Nông nghiệp không chỉ là lĩnh vực sản xuất hàng hóa quan trọng của Việt Nam mà còn là lĩnh vực có ý nghĩa và tác động rất lớn về mặt môi trƣờng, xã hội và lao động, việc làm. Bất kỳ sự thay đổi nào trong lĩnh vực này cũng sẽ ảnh hƣởng tới đời sống của gần 2/3 lực lƣợng lao động của Việt Nam, tức là hơn 24 triệu ngƣời lao động, đang trực tiếp tham gia vào lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, việc đánh giá năng lực cạnh tranh của các loại hàng hóa nông nghiệp của Việt Nam trƣớc sự xuất hiện của những nhân tố tác động mới từ môi trƣờng bên ngoài thông qua quá trình hội nhập, mở của thị trƣờng là hết sức quan trọng.
Về cơ bản, có thể nhận định rằng những ảnh hƣởng lớn từ quá trình hội nhập tới lĩnh vực nông nghiệp của Việt Nam không phải đƣợc tạo ra từ các cam kết xóa bỏ trợ cấp, cũng không phải do bị cạnh tranh gay gắt hơn trên thị trƣờng quốc tế…, mà khó khăn chủ yếu lại là vấn đề cạnh tranh trên thị trƣờng trong nƣớc thông qua việc cắt giảm các dòng thuế nhập khẩu cho các hàng hóa nông nghiệp của các nƣớc xuất khẩu vào Việt Nam. Đây có lẽ là tác động và cũng là thách thức lớn nhất cho ngành nông nghiệp của Việt Nam trong quá trình hội nhập. Với khả năng công nghệ, trình độ sản xuất tiên tiến và với qui mô lớn, chắc chắn nhiều mặt hàng nông sản của các nƣớc phát triển sẽ có có hội xâm nhập và chiếm lĩnh thị trƣờng Việt Nam do không còn gặp phải khó khăn về rào cản thuế quan nhƣ trƣớc đây.
Trên cơ sở những tiêu chí nhƣ vai trò quan trọng đối với nền kinh tế, có nhiều tiềm năng cần tập trung phát triển trong thời gian tới, sử dụng nhiều lao
động, có thể chịu nhiều tác động từ quá trình hội nhập, mở cửa thị trƣờng…, các hàng hóa đƣợc lựa chọn để phân tích năng lực cạnh tranh trong phần này bao gồm: gạo, cà phê, rau quả, thủy sản, các hàng hóa chăn nuôi. Những phân tích để đánh giá năng lực cạnh tranh của các hàng hóa này chủ yếu tập trung vào các yếu tố về chất lƣợng, giá cả, chủng loại, thị trƣờng, khả năng tiêu thụ, điều kiện tự nhiên, chính sách vĩ mô của nhà nƣớc…