thị trường.
Muốn hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực không ở thế bị động mà ở thế chủ động và hiệu quả, phải xây dựng và nâng cao sức cạnh tranh của các tổ chức kinh tế.
Mặt hàng có khả năng cạnh tranh cao chỉ có thể đƣợc sản sinh ra tại doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao. Có thể hình dung một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao là những doanh nghiệp nắm đƣợc đầy đủ các thông tin: thông tin về khả năng cạnh tranh của hàng hóa cùng loại theo những tiêu chuẩn nói trên trong sự biến động không ngừng: về tình hình cung- cầu và giá cả; về công đoạn của các đối thủ cạnh tranh; về luật lệ, cơ
chế chính sách của Việt Nam cũng nhƣ của các tổ chức quốc tế hữu quan và của các doanh nghiệp có quan hệ giao dịch…
Trong thời đại công nghệ thông tin, các doanh nghiệp cần phải vƣơn lên nắm vững và sử dụng thành thạo các phƣơng tiện thông tin hiện đại, kể cả thƣơng mại điện tử để phục vụ cho hoạt động giao dịch, kinh doanh của mình. Hiện nay không ít doanh nghiệp còn chƣa quan tâm đúng mức tới việc tìm kiếm, nắm bắt thông tin, nhất là thông tin về bên ngoài, trong nhiều trƣờng hợp không phải là thiếu thông tin mà do doanh nghiệp chƣa chú trọng đúng mức tới việc tiếp cận, khai thác, sử dụng thông tin.
Bên cạnh khả năng tổ chức sản xuất, kinh doanh có hiệu quả, một tiêu chuẩn không thể thiếu đƣợc đối với một doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh cao là biết cách tiếp thị, chủ động tìm kiếm thị trƣờng, tham gia các hoạt động xúc tiến thƣơng mại, tiến hành đàm phám ký kết hợp đồng có lợi nhất.
Bất kỳ doanh nghiệp nào cũng phải hoạt động trong mối “quan hệ ngang” với các doanh nghiệp khác và ngƣợc lại. Do đó để nâng cao khả năng cạnh tranh của bản thân mình thì một điều kiện không thể thiếu đƣợc la khả năng hợp tác hữu hiệu với các doanh nghiệp hữu quan.