Nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Bắc Ninh (Trang 51)

2 Tại thiết bị chấp nhận thẻ của TCTTT khác 0.000đ/lần

2.4.2.2. Nguyên nhân

a. Thuộc về ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn thành phố Bắc Ninh

Do chính sách khách hàng cá nhân còn chưa được quan tâm: đây cũng là hướng đi mới phát triển trong những năm gần đây do đó ngân hàng còn thiếu chiến lược kinh doanh dài hạn bền vững cũng như chưa quan tâm thích đáng đến từng nhóm nhỏ của đối tượng khách hàng này.

Nguyên nhân về vốn đầu tư, chưa tạo điều kiện cho việc phát triển các dịch vụ cũ cho hoàn thiện và phát triển các dịch vụ mới. Hiện nay nguồn thu chủ yếu của chi nhánh là từ hoạt động tín dụng các dịch vụ ngân hàng phi tín dụng chỉ có các sản phẩm truyền thống, các sản phẩm mới tiến tiến như quản lý tài sản...., khi thực hiện hiện đại hóa gặp khó khăn do quy trình xử lý nghiệp vụ không thuận lợi cho việc thiết kế giao dịch, nhiều lúc khi đổi mới thì việc trình hội sở cũng mất nhiều thời gian, thủ tục rườm rà.

Hoạt động Marketing của chi nhánh chưa đem lại hiệu quả như mong muốn.Hiện nay việc quảng bá các sản phẩm chưa được tuyên truyền rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cho nên một số loại hình dịch vụ của ngân hàng tuy đã ra đời được một thời gian dài nhưng lượng người biết đến chưa nhiều. Về hoạt động xã hội chi nhánh chưa tham gia nhiều vào công tác tài trợ, đấy là một hạn chế lớn của ngân hàng trong bối cảnh nâng cao năng lực để cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng gay gắt. Trong khi đó rất nhiều ngân hàng đã sớm nhận ra vai trò quan trọng của hoạt động Marketing như ACB, Techcombank, Sacombank, Seabank...

Nguồn lực của Agribank Thành phố Bắc Ninh còn nhiều hạn chế,thiếu các cán bộ có chuyên môn, năng lực và kinh nghiệm trong việc quản lý, điều hành và kinh doanh các dịch vụ ngân hàng mới và hiện đại cũng như các cán bộ duy trì và bảo dưỡng các thiết bị phục vụ dịch vụ ngân hàng hiện đại. Và quan trọng là vẫn tồn tại nhiều cán bộ ngân hàng có trình độ chưa đáp ứng được tình hình kinh doanh trong cơ chế thị trường, không đủ khả năng để có thể tư vấn cho khách hàng cá nhân đặc biệt là các lĩnh vực cần phải linh hoạt, năng động như các dịch vụ tư vấn tài chính... Ngoài ra nguồn nhân lực còn đan xen nhiều tầng lớp người mới, cũ, già trẻ... và quy mô nơi đào tạo khác nhau nên kiến thức khác nhau, độ nhạy bén tích cực đổi mới khác nhau. Vì vậy nhiều khi đầu tư phát triển dịch vụ mới chỉ mang tính phong trào, hình thức còn kém tính hiệu quả. Chế độ khen thưởng đối với nhân viên tốt chưa được quan tâm. Sự hợp tác giữa các bộ phận còn chưa cao vì khi giao tiếp với khách hàng Giao dịch viên hay nhân viên tín dụng chỉ có thể tư vấn và giới thiệu dịch vụ mảng mình làm mà không có sự liên kết, giới thiệu hướng khách hàng sử dụng hết các sản phẩm đi kèm.

b. Bên ngoài ngân hàng

Về Môi trường pháp lý: có thể nói môi trường pháp lý chưa hòan thiện gây khó khăn cho hoạt động doanh. Ví dụ như khung giá đất ban hành không có sự thay đổi khi giá đất trên thị trường thay đổi liên tục vì vậy dẫn đến việc định giá cho vay thế chấp bất động sản gặp nhiều khó khăn. Điều này gây lên

khó khăn khi đưa ra quyết định cho vay. Một khó khăn nữa đó là việc phát mại tài sản đảm bảo khi khách hàng không trả được nợ cho các tổ chức tín dụng. Theo quy định khi đến hạn khách hàng không trả được nợ mà không được ngân hàng gia hạn hoặc cơ cấu lại nợ thì tổ chức tín dụng được quyền phát mại tài sản thế chấp để thu hồi khoản nợ quá hạn đó nhưng trên thực tế, để có thể hoàn tất thủ tục để khởi kiện và hồ sơ được thụ lý mất rất nhiều thời gian gây khó khăn cho hoạt động của ngân hàng

Thứ hai đó là môi trường kinh doanh ở Việt Nam dù có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực nhưng vẫn còn nhiều hạn chế như nhu cầu về dịch vụ còn thấp, thị trường tiền tệ phát triển chưa đồng bộ, thị trường chứng khoán còn nhiều bất ổn.

Nguyên nhân xuất phát từ phía người sử dụng dịch vụ đó là trình độ hiểu biết của khách hàng còn nhiều hạn chế, những dịch vụ ngân hàng truyền thống trở thành thói quen của một số lượng khách trong giao dịch với ngân hàng. Thực tế cho thấy những giao dịch với các ngân hàng thương mại nói chung và Agribank nói riêng có nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về vốn, về trình độ năng lực kinh doanh, về khả năng sử dụng phương tiện thông tin... và các khách hàng vẫn chưa có thói quen sử dụng sản phẩm dịch vụ mới. Như các doanh nghiệp Việt nam vẫn còn thói quen trả lương bằng tiền mặt, rất ít các tổ chức trả tiền cho nhân viên thông qua tài khoản ngân hàng. Đây cũng là một hạn chế khi phát triển dịch vụ cho vay tín chấp cán bộ công nhân viên.

Do sự cạnh tranh gay gắt từ các ngân hàng thương mại khác, so với các ngân hàng thương mại quốc doanh hay một số những ngân hàng thương mại lớn ra đời và phát triển từ rất lâu họ đã có sẵn tiềm lực về vốn, công nghệ, nhân lực cũng đang có chuyển hướng kinh doanh trở thành các ngân hàng bán lẻ khi mà mảng bán lẻ có rất nhiều tiềm năng và cơ hội tốt. Do đó với chiến lược cụ thể và cung cấp cá dịch vụ rất đa dạng và phong phú, các dịch vụ mới nhanh chóng ra đời đáp ứng được nhu cầu ngày càng lớn khách hàng. Do đó với một ngân hàng tham gia cung ứng dịch vụ nào đó khó có thể cạnh tranh được với các ngân hàng đã triển khai dịch vụ trước đó hiệu quả. Hơn nữa các ngân hàng này thường có công nghệ cao nên có rất nhiều thuận lợi trong việc cung cấp các dịch vụ cho khách hàng cá nhân đặc biệt là các kênh phân phối sử dụng các trang thiết bị hiện đại.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁNHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Bắc Ninh (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w