị trƣờng trong nƣớc và dần dần chiếm lĩnh đƣợc thị trƣờng trong nƣớc với các nhãn hiệu quen thuộc nhƣ: may 10, may Việt Tiến, may An Phƣớc …... Đối với thị trƣờng nƣớc ngoài, hàng dệt may Việt Nam đã có chỗ đứng vững chắc và ổn định tại các thị trƣờng nhƣ: EU, Mỹ, Nhật Bản, ASEAN..và bắt đầu thâm nhập vào các thị trƣờng mới nhƣ: Mỹ La Tinh, Trung Đông….

Dự báo khả năng cạnh tranh của nhóm hàng dệt may Việt Nam

Những mặt hàng có khả năng cạnh tranh:

- Hàng may mặc: Thiết bị, dây chuyền công nghệ của ngành may

mặc đã đƣợc cải tiến rất nhiều, do vậy chất lƣợng hàng hóa và giá thành có thể cạnh tranh đƣợc với các nƣớc trong khu vực. Tuy nhiên, mặt hàng may mặc Việt Nam vẫn chủ yếu là gia công xuất khẩu cho nên lợi nhuận thực rất thấp trong chuỗi giá.

Bên cạnh đó, do việc thiếu nguyên vật liệu đầu vào cũng nhƣ sự bất ổn ở thị trƣờng tiêu thụ khiến cho 80% hàng may mặc Việt Nam xuất khẩu đều phải thông qua nƣớc thứ ba, nên khả năng bị bị ép giá thƣờng xuyên xảy ra, gây nhiều thua thiệt cho các doanh nghiệp. Trong khi đó, nếu xuất khẩu theo hình thức mua nguyên liệu bán thành phẩm thì giá trị xuất khẩu tăng lên rất nhiều, thƣờng gấp từ 4-5 lần. Đó là chƣa kể nếu nguồn vải đó lại đƣợc sản xuất trong nƣớc thì giá trị thu đƣợc từ xuất khẩu hàng hóa sẽ tăng lên gấp bội.

- Mặt hàng tơ tằm và lụa: Hiện nay, tơ tằm và lụa đƣợc coi là mặt

hàng có triển vọng mang lại giá trị kim ngạch xuất khẩu lớn cho Việt Nam trong những năm tới. Việt Nam là nƣớc có nghề tơ tằm truyền thống từ lâu đời, lại có ƣu thế về lao động nhiều và rẻ, đất đai khá thích hợp với nghề trồng dâu nuôi tằm.

Hầu hết mặt hàng tơ tằm và lụa sản xuất trong nƣớc dùng để xuất khẩu, tiêu dùng trong nƣớc chỉ chiếm 35%; năng lực cạnh tranh của mặt hàng tờ tằm Việt Nam chỉ kém tơ tằm của Trung Quốc, trong khi đó lụa lại có chất lƣợng cao hơn của Trung Quốc (do không pha nylon). Nhìn chung, mặt hàng tơ tằm của Việt Nam có thể cạnh tranh đƣợc với hàng hóa tơ tằm của các nƣớc ASEAN với thị trƣờng tiêu thụ tƣơng đối phát triển. Tuy nhiên, đối với sản phẩm lụa, thị trƣờng tiêu thụ còn tƣơng đối hạn chế, chƣa có thị trƣờng xuất khẩu trực tiếp, mà chủ yếu chỉ xuất khẩu bởi các liên doanh về dệt lụa.

Những mặt hàng có tiềm năng cạnh tranh trong tương lai:

- Mặt hàng sợi: Hiện nay, trong nƣớc mới chỉ sản xuất đƣợc sợi xơ

ngắn với chất lƣợng có thể thay thế hàng nhập khẩu còn các sản phẩm sợi xơ dài vẫn phải nhập khẩu tuy đã xuất hiện một số liên doanh sản xuất sợi xơ dài nhƣng công suất chƣa đủ cung cấp nguyên liệu cho công đoạn dệt. Chỉ có mặt hàng sợi bông chải kỹ có thể cạnh tranh đƣợc với thị trƣờng tiêu thụ chủ yếu là các nƣớc Trung Đông, Lào, Cam-pu-chia.

- Mặt hàng dệt: Hiện tại trang thiết bị và công nghệ sản xuất còn lạc hậu, do đó số lƣợng sản phẩm vẫn còn hạn chế chỉ đáp ứng đƣợc một phần nguyên liệu cho ngành may mặc và vẫn chƣa đủ sức để cạnh tranh với các sản phẩm nhập khẩu về giá cả cũng nhƣ chất lƣợng.

Những mặt hàng không có khả năng cạnh tranh nhƣ các sản phẩm sợi

hóa học, sợi vật liệu mới.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)