Vai trò của phát triển kinh tế du lịch đối với đời sống kinh tế xã hộ

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 38 - 40)

Ở nhiều nước trên thế giới, du lịch từ lâu đã trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn, chiếm từ 40% đến 60% tỷ trọng trong nền kinh tế quốc dân. Đặc biệt, trong sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, du lịch đã và đang trở thành một ngành kinh tế có vai trò quan trọng đối kinh tế – xã hội của mỗi quốc gia, mỗi địa phương. Nó là một trong những điều kiện góp phần phát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo, lạc hậu, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống cho dân cư…

- Trước hết,du lịch phát triển góp phần tăng tỷ trọng GDP của ngành du lịch trong khối ngành dịch vụ trong tổng thu nhập quốc dân. Du lịch mang lại thu nhập ngày một lớn cho xã hội và tham gia tích cực vào quá trình phân phối lại thu nhập quốc dân.

- Góp phần thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển: Du lịch là một ngành kinh tế tổng hợp, các sản phẩm du lịch tạo ra không đơn thuần là của ngành du lịch mà còn là sự kết hợp của các ngành khác. Ví dụ muốn có cơ sở lưu trú thì cần phải có ngành xây dựng, có nguyên liệu chế biến trong kinh doanh ăn uống của nhà hàng, khách sạn thì phải có ngành nông nghiệp, ngành công nghiệp chế biến…do đó, hoạt động kinh doanh du lịch đòi hỏi sự hỗ trợ liên ngành. Mặt khác, sự phát triển kinh tế du lịch tạo ra các điều kiện để khách du lịch tìm hiểu thị trường, ký kết hợp đồng về sản xuất kinh doanh trong nước, tận dụng các cơ sở vật chất kỹ thuật ở các ngành kinh tế khác. Như vậy, thông qua đó, các ngành kinh tế khác phát triển, mở rộng thị trường tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ, thúc đẩy hoạt động thương mại…

- Du lịch còn là hoạt động xuất khẩu có hiệu quả cao nhất trong nền kinh tế. Tính hiệu quả cao trong kinh doanh du lịch thể hiện trước nhất ở chỗ, du lịch là một ngành “Xuất khẩu tại chỗ” những hàng hóa công nghiệp, thủ công mỹ nghệ, nông

lâm sản…theo giá bán lẻ cao hơn (nếu như bán qua xuất khẩu sẽ theo giá buôn) mà không phải chịu hàng rào thuế quan mậu dịch quốc tế. Bên cạnh đó, nó còn là ngành “xuất khẩu vô hình” hàng hóa du lịch. Hai hình thức xuất khẩu trên đem lại lợi nhuận kinh tế cao hơn, do tiết kiệm được đáng kể chi phí đóng gói bao bì, bảo quản và thuế xuất nhập khẩu, có khả năng thu hồi vốn nhanh, lãi suất cao do nhu cầu du lịch là nhu cầu có khả năng thanh toán.

- Du lịch thu hút các nguồn vốn nhàn rỗi trong dân cư và các nguồn đầu tư từ nước ngoài thông qua các dự án xây dựng các khu du lịch tổng hợp, các khu du lịch trọng điểm.

- Du lịch góp phần củng cố và phát triển các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch là một ngành mang yếu tố đối ngoại, không chỉ đơn thuần liên quan đến yếu tố khách quốc tế mà còn là mối liên hệ hợp tác giữa các nước, các tổ chức quốc tế mang tính chính phủ và phi chính phủ về du lịch tác động tích cực trong việc hình thành các mối quan hệ kinh tế quốc tế. Du lịch quốc tế như một đầu mối “xuất – nhập khẩu” ngoại tệ, góp phần làm phát triển quan hệ ngoại hối quốc tế.

- Giải quyết công ăn việc làm cho người lao động, góp phần xóa đói giảm nghèo. Du lịch là một ngành kinh tế góp phần tích cực giải quyết việc làm cho người lao động. Nó thu hút một bộ phận lớn dân cư tham gia vào các dịch vụ, xây dựng, bán sản phẩm…nên có khả năng giảm tình trạng thất nghiệp ở các địa phương, mặt khác do đặc trưng của ngành du lịch là ngành phục vụ đòi hỏi nhiều lao động sống, cho nên phát triển kinh tế du lịch sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới và tạo điều kiện tăng thu nhập cho người dân địa phương, nâng cao mức sống, từ đó góp phần xóa đói giảm nghèo, đặc biệt là ở khu vực nông thôn, miền núi.

- Phát triển KTDL góp phần kích thích cơ sở hạ tầng phát triển. Vì du lịch là hoạt động liên ngành – liên vùng, cần phải có sự hỗ trợ lớn của các ngành khác. Muốn KTDL phát triển và đem lại hiệu quả kinh tế cao thì cần phải có sự đầu tư tốt về cơ sở hạ tầng như: giao thông vận tải, nhà hàng, khách sạn, các cơ sở y tế… có chất lượng tốt, hiện đại.

Qua phân tích các vấn đề nêu trên, có thể khẳng định du lịch là một trong những ngành kinh tế mang lại nhiều giá trị tích cực đối với đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia nói chung và của mỗi địa phương nói riêng.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 38 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)