Khái quát tình hình phát triển của ngành du lịchViệt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 40)

Từ năm 1992, Đảng và Nhà Nước ta đã xác định du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Để đẩy mạnh sự nghiệp phát triển du lịch đạt hiệu quả cao hơn về kinh tế, trong chỉ thị 46/BCH–CT của Ban Bí thư Trung ương Đảng khóa VII, ngày 14/10/1994 đã nhấn mạnh: “Phát triển du lịch là một hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển kinh tế - xã hội nhằm góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” [3]. Trên cơ sở khẳng định lại chủ trương nhất quán phát triển du lịch thành một ngành kinh tế mũi nhọn đã nêu trong các văn kiện Đại hội Đảng VII, VIII, văn kiện Đại hội Đảng lần thứ IX xác định: “Phát triển du lịch thật sự trở thành một ngành kinh tế mũi nhọn…” [4, tr.178]. Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ X định hướng: “Khuyến khích đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động du lịch, đa dạng hóa sản phẩm và các loại hình du lịch”.

[5, tr.202].

Sau 32 năm hình thành và phát triển (kể từ năm 1960) qua 6 lần thử nghiệm tách, nhập, đến Quốc hội khóa IX, nhờ xác định rõ vị trí, vai trò của du lịch trong sự nghiệp đổi mới và tiềm năng phát triển du lịch to lớn của đất nước, nên Tổng cục Du lịch được thành lập, là cơ quan trực thuộc Chính phủ, thực hiện quản lý nhà nước về du lịch trong phạm vi cả nước. Ở địa phương, cơ quan giúp UBND cấp tỉnh quản lý nhà nước về du lịch là các Sở, với tên gọi khác nhau. Tổng Cục Du lịch cùng 17 Sở Du lịch, 2 sở Du lịch - Thương mại, 1 sở Ngoại vụ - Du lịch và 44 Sở Thương mại - Du lịch từng bước vươn lên thực hiện tốt chức năng quản lý nhà nước về du lịch. Chủ trương, chính sách phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước dần được thể chế hóa . Để điều chỉnh các mối quan hệ trong hoạt động du lịch khi quy

mô ngày càng mở rộng, Tổng cục Du lịch đã tổng kết 5 năm thực hiện Pháp lệnh Du lịch, phối hợp với các ngành lập pháp, huy động nguồn lực trong và ngoài nước để xây dựng Luật Du lịch, được Quốc hội Khoá XI, kỳ họp thứ 7 thông qua, có hiệu lực từ ngày 01/01/2006. Luật Doanh nghiệp, Pháp lệnh xuất, nhập cảnh, cư trú, đi lại và các văn bản liên quan khác được rà soát, sửa đổi bổ sung; thủ tục nhập, xuất cảnh, cư trú, đi lại, hải quan được cải tiến, đã áp dụng miễn thị thực đơn phương hoặc song phương cho công dân Nhật Bản, Hàn Quốc, 4 nước Bắc Âu và các nước ASEAN. Khách vào Việt Nam thuận tiện hơn; kinh doanh du lịch có hành lang pháp lý đủ đảm bảo hoạt động thuận lợi và quản lý tốt. Chương trình hành động quốc gia về du lịch được đề xuất, phê duyệt, cấp ngân sách và tổ chức thực hiện hiệu quả, tạo sự chuyển biến nhiều mặt, làm cho hoạt động du lịch sôi động và phong phú thêm, hình ảnh Du lịch Việt Nam được hình thành, củng cố và ngày một nâng cao ở cả trong và ngoài nước.

Theo kết quả nghiên cứu tiến hành bởi Hội đồng du lịch và lữ hành thế giới (WTTC), phối hợp với Oxford Economic Forecasting (OEF), trong những năm qua du lịch Việt Nam đã có những bước chuyển mạnh cả về chất và lượng, mở rộng hợp tác và tích cực chủ động hội nhập với khu vực và thế giới. Vị trí và tầm ảnh hưởng của Du lịch Việt Nam đã được nâng lên rõ rệt, Việt Nam xếp hạng 6 trên tốp 10 các nước phát triển du lịch và lữ hành tốt nhất trong thời gian từ 2007 – 2016 1.

Ngành Du lịch Việt Nam đã huy động ngày một nhiều nguồn lực để xây dựng cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng sản phẩm và đa dạng hóa sản phẩm. Toàn ngành và các địa phương, đặc biệt ở các địa bàn trọng điểm du lịch, đã phát huy nội lực, huy động vốn từ nhiều nguồn để phát triển cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất du lịch. Phương tiện vận chuyển hành khách phát triển đa dạng cả đường ô tô, đường sắt, đường thủy, đường hàng không. Với cơ sở vật chất kỹ thuật như hiện nay, ngành du lịch nước ta đảm bảo phục vụ cho hàng chục triệu lượt khách quốc tế và nội địa, tổ chức được các sự kiện, hội nghị quốc tế lớn...

