Trong giai đoạn 2001-2008, lĩnh vực công nghiệp đã đạt đƣợc những kết quả quan trọng, đó là giá trị sản xuất công nghiệp ƣớc tăng 16%/năm (kế hoạch đặt ra là 13,1%/năm, giai đoạn 1996-2000 là 13,9%/năm), góp phần duy trì tốc độ tăng trƣởng chung của cả nền kinh tế. Sự tăng trƣởng nhanh của
cả ngành công nghiệp trong thời gian vừa qua đã khẳng định vai trò của công nghiệp trong nền kinh tế quốc dân, cụ thể, giá trị tăng thêm của cả ngành công nghiệp tăng bình quân 10,1%/năm… Tỷ trọng công nghiệp trong GDP liên tục tăng từ 23,2% năm 1996 lên bình quân 41% trong giai đoạn 2001-2008. Năng lực cạnh tranh của nhiều ngành, nhiều hàng hóa tăng đáng kể: nhiều hàng hóa đã có lợi thế cạnh tranh cả ở trong và ngoài nƣớc, đáp ứng nhu cầu cơ bản thiết yếu của nền kinh tế và đóng góp lớn cho xuất khẩu. Cơ cấu hàng hóa và công nghệ chuyển dịch theo hƣớng tiến bộ, gắn sản xuất với thị trƣờng. Quá trình nghiên cứu thiết kế hàng hóa mới ngày càng đƣợc trú trọng và có xu hƣớng phát triển. Tỷ lệ công nghiệp chế tác, công nghiệp cơ khí chế tạo và nội địa hóa hàng hóa công nhiệp tăng lên.
Để phân tích và đánh giá sâu hơn năng lực cạnh tranh của các sản phẩm công nghiệp Việt Nam, tác giả sẽ phân tich năng lực cạnh tranh của 7 nhóm hàng hóa công nghiệp chủ yếu là dệt may, da giày, gỗ, nhựa, điện tử-máy tính, vật liệu xây dựng, thép. Các hàng hóa này đƣợc lựa chọn làm hàng hóa điển hình phân tích năng lực cạnh tranh nhờ có vị trí quan trọng trong nền kinh tế quốc dân, chiếm tỷ trọng đáng kể trong cơ cấu ngành; hiện đang có điều kiện phát triển tốt, có nhu cầu cao ở thị trƣờng trong và ngoài nƣớc; có khả năng xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu; có lợi thế nguyên liệu đƣợc sản xuất trong nƣớc; sử dụng nhiều lao động, tận dụng lợi thế giá nhân công rẻ; khai thác đƣợc các lợi thế so sánh và các nguồn lực của đất nƣớc; trong thời gian qua nhất là thời gian tới, áp lực cạnh tranh sẽ tăng cao trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực.