THÀNH PHỐ BẮC NINH VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Bắc Ninh (Trang 27)

THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG CÁ NHÂN CỦA NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ

2.1. THÀNH PHỐ BẮC NINH VÀ CẠNH TRANH TRONG LĨNH VỰC NGÂN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BẮC NINH

Kể từ khi tái lập tỉnh năm 1997 cho đến nay, Bắc Ninh luôn là một trong những địa phương đi đầu cả nước về tốc độ đô thị hóa cũng như phát triển công nghiệp.

Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và đô thị hóa cao cùng sự hiện diện của nhiều tập đoàn kinh tế lớn như: Foxconn ( Đài Loan), VSIP ( Singapore), Orix ( Nhật Bản)…, Bắc Ninh đang trở thành thị trường đầy tiềm năng của các ngân hàng.

Từ chỗ chỉ có 1 chi nhánh ngân hàng Nhà nước và 3 chi nhánh Ngân hàng thương mại ( năm 1997) đến nay toàn tỉnh đã thu hút hơn 30 ngân hàng, tổ chức tín dụng ( trong đó có một ngân hàng nước ngoài) vào đầu tư. Hết tháng 9/2012, tổng nguồn huy động của toàn ngành Ngân hàng đạt 23,408 tỷ đồng, tổng dư nợ đạt 27,592 tỷ đồng. Sự hội tụ của các ngân hàng, tổ chức tín dụng đã thúc đẩy sự cạnh tranh lành mạnh giữa các ngân hàng với nhau.

Trước sự xuất hiện ngày càng nhiều tập đoàn kinh tế lớn tại Bắc Ninh, các ngân hàng đua nhau đổ về đặt chị nhánh cấp 1, cấp 2, phòng giao dịch để tận dụng cơ hội mở rộng hoạt động kinh doanh. Các ngân hàng quốc doanh tập trung vào các doanh nghiệp lớn, trong khi đó những ngân hàng mới như Navibank, MHB, HBB, SeAbank, Sacombank… hướng tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ, tư nhân đi lên từ làng nghề truyền thống muốn mở rộng quy mô sản xuất.

Bên cạnh đó, Bắc Ninh còn là vùng đất nổi tiếng với các làng nghề truyền thống. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa này cũng là đối tượng hấp dẫn để ngân hàng cung cấp các khoản tín dụng giúp họ đầu tư công nghệ, dây chuyền sản xuất. Bởi vậy, để tồn tại hay chiến thắng thì các ngân hàng đều phải tìm cách nâng cao năng lực cạnh tranh của mình.

Trong môi trường cạnh tranh khốc liệt này, Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Bắc Ninh đã có những thuận lợi và khó khăn

như sau:

a) Thuận lợi:

-Tình hình kinh tế xã hội trên cả nước nói chung và trên địa bàn thành phố Bắc Ninh nói riêng đã đạt được những kết quả nhất định. Nền kinh tế trên đà phục hồi và phát triển. Xét riêng trên địa bàn thành phố Bắc Ninh, một số ngành nghề kinh tế có tốc độ tăng trưởng cao, các lĩnh vực văn hoá xã hội có nhiều tiến bộ, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, đời sống nhân dân được ổn định.

-Chi nhánh nhận được sự hỗ trợ từ NHNo&PTNT tỉnh Bắc Ninh và NHNo&PTNT Việt nam.

b) Khó khăn:

-Mặc dù nền kinh tế đang trên đà phục hồi song tình hình kinh tế trong nước vẫn còn nhiều biến động. Giá cả một số mặt hàng thiết yếu tăng cao đặc biệt là những tháng cuối năm đã ảnh hưởng đến thu nhập tích luỹ của đại bộ phận người dân. Giá vàng và ngoại tệ biến động lớn theo chiều hướng tăng làm cho việc sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

-Môi trường kinh doanh trên địa bàn ngày càng có nhiều tổ chức tín dụng tham gia hoạt động, cạnh tranh ngày một gay gắt. Các NHTM cạnh tranh huy động vốn thông qua cơ chế lãi suất, khuyến mại nên đã ảnh hưởng đến tâm lý người gửi tiền không yên tâm khi gửi tiền vào ngân hàng.

-Trình độ nghiệp vụ của đội ngũ nhân viên trong chi nhánh còn có nhiều hạn chế, công tác tiếp thị và chăm sóc khách hàng còn chưa được liên tục và chuyên nghiệp đã ảnh hưởng đến việc huy động vốn từ dân cư.

Một phần của tài liệu Phát triển dịch vụ khách hàng cá nhân của Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Thành phố Bắc Ninh (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w