Phương pháp đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Việc phân tích, đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa thƣờng đƣợc tiến hành đồng thời bằng 3 phƣơng pháp: (1) đánh giá trực tiếp trên hàng hóa (tính độc đáo, chất lƣợng, giá cả, sự tiện ích, mẫu mã...); (2) đánh giá trực tiếp thị trƣờng (doanh số bán, thị phần, hệ thống phân phối...); (3) điều tra xã hội học - chủ yếu qua phiếu thăm dò khách hàng (sự thoả mãn nhu cầu, sự nhận biết tên hàng hóa, sự trung thành với nhãn hiệu...).

- Phương pháp đánh giá trực tiếp hàng hóa

Tính độc đáo. Đây là tiêu chí thể hiện rõ nhất năng lực cạnh tranh của hàng hóa. Trong một xã hội tiêu dùng, khi vòng đời hàng hóa ngày càng ngắn lại, khi sự cạnh tranh về chất lƣợng và giá cả đƣợc đẩy tới mức "kẻ tám lạng, ngƣời nửa cân" thì sự độc đáo là yếu tố mà ngƣời tiêu dùng thƣờng lựa chọn. Sự độc đáo có thể là kiểu dáng hàng hóa. Sự độc đáo tạo ra một giá trị mới mà khách hàng muốn thông qua đó để thể hiện giá trị của bản thân mình. Sự độc đáo về kiểu dáng ngày càng có "đất" phát triển hơn khi hàng hóa gắn với một không gian nhất định nhƣ nhà hàng, khách sạn, hội trƣờng, hộ gia đình... Các hàng hóa điện tử dân dụng, đồ gỗ nội thất... thƣờng đƣợc thiết kế trên cơ sở nghiên cứu các không gian này. Sự độc đáo có thể là công nghệ mới, và thƣờng gắn với những tiện ích mới. Điều này thể hiện rõ ở các hàng hóa phƣơng tiện giao thông (máy bay, ôtô, xe máy...), hàng hóa điện tử dân dụng (ti vi, tủ lạnh, máy giặt, máy bơm...), dụng cụ quang học (máy ảnh, máy quay phim, phƣơng tiện trắc địa...). Ở thị trƣờng Việt Nam, nổi bật nhất là các hàng hóa ti vi, máy

giặt, điều hoà, máy ảnh, máy quay phim... đƣợc các nhà sản xuất liên tục đƣa ra những tính năng, tiện ích mới rất thấp dẫn ngƣời tiêu dùng.

Chất lƣợng. Thể hiện ở giá trị sử dụng và thời gian sử dụng. Chất lƣợng hàng hóa ngày nay đƣợc hiểu một cách linh hoạt hơn, không chỉ có các chỉ tiêu kỹ thuật thuần tuý mà gắn với từng đối tƣợng tiêu dùng. Nhà sản xuất thƣờng chủ động nhằm vào một phân khúc thị trƣờng nào đó (có thể hiểu là một đối tƣợng khách hàng nhất định) để đƣa ra chiến lƣợc chất lƣợng của mình. Nhà sản xuất lớn thƣờng chọn toàn bộ các phân khúc thị trƣờng, do đó có nhiều chiến lƣợc chất lƣợng cho mỗi dòng hàng hóa nhằm vào một phân khúc thị trƣờng cụ thể. Chất lƣợng còn gắn với vòng đời hàng hóa. Thí dụ hàng hóa máy ảnh tiêu thụ ở thị trƣờng Việt Nam thƣờng có vòng đời từ 3 - 5 năm, hoặc từ 5 - 10 năm tuỳ theo đối tƣợng sử dụng (chơi ảnh hay làm nghiệp vụ).

Giá cả. Việc định giá cho hàng hóa gắn với giá trị sử dụng, thời gian sử dụng nhu cầu thị trƣờng. Nhƣng xét theo tính "động" của thị trƣờng thì không phải với một hàng hóa cùng loại, chất lƣợng tƣơng đƣơng, hàng hóa nào có giá thấp hơn sẽ có tính cạnh tranh hơn. Vì ngƣời ta có thể dùng các công cụ khác hỗ trợ nhƣ tặng quà khuyến mãi, làm tốt công tác bảo hành thay vì hạ giá.

- Phương pháp đánh giá trực tiếp thị trường . Hai thông số phổ biến nhất thể hiện năng lực cạnh tranh của hàng hóa trên thị trƣờng là thông số tuyệt đối (doanh số bán ra) và thông số tƣơng đối (thị phần). Tuỳ từng trƣờng hợp mà các thông số này có ý nghĩa khác nhau. Tuy nhiên, trong phần lớn các trƣờng hợp, thông số tuyệt đối quan trọng hơn thông số tƣơng đối. Ví dụ: Một Công ty kinh doanh (1) giấy than có doanh số 90 triệu đồng, chiếm 90% thị phần. Một công ty kinh doanh (2) máy điều hoà chiếm 3% thị phần và có doanh số bán 15 tỷ đồng, trong khi đối thủ cạnh tranh mạnh nhất chiếm 5% ta

có thể kết luận hàng hóa của công ty (2) có năng lực cạnh tranh vì doanh số bán lớn, đủ bù đắp chi phí hoạt động và khoảng cách với đối thủ mạnh nhất không quá xa còn hàng hóa của công ty (1) không có năng lực cạnh tranh. Vì doanh số bán ra nhỏ, không đủ bù đắp chi phí hoạt động của công ty. Trong trƣờng hợp doanh số tuyệt đối lớn, thị phần tƣơng đƣơng với các đối thủ cạnh tranh ngƣời ta còn phân tích thêm các yếu tố khác nhƣ: hệ thống phân phối, khả năng cung ứng hàng nhanh...

