Kinh nghiệm của tỉnh Ninh Bình trong phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 50)

Cùng với sự phát triển chung của du lịch cả nước, trong thời gian qua du lịch Ninh Bình cũng đã có bước phát triển đáng kể. Đặc biệt, trong giai đoạn ngành du lịch nói chung gặp nhiều khó khăn do ảnh hưởng của khủng hoảng kinh tế nhưng ngành du lịch Tỉnh đã biết tập trung khai thác thế mạnh du lịch địa phương và đạt được nhiều thành công đáng ghi nhận.

Lượng khách quốc tế và nội địa không ngừng tăng lên. Tốc độ tăng trưởng hàng năm của ngành đạt từ 15% - 20%, doanh thu dịch vụ du lịch từng bước được nâng cao, góp phần tích cực vào sự phát triển của kinh tế địa phương. Năm 2009, lượng khách đến Ninh bình đạt 2,4 triệu lượt người, tăng 26%; trong đó khách quốc tế đạt 600.000 lượt, khách lưu trú đạt 130.000 lượt. Nếu như năm 2000, doanh thu du lịch mới chỉ đạt 14.724 triệu đồng, năm 2006 đạt 87.995 triệu đồng tăng gấp 6 lần so với năm 2000 thì đến năm 2009 doanh thu du lịch đã tăng lên 245 tỷ đồng, tăng 51% so với năm 20085. Bên cạnh đó, du lịch Ninh Bình cũng đã góp phần tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, tăng thu ngoại tệ…góp phần tích cực vào công tác xóa đói, giảm nghèo của địa phương.

Nguyên nhân nào đã làm cho du lịch Ninh Bình có được những thành công nổi bật trên. Có thể nói, có được những kết quả trên là do các cấp tỉnh ủy, các ban ngành, đặc biệt là ngành Du lịch Ninh Bình đã có những bước đi chỉ đạo đúng đắn, tiến bộ. Công tác hướng dẫn thanh tra, kiểm tra chấn chỉnh các vi phạm trong kinh doanh du lịch được duy trì. Đơn cử như khu du lịch Tam Cốc – Bích Động, đội ngũ làm nghề chèo đò với hàng ngàn người đã được tập trung huấn luyện phổ biến kiến thức du lịch, tham quan học hỏi kinh nghiệm. Ban quản lý khu du lịch cũng đã cấp giấy chứng nhận người hành nghề cho thợ chụp ảnh nhờ đó giảm hiện tượng chèo kéo khách và phối hợp chặt chẽ với chính quyền xã để thường xuyên vệ sinh môi trường, đảm bảo an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, việc đầu tư mạnh cho du lịch, phát triển cơ sở hạ tầng giao và _________________________

xây dựng nhiều nhà hàng, khách sạn, khu vui chơi giải trí đã giúp cho Ninh Bình không những thu hút khách đến mà còn gia tăng được lượng khách lưu trú. Hiện nay, địa phương cũng đang kêu gọi thu hút các dự án đầu tư vào du lịch, cơ sở lưu trú để hướng đến mục tiêu phục vụ lượng khách lớn hơn trong tương lai như chương trình trong quần thể khu du lịch Cố đô Hoa Lư nhằm đáp ứng phục vụ Đại lễ kỷ niệm 1000 năm Thăng Long Hà Nội.

Công tác tuyên truyền, quảng bá du lịch, giới thiệu về quê hương và con người Ninh Bình cũng được chú trọng. Nhiều ấn phẩm mới như phim, báo, ảnh, sách…được đưa vào phục vụ khách.

Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực du lịch, đặc biệt là đội ngũ lao động phục vụ trực triếp trong ngành du lịch như hướng dẫn viên, lễ tân, chạy bàn và các dịch vụ hỗ trợ khác đã được ngành du lịch tỉnh chú trọng và quy hoạch bài bản hơn.

Với những thành công kể trên, đã góp phần khẳng định vai trò quan trọng của kinh tế du lịch đối với kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình. Du lịch Ninh Bình dần trở thành điểm đến thu hút lớn du khách trong nước và quốc tế.

