Điều kiện để phát triển kinh tế du lịch

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 31)

Muốn đầu tư để phát triển các loại hình KDDL có hiệu quả, cần thiết phải có những yếu tố khách quan, chủ quan, nguồn lực nhất định mới có thể duy trì hoạt động lâu bền và phát triển, bởi nó trực tiếp quyết định đến việc sản xuất các loại sản phẩm du lịch đáp ứng nhu cầu cho du khách của một cơ sở, một vùng hay của một quốc gia. Bao gồm những điều kiện cơ bản như: tiềm năng du lịch; cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh du lịch và cơ sở hạ tầng của điểm, khu du lịch; điều kiện kinh tế; yếu tố dân cư và lao động; nhân tố quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội…Biểu hiện cụ thể:

Một là, tài nguyên du lịch: được coi là điều kiện cần để phát triển du lịch. Tài nguyên du lịch có thể do thiên nhiên tạo ra, có thể do con người tạo ra. Vì vậy, tài nguyên du lịch được phân ra làm hai nhóm: Tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn. Tài nguyên du lịch tự nhiên luôn luôn gắn liền với các điều kiện tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn luôn luôn gắn liền các điều kiện lịch sử, văn hóa, kinh tế - xã hội…và chúng đồng thời được khai thác để đáp ứng nhu cầu cho du khách và chủ thể KDDL.

Các thành phần tự nhiên tạo nên tài nguyên du lịch tự nhiên thường là vị trí địa lý, địa hình (các vùng núi có phong cảnh đẹp, các hang động, các bãi biển, các di tích tự nhiên), khí hậu (tài nguyên khí hậu thích hợp với sức khỏe con người, phục vụ cho việc chữa bệnh, an dưỡng; phục vụ cho việc triển khai các hoạt động du lịch), thủy văn (bề mặt nước và cá bãi nông ven bờ, các điểm nước khoáng và suối nóng), sinh vật (các vườn quốc gia, các khu bảo tồn thiên nhiên và các khu di tích lịch sử, văn hóa, môi trường; một số hệ sinh thái đặc biệt tiêu biểu cho từng vùng như nhiệt đới, ôn đới, hàn đới…).

Tài nguyên du lịch nhân văn là nhóm tài nguyên du lịch do con người sáng tạo ra. Toàn bộ những sản phẩm có giá trị về vật chất cũng như tinh thần do con người sáng tạo ra đều được coi là những sản phẩm văn hóa. Như vậy, tài nguyên du lịch nhân văn cũng được hiểu là những tài nguyên di sản văn hóa. Tuy nhiên, không phải sản phẩm văn hóa nào cũng đều là những tài nguyên du lịch nhân văn mà chỉ

những sản phẩm văn hóa có giá trị phục vụ cho du lịch thì mới được coi là tài nguyên du lịch nhân văn. Thông qua những hoạt động du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên du lịch nhân văn, du khách có thể hiểu được những đặc trưng cơ bản về văn hóa của dân tộc, địa phương nơi mình đến. Các tài nguyên du lịch nhân văn có những đặc tính như: mang tính phổ biến, có tính truyền đạt nhận thức nhiều hơn là hưởng thụ, giải trí. Tài nguyên du lịch nhân văn bao gồm các dạng sau đây: Các di tích lịch sử văn hóa, những công trình xây dựng, địa điểm, đồ vật, tài liệu và các tác phẩm có giá trị lịch sử, khoa học, nghệ thuật cũng có giá trị văn hóa khác, hoặc liên quan đến các sự kiện lịch sử, quá trình phát triển văn hóa – xã hội. Theo đó bao gồm: Các di sản văn hóa thế giới; các di tích lịch sử văn hóa thắng cảnh cấp quốc gia và địa phương (các di tích lịch sử; các di tích khảo cổ học, các di tích văn hóa nghệ thuật; các danh lam thắng cảnh); các lễ hội (phần lễ, phần hội); nghề và làng nghề thủ công truyền thống; các đối tượng du lịch gắn với dân tộc học; các đối tượng văn hóa, thể thao hay những hoạt động mang tính sự kiện; các giá trị về văn hóa lịch sử có ý nghĩa đặc trưng cho sự phát triển của du lịch ở một điểm, một vùng hoặc một đất nước.

