Nâng cao nhận thức của mọi thành viên trong từng doanh nghiệp, không chỉ từ đội ngũ lãnh đạo, quản lý mà ngay cả đội ngũ ngƣời lao động về ý nghĩa sống còn của việc giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành hàng hóa
Khơi dậy khả năng sáng tạo, phát huy trí tuệ của từng cá nhân và tập thể nhằm tìm cách tối thiểu hóa chi phí sản xuất, đặc biệt là chi phí nguyên liệu, chi phí quản lý doanh nghiệp... Ngoài ra, từng thành viên trong doanh nghiệp, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý và đội ngũ lao động trực tiếp làm ra hàng hóa cần tự trau dồi, nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề.
Với hiện trạng công nghệ và thiết bị sản xuất lạc hậu nhƣ hiện nay của các doanh nghiệp Việt Nam đã dẫn tới tình trạng định mức tiêu hao về chi phí nguyên vật liệu lớn và phát sinh thêm nhiều chi phí cho sửa chữa, bảo dƣỡng. Do đó, trƣớc mắt cần đẩy mạnh đầu tƣ và thay thế một số loại thiết bị, máy móc sản xuất đã quá lạc hậu, cho năng suất thấp và tiêu hao nhiều năng lƣợng. Tuy nhiên, trong điều kiện nhiều doanh nghiệp còn thiếu vốn, tiềm lực tài chính chƣa đủ mạnh để đầu tƣ đồng bộ công nghệ và thiết bị thì các doanh nghiệp này cần chủ động trong việc liên kết và hợp tác kinh doanh với nhau. Sự hợp tác liên kết giữa các doanh nghiệp thuộc các ngành khác nhau sẽ giúp các doanh nghiệp giảm thiểu những khó khăn về tài chính, công nghệ, vốn, thị trƣờng... và đẩy mạnh nội lực phát triển cho doanh nghiệp.
Tăng cƣờng quản lý nhà nƣớc về công nghệ, ban hành các chính sách miễn, giảm thuế thu nhập đối với các viện nghiên cứu bán kết quả nghiên cứu công nghệ, hoạt động chuyển giao công nghệ và đào tạo liên quan đến công nghệ.
Tiếp tục đổi mới chính sách về hỗ trợ vốn cho các doanh nghiệp đổi mới công nghệ. Xúc tiến mạnh việc hình thành Quỹ hỗ trợ đổi mới công nghệ
ở địa phƣơng. Khuyến khích doanh nghiệp lập quỹ nghiên cứu đổi mới công nghệ, phát triển hàng hóa, cho phép tính chi phí nghiên cứu khoa học vào giá thành sản xuất. Đặc biệt, cần sớm cho ra đời Quỹ đầu tƣ mạo hiểm của Chính phủ để hỗ trợ doanh nghiệp đổi mới công nghệ.
Khẩn trƣơng phát triển hệ thống các tổ trức về tƣ vấn, môi giới công nghệ, giúp doanh nghiệp về thông tin, chất lƣợng và giá cả công nghệ.
Doanh nghiệp cần chủ động trong đổi mới công nghệ sản xuất – kinh doanh nhằm nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Các doanh nghiệp không chỉ đƣa ra những yêu cầu trực tiếp tiến hành đổi mới mà còn đứng ra tổ chức đổi mới; xác định tầm nhìn chiến lƣợc hội tụ kế hoạch kinh doanh và nhu cầu công nghệ làm cơ sở cho định hƣớng cạnh tranh của doanh nghiệp; mở rộng mạng lƣới gồm nhiều doanh nghiệp hợp tác với nhiều tổ chức nghiên cứu và các tổ chức thƣơng mại, tài chính…
Thành lập các hiệp hội ngành nghề có khả năng bảo vệ bí quyết công nghệ nội bộ và tạo điều kiện chia sẻ bí quyết công nghệ nội bộ. Hiệp hội dạng này sẽ giúp khắc phục tình trạng các doanh nghiệp trong cùng một ngành thƣờng giữ bí mật công nghệ với nhau.
Phát triển các chƣơng trình liên kết nhà nƣớc - viện, trƣờng - doanh nghiệp nhằm phục vụ cho đổi mới công nghệ. Ở đây có thể nhân rộng kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh trong việc hình thành và phát triển mô hình “Tam giác liên kết: Doanh nghiệp - Nhà nƣớc - Cơ sở nghiên cứu khoa học”.
Tuyên truyền, khuyến khích hoạt động chuyển giao công nghệ trong nƣớc (chuyển giao giữa tổ chức KH&CN và doanh nghiệp, chuyển giao giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp).