CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH Ở TỈNH LÀO CA
2.1.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội tỉnh Lào Ca
Đặc điểm dân cư và người lao động: + Dân cư, dân tộc
Toàn tỉnh Lào Cai có 613.075 người với mật độ dân số là 96 người / km2 . Lào Cai là vùng đất có nhiều có nhiều dân tộc cùng chung sống hòa thuận, với 25 nhóm ngành dân tộc. Trong đó dân tộc thiểu số chiếm 65% dân số toàn tỉnh gồm có: Dân tộc Hmông chiếm 22,21%, tiếp đến là dân tộc Tày 15,84%, Dao 14,05%, Giáy 4,7%, Nùng 4,4% còn lại là các dân tộc đặc biệt ít người như Phù Lá, Sán Chay, Hà Nhì, La Chí,..., dân tộc Kinh chiếm 35%,.
Mỗi dân tộc có một tập quán sinh hoạt riêng tạo nên sự phong phú đa dạng của văn hóa Lào Cai, được thể hiện qua cấu trúc nhà ở, trang phục, nghệ thuật ca múa nhạc, văn hóa dân gian, tín ngưỡng…Đây chính là thế mạnh và là tiềm năng to lớn để Lào Cai phát triển du lịch dựa trên nền văn hóa đa sắc tộc.
+ Lao động:
Do kết cấu dân số trẻ nên Lào Cai có một nguồn lao động tương đối dồi dào. Tổng số lao động là 337.803 người chiếm 55,1% dân số toàn tỉnh. Đến thời điểm hiện nay, Lào Cai có 3.200 lao độngtrực tiếp trong ngành du lịch, trong đó trình độ từ cao đẳng trở lên chỉ chiếm 20%. Đa số có trình độ trung, sơ cấp, chưa qua đào tạo chuyên ngành du lịch và làm việc theo hợp đồng thời vụ.
Như vậy, mặc dù nguồn lao động tương đối lớn nhưng trình độ còn chưa cao. Do vậy, trong những năm tới để phát triển kinh tế du lịch của tỉnh thì Lào Cai cần phải tăng cường hơn nữa công tác đào tạo nguồn nhân lực của tỉnh nói chung và ngành du lịch nói riêng, góp phần giải quyết và tạo việc làm cho dân cư địa phương.
Về phát triển kinh tế
Quán triệt sâu sắc Nghị quyết Đại hội X của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIII phát triển kinh tế là nhiệm vụ trọng tâm, trong những năm qua Đảng bộ tỉnh đã tập trung cao trong lãnh đạo, chỉ đạo, có bước đi phù hợp, huy động được sức mạnh tổng hợp toàn xã hội nên tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh khá cao đạt 12%, tổng thu ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh tăng 11% so với năm 2008. Cùng với sự tăng trưởng kinh tế, cơ cấu kinh tế Lào Cai đã chuyển dịch theo đúng hướng, hiện nay, tỷ trọng trong GDP của nông, lâm nghiệp chiếm 34,53%, công nghiệp-xây dựng 30,36%, dịch vụ 35,11% .Những kết quả nổi bật trên, khởi đầu cho sự tiếp nối của nhiệm kỳ mới sẽ góp phần quan trọng tạo động lực phát triển cho nền kinh tế của tỉnh tiến nhanh, tiến vững chắc trên con đường CNH – HĐH.
Đặc điểm kết cấu hạ tầng + Giao thông:
Với 203 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc, Lào Cai là một trong những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước nối liền với nước bạn Trung Hoa. Là một tỉnh miền núi nên địa hình Lào Cai phức tạp, nhiều đồi núi cao, chia cắt mạnh, rất khó khăn cho việc phát triển giao thông. Nhưng bằng sự nỗ lực hết mình, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã xây dựng được một hệ thống giao thông thông suốt 4 mùa, phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế - xã hội, đảm nhiệm được vai trò cầu nối của cả nước với vùng Tây Nam - Trung Quốc rộng lớn. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông.
- Đường bộ: Có bốn tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; tám tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km
đường liên xã, liên thôn. Mạng lưới giao thông phân bố rộng khắp và khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thị đảm bảo giao thông thuận lợi. Hiện tại tuyến đường giao thông Hà Nội – Lào Cai (quốc lộ 70) đã được cải tạo, hoàn thành, bên cạnh đó các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà và một số huyện khác cũng đã được đầu tư, nâng cấp.
Đặc biệt, việc khởi công tuyến đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài với chiều dài 264km, tuyến đường này sẽ kết nối Hà Nội – Hải Phòng, với đường cao tốc Côn Minh (Trung Quốc) – Hà Khẩu (Lào Cai) tạo thành tuyến cao tốc Côn minh – Hải Phòng, một trong những tuyến đường hợp tác phát triển trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng. Đây là công trình trọng điểm quốc gia nằm trong chương trình hợp tác kinh tế tiểu vùng sông Mêkông (GMS), là điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch trên địa bàn tỉnh.
- Đường sắt: Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đoạn qua địa phận Lào Cai dài 62 km được nối với đường sắt Trung Quốc, năng lực vận tải khoảng 1 triệu tấn/năm và hàng ngàn lượt khách/ngày, đêm. Ngoài ra còn có đường sắt nối từ Phố Lu vào mỏ Apatít Cam Đường và một nhánh từ Xuân Giao đi Nhà máy Tuyển quặng Tằng Loỏng, với tổng chiều dài 58 km, theo thiết kế có 50 đôi tàu/ngày đêm.