Hai là, các điều kiện về kỹ thuật:

Các điều kiện về kỹ thuật ảnh hưởng đến sự sẵn sàng đón tiếp khách du lịch trước tiên là cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ KDDL và sau đó là cơ sở vật chất kỹ thuật hạ tầng xã hội.

+ Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ kinh doanh du lịch

Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ KDDL bao gồm toàn bộ nhà cửa và phương tiện kỹ thuật giúp cho việc phục vụ thỏa mãn các nhu cầu của du khách như: cơ sở lưu trú, nhà hàng, khách sạn, phương tiện giao thông vận tải, các khu nhà giải trí, cửa hàng, công viên, đường sá, hệ thống thoát nước, mạng lưới điện trong khu vực và cơ sở kinh doanh của du lịch. Ngoài ra, cơ sở vật chất kỹ thuật KDDL còn bao gồm tất cả những công trình mà tổ chức du lịch xây dựng bằng vốn đầu tư của chính mình như rạp chiếu phim, sân vận động thể thao…Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ KDDL có một vai trò hết sức quan trọng trong quá trình sản xuất và tiêu thụ các sản

phẩm du lịch. Phát huy tối đa, có hiệu quả tài nguyên du lịch quốc gia của địa phương đến đâu, đáp ứng nhu cầu của du khách đến mức độ nào đều phụ thuộc vào cơ sở vật chất kỹ thuật KDDL, bởi vì du khách đến thưởng thức các sản phẩm du lịch thì trước hết họ phải có chỗ lưu trú để ăn uống, nghỉ ngơi.

+ Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội không chỉ do các tổ chức KDDL xây dựng mà của toàn bộ nền kinh tế của một quốc gia cùng đầu tư xây dựng để đáp ứng nhu cầu về đời sống, sinh hoạt, sản xuất và tiêu dùng của toàn xã hội. Đó là hệ thống đường sá, sân bay, bến cảng, đường sắt, công viên, hệ thống y tế, giáo dục quốc gia, khu vui chơi giải trí của toàn dân, mạng lưới thương nghiệp của khu dân cư, hệ thống thông tin viễn thông, hệ thống cấp thoát nước, mạng lưới điện, các rạp chiếu phim, nhà hát, viện bảo tàng…

Đối với hoạt động KDDL thì cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác mọi tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch, thỏa mãn ngày càng tăng nhu cầu của du khách. Một bộ phận quan trọng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật phục vụ đắc lực nhất cho hoạt động KDDL là hệ thống giao thông vận tải (đường không, đường bộ, đường thủy). Số lượng, chất lượng của cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là điều kiện quan trọng để thỏa mãn nhu cầu cho du khách và nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động KDDL. Biểu hiện cụ thể: Hệ thống thông tin viễn thông bảo đảm cho trao đổi thông tin liên lạc nhanh chóng trong và ngoài nước; hệ thống giáo dục đào tạo bảo đảm bổ sung nguồn nhân lực, nâng cao trình độ dân trí, trình độ thưởng thức các sản phẩm văn hóa, ca nhạc, khoa học kỹ thuật; hệ thống y tế bảo đảm an ninh sức khỏe cho toàn dân và du khách; hệ thống cấp thoát nước; cung cấp điện…là những yếu tố quan trọng cần thiết để phục vụ sinh hoạt hàng ngày cho người dân địa phương, cho cộng đồng dân cư và du khách trong quá trình đến du lịch. Mặt khác, phát triển KTDL có hiệu quả là cơ sở để tạo ra vật chất góp phần trực tiếp hoàn thiện và xây dựng mới cơ sở hạ tầng cho ngành kinh tế khác của một quốc gia.

Ba là, điều kiện về kinh tế: Đây là yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến quá trình đầu tư, tồn tại và phát triển KTDL. Xuất phát từ mối liên hệ khăng khít

