Tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 104 - 106)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.2.1. Tăng cƣờng hiệu lực quản lý Nhà nƣớc về du lịch

Với đặc điểm là ngành kinh tế mang tính tổng hợp cao nên hiệu quả hoạt động của ngành du lịch liên quan đến nhiều ngành khác trong mối quan hệ tương hỗ, mà chủ yếu là tổ chức quản lý và cơ chế chính sách. Để đạt được mục tiêu đề ra, công tác tổ chức, QLNN về du lịch cần được kiện toàn, đổi mới; cơ chế chính sách về du lịch cần từng bước bổ sung, sửa đổi theo hướng hình thành khung pháp luật đồng bộ, liên ngành tạo môi trường thông thoáng, thuận lợi cho kinh tế du lịch phát triển. Do vậy, vai trò QLNN về du lịch có ý nghĩa đặc biệt quan trọng.

Để tăng cường hiệu lực QLNN về du lịch trên địa bàn, tỉnh Lào Cai cần hoàn thiện và kiện toàn bộ máy tổ chức theo một số hướng sau:

- Kiện toàn, củng cố và tăng cường năng lực cho cơ quan QLNN về du lịch từ cấp tỉnh, huyện, và một số xã trọng điểm du lịch. Quy định tổ chức bộ máy QLNN về du lịch phải gắn liền với yêu cầu thực tiễn của tình hình phát triển hoạt động du lịch trên địa bàn tỉnh. Bộ máy tổ chức phải được tiêu chuẩn hóa về cán bộ và nâng cao hiệu lực chỉ đạo và điều hành.

- Thành lập đội liên ngành quản lý khách du lịch tại địa bàn du lịch trọng điểm. Thống nhất cơ chế quản lý hoạt động lữ hành quốc tế tại cửa khẩu Lào Cai – Hà Khẩu. Tiếp tục xây dựng và chuyên nghiệp hóa các nhà du lịch và từng bước xây dựng hệ thống nhà văn hóa du lịch thôn bản theo quy hoạch du lịch. Quan tâm hình thành và củng cố hoạt động của các hiệp hội khách sạn, lữ hành trên địa bàn theo hướng hoạt động hiệu quả, thiết thực. Thực hiện phương án cổ phần hóa, chuyển đổi hình thức các Doanh nghiệp du lịch 100% vốn Nhà nước để kinh doanh hiệu quả hơn.

- Thực thi chính sách khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai, có các quy định cụ thể nhằm thúc đẩy phát triển du lịch theo hướng mô hình liên kết chặt chẽ giữa cơ quan QLNN về du lịch, các doanh nghiệp, nhà tư vấn và

người dân, nhằm huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư và xây dựng phát triển kinh tế du lịch.

- Sở du lịch cần phải thực hiện đầy đủ chức năng của mình là tiến hành tổ chức quản lý vĩ mô đối với toàn bộ hoạt động du lịch và KDDL thuộc mọi tổ chức và mọi thành phần kinh tế trên địa bàn thành phố thay vì chỉ quản lý vĩ mô đối với những doanh nghiệp Nhà nước do UBND tỉnh quản lý như trước đây.

+ Cụ thể hóa và tổ chức chỉ đạo thực hiện “Đề án phát triển du lịch tỉnh Lào Cai giai đoạn 2011 – 2015” đã được UBND tỉnh phê duyệt, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, có những đề xuất, kiến nghị để UBND tỉnh điều chỉnh kịp thời trước những biến đổi của môi trường kinh doanh thực tế của địa phương, nhất là trong bối cảnh hiện nay, kinh tế xã hội có nhiều thay đổi như dịch bệnh bùng phát, giá cả leo thang, lạm phát…

+ Tổ chức hướng dẫn thực hiện và kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, các quy chế, tiêu chuẩn định mức kinh tế - kỹ thuật, quy trình, quy phạm trong hoạt động du lịch. Tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật và thông tin về du lịch.

+ Trên cơ sở các quy định của Luật Du lịch, Sở cần bổ sung cụ thể hóa cho phù hợp với tình hình hoạt động du lịch của địa phương và thường xuyên thanh tra, rà soát lại quá trình cấp giấy phép, giấy chứng nhận trong từng lĩnh vực của hoạt động du lịch theo đúng luật định. Việc kiểm tra, thanh tra cần được tiến hành thường xuyên, đi sâu vào thực chất chứ không mang nặng tính hình thức, thường chỉ tiến hành mạnh tay vào chiến dịch. Cần tổ chức đội thanh tra liên ngành, phối hợp với các ngành công an, tài chính và chính quyền cơ sở trong việc giữ gìn kỷ cương trong hoạt động du lịch và KDDL.

Việc quản lý chặt chẽ và sâu sát của các cấp, ban ngành QLNN về du lịch sẽ tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau hoạt động trên lĩnh vực kinh tế du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 104 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)