chức kinh tế trong cơ cấu nền kinh tế nhiều thành phần
Một là: Đối với nhóm hàng có sức cạnh tranh cao, cần có những định hƣớng cụ thể sau:
- Nghiên cứu chiến lƣợc thị trƣờng xuất khẩu, đa dạng hóa thị trƣờng, đảm bảo thị trƣờng lâu dài, có quy mô thích hợp. Xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trƣờng. Thành lập trung tâm xúc tiến thƣơng mại đối với từng mặt hàng.
- Hoàn thiện hệ thống chính sách thƣơng mại và cơ cấu điều hành xuất nhập khẩu theo hƣớng hạn chế sử dụng các biện pháp hành chính đơn thuần
và những biện pháp không thích hợp theo yêu cầu quốc tế, đơn giản hóa và rút ngắn thời gian làm các thủ tục liên quan đến hoạt động xuất- nhập khẩu nhằm tạo điều kiện thuận lợi nhất cho doanh nghiệp.
- Nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở, bao gồm cả hệ thống dịch vụ chuyên môn có liên quan nhƣ ngân hàng, tƣ vấn quản lý và tƣ vấn pháp luật.
- Nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển, dịch vụ, chú trọng tính chất đồng bộ trong đầu tƣ giữa các khâu sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu.
- Chuyển trọng tâm đánh giá dự án đầu tƣ đối với những ngành này từ sản lƣợng sang chất lƣợng hàng hóa.
- Chú trọng bảo đảm yêu cầu kỹ thuật về vệ sinh đối với những ngành thực phẩm, nhất là đối với hàng hóa xuất khẩu.
- Việc cắt giảm thuế quan có thể tiến hành với tốc độ nhanh và trong thời gian ngắn với nguyên tắc hàng sơ chế chịu thuế quan thấp hơn hàng chế biến, nguyên liệu chịu thuế thấp hơn thành phẩm và mức chênh lệch giữa hai nhóm sơ chế- chế biến và nguyên liệu- thành phẩm ở mức thấp.
Hai là: đối với các nhóm ngành có khả năng cạnh tranh trong tƣơng lai, cần có những định hƣớng cụ thể sau:
- Nghiên cứu định hƣớng phát triển dựa trên phân tích các thế mạnh hiện có trên cớ sở so sánh với các nƣớc bạn hàng.
- Hỗ trợ đổi mới công nghệ, chú trọng đầu tƣ chiều sâu; Thành lập các trung tâm công nghệ ở các thành phố lớn, các khu công nghiệp.
- Hỗ trợ hoạt động nghiên cứu và triển khai đối với các hàng hóa mới thông qua các trung tâm công nghệ, các tổng Công ty và doanh nghiệp.
- Thực hiện các biện pháp bảo hộ ở mức trung bình (đối với ngành hóa chất, xi măng…) và tƣơng đối cao (điện, điện tử, cơ khí, các ngành công nghệ, vốn lớn, cần thời gian đào tạo) với thời gian duy trì tƣơng đối lâu hơn.
- Cải thiện môi trƣờng đầu tƣ để thu hút vốn từ các nguồn khác nhau.
Ba là: Đối với nhóm ngành có năng lực cạnh tranh thấp, cần có những định hƣớng cụ thể sau
- Đầu tƣ đồng bộ từng ngành sản xuất cụ thể để đảm bảo sản xuất đƣợc các thiết bị lớn, chính xác (hƣớng tới đảm bảo các tiêu chuẩn ISO, nâng dần từ ISO 9000 lên ISO 14000).
- Cân nhắc việc đầu tƣ vào những khâu các yếu tố về năng lực sản xuấtđảm bảo nhu cầu trong nƣớc.
- Xây dựng phƣơng án xử lý các vấn đề phát sinh khi chuyển đổi cơ cấu kinh tế, đổi mới công nghệ, sắp xếp lao động dôi dƣ.
- Đào tạo đội ngũ cán bộ kỹ thuật có trình độ cao và công nhân lành nghề, đào tạo lại nghề.
- Khuyến khích mạnh đầu tƣ nƣớc ngoài, chuyển giao công nghệ tiên tiến - Các biện pháp bảo hộ duy trì ở mức trung bình thấp với cam kết không cao hơn mức hiện hành.
Tóm lại, Việt Nam đã trở thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới (WTO) nghĩa là chúng ta đã bƣớc ra sân chơi lớn thì yêu cầu nâng cao khả năng cạnh tranh về cả ba mặt: hàng hóa, doanh nghiệp và quốc gia càng trở nên bức bách, trong đó tính chủ động, tích cực của các doanh nghiệp có ý nghĩa cực kỳ trọng yếu nếu nhƣ không nói là quyết định. Thật nguy hại nếu không tiến hành ráo riết công việc này. Mặt khác cũng cần thấy rõ rằng không thể có ngay đƣợc mọi nhân tố cấu thành khả năng cạnh tranh. Hơn nữa, trong một thế giới biến động không ngừng, nâng cao khả năng cạnh tranh là một quá trình liên tục, không một lúc nào ngừng nghỉ. Do đó, không thể thụ động
chờ đợi hội đủ khả năng cạnh tranh mới hội nhập mà cần chủ động nâng cao khả năng cạnh tranh ngay trong quá trình hội nhập, trong sự cọ xát trên thị trƣờng quốc tế và khu vực.