giữa KTDL với các ngành kinh tế khác trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân. Theo ý kiến của các chuyên gia kinh tế thuộc hội đồng kinh tế và xã hội của Liên Hiệp Quốc (ECOSOC), một đất nước có thể phát trển KTDL vững chắc nếu nước đó tự sản xuất và phân phối được phần lớn số của cải vật chất cần thiết cho du lịch. Khi họ phải nhập đa số trang thiết bị, hàng hóa để xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật và để bảo đảm phục vụ khách du lịch thì hầu hết lợi nhuận (ngoại tệ) thu được do du lịch mang lại sẽ rơi vào tay tư bản nước ngoài. Những nước có nền kinh tế phát triển, có điều kiện sản xuất ra nhiều của cải vật chất có chất lượng đạt tiêu chuẩn quốc tế sẽ có điều kiện thuận lợi để phát triển KTDL. Biểu hiện rõ nét của quá trình phát triển kinh tế là nền sản xuất xã hội, sự phát triển của nền sản xuất xã hội có tầm quan trọng quyết định nhất, bởi nó làm xuất hiện nhu cầu du lịch và biến nhu cầu du lịch thành hiện thực. Nếu LLSX xã hội còn ở trình độ thấp kém thì không thể đề cập đến nhu cầu du lịch hay hoạt động KTDL. Nền sản xuất xã hội càng phát triển, nhu cầu tiêu dùng các sản phẩm nói chung, trong đó có sản phẩm du lịch của nhân dân càng lớn, việc thỏa mãn nhu cầu đó càng cao hơn. Thực tế hiện nay càng cho thấy rõ ở những nước có kinh tế chậm phát triển, thu nhập bình quân GDP trên đầu người thấp thì nhu cầu du lịch hạn chế. Ngược lại, ở những nước có thu nhập cao, nền kinh tế phát triển thì du lịch của họ được xã hội hóa, loại hình đa dạng, diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Bên cạnh nhu cầu giải trí, nghỉ ngơi cuối tuần, còn xuất hiện nhu cầu nghỉ ngơi dài ngày ở vùng núi, vùng biển, vùng thôn quê vào mùa Đông, mùa Hè, mùa Thu…của du khách.

Bốn là, yếu tố dân cư và lao động: Dân cư là nguồn gốc để tạo ra nguồn nhân lực lao động cho xã hội, vừa là lực lượng trực tiếp tham gia quyết định phát triển KTDL, đồng thời còn là lực lượng trực tiếp tiêu thụ sản phẩm du lịch. Dân số của một quốc gia tăng lên, lao động tăng lên, làm chuyển dịch số lượng lao động giữa các ngành trong nền kinh tế quốc dân, tạo ra mật độ dân số mới sẽ kéo theo hoạt động du lịch tăng lên. Do đó, việc nắm vững số lượng dân số, đặc điểm dân cư và lao động có ý nghĩa rất lớn đối với phát triển KTDL. Cung và cầu của du lịch tùy thuộc rất lớn vào các đặc điểm xã hội nhân khẩu, trình độ dân trí và mật độ dân cư.

Sự tập trung dân cư vào các thành phố, sự gia tăng dân số, tăng mật độ, tuổi thọ trung bình hay quá trình đô thị hóa…đều trực tiếp hoặc gián tiếp liên quan mật thiết đến phát triển KTDL. Bởi vì, quá trình đô thị hóa đã hình thành nên những thị tứ, thị trấn, thị xã, thành phố đa dạng, phong phú, đồng thời tạo nên lối sống riêng biệt, lối sống thành thị, nhu cầu hưởng thụ không chỉ là vật chất mà cả về tinh thần, lối sống hiện đại tạo điều kiện cho du lịch từng bước được xã hội hóa. Chính quá trình đô thị hóa đã tạo ra những điều kiện sống tự nhiên bị thay đổi, môi trường, không khí bị ô nhiễm…trực tiếp ảnh hưởng đến sức khỏe của con người. Sau những thời gian làm việc căng thẳng người dân thành thị tìm đến những khu du lịch sinh thái, những nơi có phong cảnh đẹp, có rừng, có biển để thư giãn, để nghỉ dưỡng tái tạo ra sức lao động của chính ngay bản thân họ. Phát triển KTDL góp phần tạo nên cân bằng đời sống tinh thần cho nhân dân các đô thị.

Thực tế cho thấy, ngày nay du lịch đã trở thành một nhu cầu đại chúng và các yếu tố tự thân chính làm gia tăng hoạt động du lịch là thời gian nhàn rỗi, thu nhập và trình độ dân trí.

Thời gian rỗi của nhân dân đóng vai trò quan trọng trong hoạt động du lịch, muốn có một chuyến du lịch đòi hỏi phải có thời gian nghỉ, đây là điều kiện cần thiết cho du lịch. Nhờ có các thành tựu khoa học- công nghệ hiện đại mà ngày nay năng suất lao động không ngừng được tăng lên, kinh tế ngày càng phát triển, mức sống của con người ngày càng được cải thiện. Xu hướng chung của nhiều nước trên thế giới trong đó có nước ta là giảm thời gian làm việc, tăng thời gian nghỉ ngơi, như vậy quỹ thời gian ngoài giờ làm việc tăng lên và đây là điều kiện để người lao động có thu nhập bố trí thời gian dành cho hoạt động du lịch.