- Đường sông: Có hai tuyến sông Hồng và sông Chảy chảy dọc tỉnh, tạo thành một hệ thống giao thông đường thuỷ liên hoàn.
- Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015 tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển du lịch.
Trong lĩnh vực giao thông đối ngoại, ngành giao thông vận tải Lào Cai đã có quan hệ chặt chẽ với ngành giao thông Vân Nam - Trung Quốc. Những năm qua, hai bên thường xuyên trao đổi các vấn đề liên quan đến giao thông giữa hai nước như: xây dựng các cầu qua sông biên giới hai nước, thực hiện tốt Hiệp định vận tải đã ký kết...
Hiện nay, tỉnh đã xây dựng mạng lưới điện đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tại thành phố và các thị trấn với 9/9 huyện, thành phố; 164 xã, phường, thị trấn có điện lưới quốc gia; 75% hộ dân được sử dụng điện lưới. Ngoài ra từ năm 2006, ngành Điện lực Việt Nam đã hoàn thành đấu nối đường dây 220 KV Yên Bái – Lào Cai – Hà Khẩu để nhập khẩu điện từ Vân Nam (Trung Quốc) với nhu cầu sản lượng khoản 300MW, góp phần nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của mỗi người dân trong tỉnh.
Hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển trên các huyện, thành phố, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch
- Hạ tầng bưu chính: Tính đến 30/9/2009, có 227 điểm phục vụ, trong đó: có 25 Bưu cục, 127/144 xã có điểm bưu điện văn hoá xã; 125 đại lý bưu điện, 100% trung tâm huyện, thành phố có báo đến trong ngày. Bán kính phục vụ bình quân 2,7km/điểm phục vụ; bình quân số dân được phục vụ là 2.143 người/điểm phục vụ (đạt 97% chỉ tiêu đến năm 2010).
- Hạ tầng viễn thông: So với những năm trước, mạng lưới viễn thông của tỉnh Lào Cai đã có sự phát triển vượt bậc. Hiện nay trên toàn mạng có 57 tuyến cáp quang, 30 tuyến truyền dẫn Vi ba, 170 trạm BTS. Mật độ điện thoại bình quân đạt 62,8 máy/100 dân (gồm cả cố định và di động). Thuê bao Internet đạt trên 11.900 thuê bao trong đó thuê bao băng rộng đạt 5.672 thuê bao. Theo hướng dẫn về hệ số quy đổi của Bộ Tthông tin và Truyền thông mật độ sử dụng Internet của tỉnh Lào Cai đạt 10,5/100 dân.
- Việc phát triển hạ tầng CNTT tại các sở, ban, ngành đã được chú trọng đầu tư, kết nối Internet phục vụ cho công tác quản lý, điều hành. Đến nay đã có 42/59 cơ quan nhà nước có mạng LAN; tỷ lệ máy tính kết nối Internet chiếm hơn 60%. Hiện tại, Tỉnh đã có Cổng giao tiếp điện tử ở địa chỉ: http://w.w.w.laocai.gov.vn/ là kênh thông tin chính thức của tỉnh Lào Cai trên môi trường mạng.
+ Dịch vụ y tế và chăm sóc sức khỏe:
100% số xã, phường, thị trấn có Trạm xá và cán bộ y tế. Tỷ lệ xã phường đạt chuẩn quốc gia về y tế là 66%. Hiện nay, toàn tỉnh có 4 bệnh viện tuyến tỉnh, 8 bệnh viện tuyến huyện và 36 phòng khám đa khoa khu vực với 2.180 giường điều trị. Bằng nhiều nguồn vốn đầu tư các cơ sở y tế đã từng bước trang bị những thiết bị, phương tiện kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc khám, chữa bệnh. Tất cả đều phản ánh năng lực của ngành trên đà phát triển và đã góp phần tích cực vào việc chăm sóc bảo vệ sức khỏe cộng đồng dân cư.
+ Giáo dục và đào tạo:
Sự nghiệp giáo dục- đào tạo của tỉnh không ngừng phát triển theo hướng đa dạng hoá về loại hình, phương thức và nguồn lực, từng bước hội nhập với xu thế chung của nền giáo dục cả nước. Các ngành học, bậc học của tỉnh tiếp tục phát triển nhanh về qui mô trường lớp, học sinh. Chất lượng giáo dục toàn diện ở các ngành học, bậc học qua các năm được giữ vững và có những chuyển biến rõ rệt. Duy trì và nâng cao tính bền vững phổ cập tiểu học đúng độ tuổi, đã hoàn thành phổ cập giáo dục trung học cơ sở vào tháng 12 năm 2007 đúng tiến độ. Tỷ lệ trẻ em trong độ tuổi đến trường đạt 99,4%. Công tác xã hội hóa giáo dục được đẩy mạnh. Đào tạo nguồn nhân lực được chú trọng, tỉnh có nhiều trung tâm dạy nghề ở các địa phương và ở các ngành. Điều đó cho thấy, trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế, lĩnh vực giáo dục đào tạo cũng được quan tâm đầu tư, phát triển tạo đà công nghiệp hóa, hiện đại hóa của tỉnh.