ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊC HỞ TỈNH LÀO CAI 1 Bối cảnh kinh tế mớ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 97 - 100)

CHƢƠNG 3: ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊCH TỈNH LÀO CA

3.1. ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ DU LỊC HỞ TỈNH LÀO CAI 1 Bối cảnh kinh tế mớ

3.1.1. Bối cảnh kinh tế mới

* Bối cảnh quốc tế:

Nền kinh tế thế giới đang bước vào thời kỳ phát triển mới, xu hướng phát triển kinh tế tri thức đang diễn ra mạnh mẽ. Khoa học, công nghệ đang trở thành LLSX trực tiếp có vai trò quyết định đến sự phát triển kinh tế và trong thời gian tới sẽ có những bước đột phá mới. Toàn cầu hóa, khu vực hóa là một xu thế khách quan, ngày càng có nhiều nước tham gia, hòa bình, hợp tác và phát triển vẫn là một xu thế lớn phản ánh nguyện vọng và đòi hỏi của mỗi quốc gia, mỗi dân tộc. Trong bối cảnh đó nhu cầu du lịch tăng mạnh, du lịch thế giới phát triển nhanh với xu thế chuyển dần sang khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, đặc biệt là khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam là điểm mới đang được nhiều thị trường khách du lịch quốc tế quan tâm tìm hiểu. Đây là cơ hội tốt tạo đà cho thị trường du lịch Việt Nam nói chung và thị trường du lịch Lào Cai nói riêng phát triển.

Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế mới trên, cạnh tranh du lịch trong khu vực và thế giới ngày càng gay gắt, sẽ được đẩy lên ở mức cao trong điều kiện toàn cầu hóa, khu vực hóa. Trong khi đó khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam còn rất hạn chế. Trong phát triển du lịch toàn cầu và của Việt Nam cũng cần phải tính đến những biến động khó lường của khủng hoảng tài chính, năng lượng, thiên tai, dịch bệnh, của chiến tranh cục bộ, xung đột vũ trang, xung đột dân tộc, chạy đua vũ trang, hoạt động can thiệp lật đổ, khủng bố…đã làm suy giảm lượng khách du lịch, du khách cắt giảm chi tiêu…là những thách thức đặt ra cho phát triển KTDL trong thời gian tới.

* Bối cảnh trong nước:

Trong những năm qua sự nghiệp đổi mới đất nước đã đạt những thành tựu quan trọng. Tình hình chính trị, xã hội cơ bản ổn định; quốc phòng an ninh được

tăng cường; quan hệ đối ngoại và việc chủ động hội nhập kinh tế quốc tế được mở rộng và thu nhiều kết quả tốt. Hệ thống kết cấu hạ tầng, nhất là đường giao thông, cầu, cảng, sân bay, điện, nước, bưu chính viễn thông…được tăng cường. Các ngành kinh tế, trong đó có ngành dịch vụ đều có bước phát triển mới, tích cực, cơ cấu kinh tế đã có bước chuyển dịch đáng kể theo hướng công nghiệp hóa và từng bước hiện đại hóa.

Bên cạnh đó, văn hóa xã hội của đất nước có những tiến bộ, đời sống nhân tiếp tục được cải thiện. Trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhân lực được nâng lên. Khoa học, công nghệ có chuyển biến, phục vụ ngày càng nhiều hơn cho sản xuất, phát triển các ngành kinh tế và đời sống.

Trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang trở thành điểm đến an toàn và thân thiện của du khách quốc tế, của các loại hình du lịch hội nghị, tổ chức sự kiện của khu vực và thế giới. Đồng thời sau khi nước ta trở thành thành viên chính thức của Tổ chức thương mại thế giới (WTO), du lịch Việt Nam cũng đang đứng trước những cơ hội và thách thức của lộ trình hội nhập thị trường du lịch vào thị trường du lịch khu vực và thế giới, đồng thời đây cũng là những cơ hội và thách thức đối với phát triển KTDL của tỉnh Lào Cai.

