Những hạn chế và nguyên nhân

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 93)

2005 2006 2007 2008 2009 1 Tổng số lao động du lịch 1.400 1.750 2.100 2.600 3

2.3.2. Những hạn chế và nguyên nhân

Mặc dù có nhiều tiềm năng, thế mạnh để phát triển KTDL, nhưng trong quá trình phát triển, du lịch Lào Cai vẫn còn nhiều hạn chế, bất cập ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động của ngành.

- Chất lượng cơ sở hạ tầng còn hạn chế, nhiều tuyến điểm du lịch hấp dẫn nhưng vẫn chưa thút được khách do hệ thống đường xá đã xuống cấp hoặc chưa có đường gây trở ngại lớn cho các hoạt động du lịch. Hệ thống cung cấp nước sạch mới chỉ đáp ứng nhu cầu tại thành phố và trung tâm huyện lị, hầu hết tại các xã có tiềm năng phát triển du lịch thù hệ thống cấp nước còn thiếu. Mạng lưới thông tin hầu như mới chỉ đến trung tâm xã, chưa mở rộng đến các tuyến, điểm du lịch bản làng nên ảnh hưởng đến chất lượng các dịch vụ du lịch.

- Cơ sở vật chất kỹ thuật của ngành còn yếu, đặc biệt các khu du lịch trọng điểm còn thiếu nhiều các dự án đầu tư lớn, thiếu các khách sạn chất lượng cao để phục vụ khách du lịch có thu nhập cao. Trong toàn tỉnh mới có 20 khách sạn đạt tiêu chuẩn từ 2 sao đến 4 sao (chiếm 5,9% trong tổng số cơ sở). Mặc dù đã mở nhiều lớp để nâng cao nhận thức của người dân trong hoạt động phục vụ khách lưu trú tại các làng bản, tuy nhiên hoạt động này vẫn mang tính tự phát, chưa đem lại sự hài lòng cho du khách. Dịch vụ ăn uống tại Lào Cai đã phát triển những vẫn còn thiếu những nhà hàng với các món ăn dân tộc độc đáo, các nhà hàng chất lượng cao với các món ăn Âu, Á, các món ăn ẩm thực từ 3 miền: Bắc – Trung – Nam. Mặt khác, phong cách phục vụ còn yếu, chưa chuyên nghiệp, thiếu đầu bếp có tay nghề cao. Các dịch vụ văn hóa, thể thao như: Sân golf, sân tennis, các dịch vụ vật lý trị liệu…còn khan hiếm. Nhiều trung tâm, cửa hàng, cửa hiệu, siêu thị đã hình thành nhưng vẫn còn nhỏ lẻ, manh mún thiếu đồng bộ, mặt hàng còn đơn điệu, chưa thể hiện được bản sắc văn hóa dân tộc, tinh thần thái độ phục vụ chưa văn minh. Vì vậy

khách đến Lào Cai tuy đông nhưng thời gian lưu lại ngắn, mức chi tiêu không cao ảnh hưởng đến doanh thu du lịch.

- Việc đầu tư khai thác vào các tài nguyên tự nhiên và nhân văn còn nhiều hạn chế và chưa tướng xứng. Sản phẩm du lịch còn đơn điệu, nghèo nàn, nhất là việc khai thác các thế mạnh về văn hóa, dân tộc, các lễ hội và tiềm năng thiên nhiên.

- Nguồn nhân lực du lịch Lào Cai còn thiếu và yếu, nhân lực quản lý du lịch. Lao động trực tiếp có trên 60% chưa qua đào tạo, bồi dưỡng chuyên ngành du lịch nên năng lực, kỹ năng nghề và chất lượng phục vụ thấp.

- Kinh phí dành cho xúc tiến, quảng bá du lịch còn ít; công tác quảng bá du lịch đã được quan tâm đẩy mạnh nhưng chưa có chiến lược, thiếu tính chuyên nghiệp, mới chủ yếu tập trung quảng bá trong nước và những thị trường gần, chưa chú trọng quảng bá các thị trường ngoài nước và những thị trường xa theo chủ điểm, trọng điểm hoặc sản phẩm đặc thù theo nhu cầu thị trường.