Bài học kinh nghiệm cho phát triển KTDL ở tỉnh Lào Cai

Như vậy, thông qua việc đánh giá các thành tựu, hạn chế cũng như nguyên nhân dẫn đến các hạn chế của du lịch Việt Nam và từ việc phân tích, tổng hợp khái quát một số kết quả đạt được về phát triển kinh tế du lịch của Thủ đô Hà Nội - trung tâm văn hóa, du lịch lớn của cả nước; Tỉnh Phú Thọ với nhiều nét tương đồng về văn hóa và tự nhiên; Tỉnh Ninh Bình – một trong những tỉnh đã đạt được nhiều thành công đáng kể trong giai đoạn khó khăn của ngành du lịch Việt Nam vừa qua đã giúp cho Lào Cai có được nhiều bài học kinh nghiệm quý giá từ việc quản lý, quy hoạch, khai thác và sử dụng trong quá trình phát triển kinh tế du lịch của địa phương như sau:

Một là, Công tác quy hoạch, quản lý quy hoạch phải được quan tâm chỉ đạo. Việc quy hoạch được thực hiện một cách khoa học, thực tiễn giúp cho việc định hướng đầu tư, qui mô đầu tư, phương thức đầu tư và hiệu quả đầu tư. Nhất thiết phải đi từ qui hoạch tổng thể rồi đến quy hoạch chi tiết, đồng thời hướng dẫn thanh tra, kiểm tra, chỉ đạo thực hiện đúng qui hoạch đã được phê duyệt. Các ngành, các

cấp phối hợp chặt chẽ với ngành du lịch trong công tác QLNN về du lịch, trong đó ngành du lịch phải đi đầu làm nòng cốt trong nghiên cứu, triển khai chiến lược, cơ chế, chính sách phát triển du lịch và thể chế hóa thành các luật lệ, biện pháp và chương trình cụ thể. Bên cạnh đó, thường xuyên nghiên cứu thông tin, kinh nghiệm phát triển KTDL của các địa phương trong và ngoài nước, tổng kết thực tiễn kịp thời để phát huy thế mạnh và tiềm năng to lớn về du lịch của địa phương.

Hai là, Quản lý Nhà Nước về du lịch cần tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, việc phối hợp QLNN về du lịch giữa ngành với cấp cơ quan và doanh nghiệp phải thường xuyên và liên tục nhằm đảm bảo sự thống nhất, đúng hướng và nhanh nhậy từ cấp cao nhất trong bộ máy quản lý đến các cấp thừa hành ở địa phương, tạo điều kiện cho du lịch phát triển đúng hướng và hiệu quả hướng tới mục tiêu phát triển du lịch bền vững.

Ba là, Xây dựng cơ chế, chính sách ưu tiên đầu tư và phát triển du lịch phù hợp với điều kiện địa phương và đặc điểm tài nguyên du lịch, với xu thế phát triển du lịch thế giới. Tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội và cở sở vật chất chuyên ngành du lịch, trước hết phải đầu tư ban đầu bằng ngân sách Nhà Nước và huy động từ nhiều nguồn khác. Chú trọng đào tạo, bối dưỡng và nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực du lịch và giáo dục du lịch toàn dân.

Bốn là, phải chú trọng công tác xúc tiến, quảng bá, tuyên truyền và hợp tác, đầu tư về du lịch. Xúc tiến, quảng bá là tiền đề quan trọng để phát triển kinh tế du lịch, cần được tiến hành một cách khoa học, chuyên nghiệp, sâu rộng và thường xuyên. Tăng cường công tác tuyên truyền ở cả tầm vĩ mô và vi mô, ở cả trong nước và quốc tế dưới nhiều hình thức đa dạng, đặc biệt tập trung ở những thị trường trọng điểm để phát động, củng cố, mở rộng qui mô thị trường. Song song với nó, cần phải đẩy mạnh hợp tác, hội nhập quốc tế song phương và đa phương nhằm tranh thủ tối đa sự hỗ trợ, đầu tư quốc tế về mọi mặt. Bên cạnh đó cũng không ngừng cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch, tăng khả năng cạnh tranh.

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CAI

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)