- Phƣơng pháp điều tra xã hội học (thăm dò ý kiến khách hàng). Để có đƣợc những đánh giá khách quan, trung thực ngƣời ta xác định 3 nguyên tắc cho việc phát phiếu thăm dò: (a) Cơ cấu không gian; (b) cơ cấu giới tính; (c) cơ cấu lứa tuổi.

Ngoài 3 phƣơng pháp kể trên, để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa ngƣời ta còn sử dụng hệ thống các chỉ số để đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa nhƣ sau:

- Hệ số khả năng cạnh tranh hàng hóa từ chất lượng và giá cả

Đây là phƣơng pháp xác định năng lực cạnh tranh của hàng hóa dựa trên sự am hiểu sâu sắc của các chuyên gia về chủng loại hàng hóa nào đó. Theo phƣơng pháp này, các chuyên gia cho rằng, các yếu tố cơ bản cấu thành sức cạnh tranh của hàng hóa là chất lƣợng hàng hóa và giá cả. Do đó, khả năng cạnh tranh của hàng hóa đƣợc đo lƣờng bằng tỷ lệ giữa chỉ số chất lƣợng hàng hóa và giá cả của hàng hóa đó.

K =

g C

Trong đó:

K: là khả năng cạnh tranh của hàng hóa nào đó đƣợc xác định bằng hệ số 1.

C:là chỉ tiêu chất lƣợng tổng hợp của hàng hóa, bao gồm các chỉ tiêu kỹ thuật và chỉ tiêu kinh tế, xã hội khi sử dụng của hàng hóa.

g: là giá tiêu dùng của hàng hóa, bao gồm chi phí mua sắm và chi phí sử dụng của hàng hóa.

Bằng cách cho điểm đối với các chỉ tiêu chất lƣợng hàng hóa và giá tiêu dùng của hàng hóa sẽ xác định đƣợc khả năng cạnh tranh của hàng hóa đó. Cách cho điểm lựa chọn sao cho hệ số K≤ 1. Thang điểm phân cấp khả năng cạnh tranh của hai hàng hóa đƣợc tính nhƣ sau:

K = 0,99-1 : Hàng hóa có khả năng cạnh tranh cao K = 0,98 – 0,95 : Hàng hóa có khả năng cạnh tranh tốt

K = 0,94 – 0,90 : Hàng hóa có khả năng cạnh tranh trung bình K = 0,89 – 0,70 : Hàng hóa có khả năng cạnh tranh thấp K = 0,69 – 0,10 : Hàng hóa có khả năng cạnh tranh rất thấp

Nhìn chung, ƣu điểm của phƣơng pháp xác định khả năng cạnh tranh của hàng hóa này là khá đơn giản và dễ thực hiện. Tuy nhiên, phƣơng pháp xác định sức cạnh tranh hàng hóa này có một số hạn chế nhƣ độ tin cậy và tính đại diện của phƣơng pháp không cao và phƣơng pháp này không phù hợp với yêu cầu phân tích sức cạnh tranh hàng hóa trong thƣơng mại quốc tế.

- Hệ số lợi thế so sánh hiển thị

Hê số lợi thế so sánh hiển thị đƣợc xác định bằng tỷ số giữa mức chênh lệch giữa xuất và nhập khẩu của một mặt hàng nào đó với tổng xuất nhập khẩu của mặt hàng đó. Cụ thể: H = N X N X i i i i   Trong đó: H: là hệ số lợi thế so sánh hiển thị

Xi: là giá trị xuất khẩu của mặt hàng i

Ni: là giá trị nhập khẩu của mặt hàng i

năng cạnh tranh của một ngành sản xuất của một nền kinh tế so với nền kinh tế khác, cho phép so sánh khả năng cạnh tranh ở phạm vi quốc tế. Tuy nhiên, đây là phƣơng pháp tính đơn giản, do đó, ý nghĩa phân tích của hệ số lợi thế so sánh hiển thị không lớn. Bởi vì, nó không tính đến sự can thiệp của các Chính phủ thông qua các chính sách thƣơng mại và công nghiệp, không tính đến chi phí cá biệt của các nhà sản xuất.

Việc đánh giá năng lực cạnh tranh của hàng hóa là hết sức cần thiết, giúp nhà sản xuất biết rõ hàng hóa của ta đang đứng ở đâu; sức cạnh tranh nhƣ thế nào so với đối thủ?! Từ đó, có chiến lƣợc phát triển phù hợp, đầu tƣ vào các hàng hóa có khả năng cạnh tranh thì mới đảm bảo thị phần bền vững của doanh nghiệp trong nền kinh tế thị trƣờng. Trong đó, việc lựa chọn đúng phƣơng pháp đánh giá sức cạnh tranh của hàng hóa có ý nghĩa thực tiễn rất lớn.

Một phần của tài liệu Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(133 trang)