- Mặc dù tỉnh đã ban hành nhiều cơ chế chính sách khuyến khích, thu hút đầu tư nhưng hiệu quả chưa cao, chưa hấp dẫn được các nhà đầu tư bằng các dự án du lịch lớn và chất lượng. Các dự án lớn hầu như vẫn tập trung tại địa bàn huyện Sa Pa, thành phố Lào Cai, chưa thu hút được các dự án lớn đầu tư vào Bắc Hà và các khu, tuyến điểm du lịch khác.

- Một số hiện tượng tồn tại từ nhiều năm nhưng vẫn chưa giải quyết triệt để như tình trạng chèo kéo khách của một số cơ sở lưu trú, nhà hàng và những người bán hàng rong.

- Việc quy hoạch một số công trình phục vụ như chợ ẩm thực, các điểm bán hàng tại các khu, tuyến, điểm du lịch còn bất cập, lấn chiếm hành lang giao thông để kinh doanh dịch vụ làm ảnh hưởng đến trật tự an toàn giao thông, mỹ quan điểm du lịch và văn minh trong KDDL. Một số tuyến điểm du lịch cộng đồng đã mất dần cảnh quan thiên nhiên do tốc độ đô thị hóa, hoặc đầu tư các công trình thủy điện, đường giao thông.

Nhìn chung, hiệu quả kinh tế - xã hội của KTDL còn chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế và yêu cầu phát triển du lịch của tỉnh. Sở dĩ phát triển kinh tế du lịch của tỉnh Lào Cai còn tồn tại những hạn chế nêu trên là do một số nguyên nhân cơ bản sau:

* Nguyên nhân khách quan:

- Xuất phát điểm nền kinh tế Lào Cai và ngành du lịch địa phương thấp, các yếu tố thị trường chưa hình thành đầy đủ. Sự phát triển nhanh chóng của hoạt động du lịch kéo theo những đòi hỏi cấp bách về tăng cường quản lý nhà nước trên lĩnh vực còn nhiều chỗ bất cập (cơ chế quản lý, chế tài xử phạt, cơ chế hợp tác và hội nhập quốc tế…)

- Do ảnh hưởng của khủng hoảng và suy thoái kinh tế toàn cầu trong những năm qua đã làm suy giảm lượng khách quốc tế đến Việt Nam, trong đó có tỉnh Lào Cai.

* Nguyên nhân chủ quan:

- Cán bộ và cơ quan quản lý du lịch ở các huyện, thành phố còn yếu và thiếu, lúng túng trong triển khai các nhiệm vụ chuyên môn liên quan đến tham mưu triển khai Đề án phát triển KTDL của tỉnh và công tác QLNN về du lịch.

- Thiếu vốn trong quá trình đầu tư và công tác quy hoạch, giải phóng mặt bằng gặp khó khăn nên một số dự án du lịch triển khai chậm. Chưa hình thành được nguồn lực đầu tư cho công tác xúc tiến du lịch và đào tạo nhân lực du lịch hàng năm.

- Sự phối kết hợp giữa các ngành, các cấp trong lĩnh vực du lịch còn hạn chế, vì vậy môi trường du lịch vẫn còn tình trạng chèo kéo khách, bán hàng rong của người dân tộc vẫn chưa có giải pháp xử lý.

- Lực lượng lao động trong ngành trình độ học vấn và hiểu biết còn chưa cao. Ý thức của dân cư sống tại các điểm du lịch vẫn còn thấp.

- Sự phát triển của một số ngành công nghiệp (thủy điện, khai thác mỏ…) đã làm mất cảnh quan tự nhiên tại nhiều, tuyến điểm du lịch.

- Công tác xây dựng và cụ thể các dự án trong đề án còn mang nặng tính hình thức do đó chưa thu hút được các nguồn vốn từ chương trình mục tiêu và ngân sách tỉnh.

Trên đây là những hạn chế, khó khăn vướng mắc trong quá trình phát triển KTDL của tỉnh Lào Cai. Do đó, để KTDL phát triển nhanh hơn nữa, tương xứng với tiềm năng của tỉnh, trên cơ sở phân tích, đánh giá thực trạng KTDL trong thời gian qua, có thể đưa ra những quan điểm, định hướng và giải pháp khắc phục những hạn chế và phát huy những lợi thế để đưa KTDL của tỉnh phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)