Chính sách đổi mới, mở cửa và hội nhập của Đảng và Nhà nước đã tạo điều kiện thuận lợi cho kinh tế đối ngoại, trong đó có du lịch phát triển. Du lịch được xác định là một ngành kinh tế mũi nhọn trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Mặt khác, hội nhập kinh tế quốc tế, các doanh nghiệp nói chung và các doanh nghiệp kinh doanh du lịch nói riêng sẽ có nhiều cơ hội mở rộng thị trường, nhờ đó các sản phẩm du lịch ngày càng phong phú và đa dạng. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp muốn giữ và phát triển thêm thị trường thì phải nghiên cứu và phát triển các sản phẩm mới cho phù hợp với nhu cầu ngày càng tăng và đa dạng của du khách, đây cũng là động lực kích thích các doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường khu vực trong nước và quốc tế. Hơn nữa, gia nhập WTO ngành du lịch Việt Nam sẽ phải đối diện với một môi trường kinh doanh mới, các doanh nghiệp trong nước không còn được sự bảo hộ của Nhà nước, cho nên để tồn tại và

phát triển được buộc các doanh nghiệp phải tự thân vươn lên. Do đó, hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp sẽ năng động hơn, hiệu quả hơn.

Ngoài ra, lượng khách trong và ngoài nước đến Việt Nam nói chung và Lào Cai nói riêng sẽ gia tăng lên, hoạt động đầu tư cho du lịch cũng sôi động hơn với nhiều dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, nhà hàng, khách sạn cao cấp, xây dựng cơ sở hạ tầng được thực hiện. Nâng cao công tác tuyên truyền và kiến thức về hội nhập kinh tế quốc tế, các thỏa thuận song phương, đa phương liên quan đến lĩnh vực du lịch cho các doanh nghiệp, cán bộ quản lý và người lao động.

Bên cạnh những cơ hội và thuận lợi nêu trên, thì bối cảnh kinh tế mới cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức cho phát triển KTDL. Sức cạnh tranh của ngành du lịch Việt Nam nói chung và ngành du lịch tỉnh Lào Cai nói riêng còn yếu. Do vậy, khi hội nhập kinh tế quốc tế ngành du lịch sẽ phải đối mặt với sự canh tranh ngày càng gay gắt trong khu vực và thế giới. Mặt khác, môi trường phát triển du lịch trong nước còn nhiều khó khăn, hoạt động du lịch còn chủ yếu dựa vào khai thác tài nguyên thiên nhiên, kinh nghiệm quản lý và trình độ chuyên môn nghiệp vụ còn nhiều bất cập. Cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch còn nhiều yếu kém; vốn đầu tư rất thiếu lại đầu tư chưa đồng bộ, kém hiệu quả là một thách thức không nhỏ đối với sự phát triển du lịch; hệ thống các chính sách, quy định về du lịch thiếu nhiều, môi trường quản lý chưa vững chắc, chưa thể hiện tính đồng nhất với luật du lịch của các quốc gia phát triển về du lịch, trong khi đó các nước Châu Á khác như: Xingapore, Philippin, Malaixia, Indonexia,…đang liên tục, đưa ra các đợt quảng bá, tiếp thị rầm rộ nhằm thu hút khách du lịch.

Như vậy, có thể thấy rằng, du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng đang có nhiều thuận lợi cũng như cơ hội phát triển song cũng phải đối mặt với không ít trở ngại. Những trở ngại, thách thức này đòi hỏi sự nỗ lực rất lớn từ Bộ VHTT&DL, từ phía các Bộ, ngành hữu quan, từ các địa phương và các doanh nghiệp KDDL. Đó chính là những động lực quan trọng thúc đẩy KTDL nước ta và kinh tế du lịch của Lào Cai ngày càng phát triển.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 97 - 100)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)