2005 2006 2007 2008 2009 1 Tổng số lao động du lịch 1.400 1.750 2.100 2.600 3
2.2.5.1. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hộ
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội là yếu tố cơ sở nhằm khai thác tiềm năng du lịch và nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch. Trong cơ sở hạ tầng kỹ thuật của xã hội phục vụ đắc lực nhất và có tầm quan trọng nhất đối với phát triển KTDL là hệ
thống giao thông vận tải. Lào Cai là một trong số ít tỉnh miền núi có mạng lưới giao thông vận tải đa dạng, bao gồm: đường bộ, đường sắt, đường sông phân bố rộng khắp và khá đồng đều trên địa bàn các huyện, thị. Hiện nay, Lào Cai cơ bản có hệ thống giao thông nối với Hà Nội và các tỉnh miền xuôi thuận lợi. Có bốn tuyến quốc lộ chạy qua địa bàn tỉnh (4D, 4E, 279, 70) với tổng chiều dài trên 400 km; tám tuyến tỉnh lộ với gần 300 km và gần 1.000 km đường liên xã, liên thôn.
Hiện tại, các tuyến đường nối các khu, điểm du lịch Lào Cai – Sa Pa – Bắc Hà và một số huyện khác cũng đã được đầu tư, nâng cấp như đường du lịch Sa Pa – Tả Phìn, đường du lịch suối Mường Hoa (Sa Pa), đường du lịch Bản Phố (Bắc Hà)…Những tuyến đường này bước đầu đã phát huy tác dụng đi lại thuận lợi cho du khách và nhân dân địa phương.
Đặc biệt, việc khởi công tuyến đường cao tốc Lào Cai – Nội Bài với chiều dài 264km, một trong những tuyến đường hợp tác phát triển trong tuyến hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng, là điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển khách du lịch cũng như kết nối tour du lịch. Bên cạnh đó, Chính phủ đã có chủ trương xây dựng sân bay tại Lào Cai trong giai đoạn 2010 – 2015 tạo ra những cơ hội thuận lợi cho phát triển kinh tế du lịch.
Tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai dài 296 km, đã và đang được nâng cấp, cải tạo, chất lượng phục vụ cao hơn. Ngành đường sắt đã đầu tư 8 hãng tàu du lịch với tổng số 15 toa giường nằm cao cấp và 21 toa giường nằm của đường sắt Việt Nam đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của khách du lịch.
Bên cạnh hệ thống giao thông vận tải thì hệ thống điện, nước, thông tin liên lạc chính là cơ sở vật chất kỹ thuật bậc hai đối với du lịch. Hiện nay đã đảm bảo cung cấp cho nhu cầu tại thành phố và các thị trấn, tỉnh đã có cấp hệ thống nước sạch đảm bảo phục vụ nhu cầu đời sống và dịch vụ du lịch; hệ thống thông tin liên lạc đã phát triển trên các huyện, thành phố, bước đầu đã đáp ứng được yêu cầu cho phát triển du lịch.
Tuy nhiên, do địa hình phức tạp, cùng với đó là những khó khăn vốn có của một tỉnh vùng cao biên giới, nhiều dân tộc nên cơ sở hạ tầng kỹ thuật xã hội vẫn còn thiếu
đồng bộ, nhất là khu vực nông thôn, vùng cao, vùng xa. Hệ thống giao thông không khỏi bộc lộ những hạn chế như đầu tư tốn kém, kỹ thuật xử lý phức tạp, tại một số điểm du lịch chưa có trạm biến áp riêng, phải sử dụng chung với hệ thống điện sinh hoạt của dân cư nên điện áp chưa đảm bảo.