Song hành với thời gian rỗi là thu nhập của nhân dân đóng vai trò quan trọng, đây là yếu tố cần thiết cho tiêu thụ các sản phẩm du lịch vì con người khi muốn đi du lịch chỉ có thời gian chưa đủ mà phải có tiền thì mới thực hiện được dự định của mình. Khi đi du lịch và lưu trú ngoài nơi cư trú thường xuyên, du khách bắt đầu chi tiêu trong suốt hành trình du lịch như tiền tàu xe, tiền thuê nhà ở, tiền ăn uống, tiền mua hàng hóa, thưởng thức các dịch vụ về tinh thần như ngắm cảnh, xem

ca nhạc…Những nước có thu nhập bình quân đầu người cao, có nền kinh tế phát triển như Mỹ, Bỉ, Canada, Pháp, Thụy Sỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc,…hàng năm tiêu thụ các sản phẩm du lịch với số lượng lớn kể cả trong và ngoài nước. Đối với họ, nghỉ ngơi, giải trí, du lịch trở thành một trong những nhu cầu không thể thiếu được.

Trình độ đân trí: Sự tăng trưởng của du lịch còn phụ thuộc vào trình độ văn hóa của nhân dân. Khi trình độ dân trí càng cao, kinh tế đầy đủ thì lòng ham hiểu biết làm quen với các nước xa gần cũng ngày càng tăng và như vậy trong nhân dân sẽ hình thành thói quen đi du lịch ngày càng nhiều. Hơn nữa, nếu trình độ văn hóa chung của một đất nước cao, thì đất nước đó khi phát triển du lịch sẽ dễ đảm bảo phục vụ khách du lịch một cách văn minh và làm hài lòng khách du lịch đến đó.

Năm là, nhân tố quốc phòng, an ninh, chính trị, xã hội là những điều kiện hết sức quan trọng có tác động đến quá trình phát triển KTDL.

Trước hết cần phải khẳng định rằng: Một nền quốc phòng vững mạnh, an ninh bảo đảm, tình hình chính trị và trật tự an toàn xã hội ổn định là điều kiện quan trọng cần thiết để phát triển KTDL bền vững, hiệu quả, nó bảo đảm mở rộng các mối quan hệ kinh tế, khoa học – công nghệ, văn hóa và chính trị không chỉ các vùng, các dân tộc trong nước mà còn cả khu vực và quốc tế. KTDL chỉ có thể phát triển được khi và chỉ khi giữa các dân tộc có tình hữu nghị hiểu biết lẫn nhau, hòa bình ổn định được thiết lập một cách thực sự, các mối quan hệ kinh tế quốc tế, sự trao đổi du lịch quốc tế ngày càng mở rộng và phát triển. Các nước có tình hình chính trị, quân sự ổn định như Thụy Sỹ, Thụy Điển, Áo, Hà Lan, Singapore…thường có sự hấp dẫn rất lớn đối với du khách. Khi đến đó khách du lịch thực sự được hưởng thụ bầu không khí chính trị hòa bình, ổn định, thân thiện, họ cảm nhận được sự an toàn tuyệt đối về tính mạng, họ được đáp ứng một cách tối đa các nhu cầu cần hưởng thụ các sản phẩm du lịch. Tại nơi đến, họ có thể tự do đi lại mà không sợ những điều nguy hại có thể xảy ra đối với bản thân, hơn thế nữa, còn cảm nhận được sự thân thiện, bình đẳng, không có sự phân biệt chủng tộc, đẳng cấp, tôn giáo… của chủ nhà. Du khách có thể giao lưu, làm quen, hưởng thụ những nét văn hóa mới lạ từ những người dân địa phương nơi họ đến, nhờ du lịch mà các

dân tộc hiểu biết nhau hơn, gần gũi, sống với nhau thân thiện hơn và tất yếu khi có du khách càng đông thì số lượng sản phẩm, dịch vụ du lịch sẽ được tiêu thụ càng nhiều hơn. Ngược lại, KTDL không thể phát triển được nếu như mất ổn định về

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)