_______________________

1

Ngoài ra, ngành du lịch cũng tăng cường hoạt động hợp tác quốc tế, xúc tiến, quảng bá điểm đến Việt Nam. Nội dung và hình thức xúc tiến, quảng bá du lịch được cải tiến và triển khai mạnh mẽ ở cả trong và ngoài nước, góp phần nâng cao hình ảnh du lịch Việt Nam với các sự kiện thường niên như tổ chức Festival du lịch Việt Nam hàng năm do các tỉnh có tiềm năng du lịch lần lượt đăng cai, tham gia các hội chợ quốc tế, đặc biệt là hợp tác với kênh BBC World News để quảng bá hình ảnh đất nước, du lịch Việt Nam với thời lượng 30 giây, tổng cộng 429 lần phát sóng ở hơn 200 các quốc gia và vùng lãnh thổ. Bên cạnh đó, Ngành cũng tổ chức các hoạt động quảng bá du lịch đặc trưng cho từng địa phương nhằm thúc đẩy du lịch ở đó phát triển như: Lễ hội biển ở Nha Trang, Đà Nẵng, chương trình “Du lịch về cội nguồn” do 3 tỉnh Lào Cai – Yên Bái – Phú Thọ phối hợp tổ chức…Đặc biệt, lần đầu tiên Việt Nam đăng cai thành công Diễn đàn du lịch ASEAN (ATF 2009) và Hội chợ TRAVEX 2009, sự kiện lớn nhất trong hợp tác du lịch ASEAN đã góp phần khẳng định vị thế du lịch Việt Nam trong khu vực, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp du lịch trong nước tìm kiếm cơ hội kinh doanh, nâng cao năng lực canh tranh của ngành KTDL nước nhà.

Du lịch Việt Nam ngày càng đẩy mạnh mở rộng quan hệ hợp tác quốc tế song phương và đa phương, tạo điều kiện cho du lịch phát triển bền vững, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đã chính thức là thành viên của Tổ chức WTO. Tính đến cuối tháng 6 năm 2009, Du lịch Việt Nam đã trình Chính phủ ký hiệp định thỏa thuận hợp tác du lịch song phương cấp Nhà nước với 40 quốc gia và vùng lãnh thổ trên toàn thế giới2

. Trong hợp tác đa phương, Tổng cục Du lịch đã tham gia các chương trình của các tổ chức chuyên ngành du lịch trong và ngoài khu vực như đàm phán mở cửa dịch vụ du lịch trong khuôn khổ hợp tác kinh tế quốc tế (ASEAN, APEC, WTO); tham gia các tổ chức du lịch đa phương bao gồm ASEAN, Tiểu vùng Mekong Mở rộng (GMS), Hành lang Đông – Tây (WEC), Tổ chức du lịch thế giới (UNWTO), Hiệp hội du lịch châu Á – TBD (PATA)…Đồng thời tranh thủ khai __________________________

thác các mối quan hệ hợp tác quốc tế cho phát triển du lịch như: Cộng đồng Châu Âu hỗ trợ phát triển dự án “Phát triển nguồn nhân lực du lịch Việt Nam”; Đề nghị UNWTO xem xét tiếp tục hỗ trợ kỹ thuật phát triển du lịch cộng đồng tại Hồ Ba Bể và quy hoạch phát triển du lịch tại Côn Đảo; Phối hợp với Dự án Phát triển Du lịch Mê kông triển khai về quảng bá, xúc tiến du lịch; Chương trình hợp tác du lịch Tiểu vùng Mêkông mở rộng (GMS) ưu tiên Việt Nam là một trong 3 nước được Ngân hàng phát triển châu Á (ADB) cho vay vốn triển khai dự án phát triển cơ sở hạ tầng du lịch trị giá trên 10 triệu USD.

Với những nỗ lực của ngành cũng như của toàn xã hội, du lịch Việt Nam đã đạt được nhiều kết quả nổi bật. Số lượng khách quốc tế đến Việt Nam ngày càng tăng lên đáng kể.

Bảng 1.1: Số lƣợng khách quốc tế đến Việt Nam (2006 – 5/2010)

Nguồn: Tổng cục du lịch (2010)

Năm 2008 và năm 2009 là năm khó khăn đối với hoạt động du lịch thế giới nói chung và du lịchViệt Nam nói riêng do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, kinh tế thế giới cũng như những tác động tiêu cực đại dịch cúm A/H1N1.

Năm 2006 (Lƣợt ngƣời) Năm 2006 so với 2005 (%) Năm 2007 (Lƣợt ngƣời) Năm 2007 so với 2006 (%) Năm 2008 (Lƣợt ngƣời) Năm 2008 so với 2007 (%) Năm 2009 (lƣợt ngƣời) Năm 2009 so với 2008 (%) 5 tháng 2010 so với cùng kỳ năm 2009 (%) Tổng số 3.583.486 103,0 4.171.564 116,0 4.253.740 100,6 3.772.359 89,1 132,2 Theo phƣơng tiện Đường không 270.2430 115,7 3.261.941 120,7 3.283.237 99,5 3.025.625 92,2 127,7 Đường biển 224.081 111,8 224.389 100,1 157.198 69,9 65.934 43,5 57,0 Đường bộ 656.975 69,8 685.234 104,3 813.305 115,6 680.800 85,0 168,7 Theo mục đích Du lịch nghỉ ngơi 2.068.875 101,5 2.569.150 124,1 2.631.943 101,0 2..226.440 85,2 137,9 Đi công việc 575.812 116,2 643.611 111,7 844.777 125,4 783.139 99,8 148,0 Thăm thân nhân 560.903 110,4 603.847 107,6 509.627 84,8 517.703 101,4 103,4 Các mục đích

Ngành du lịch Việt Nam đã chủ động triển khai nhiều giải pháp cấp bách nhằm chặn đà suy giảm khách quốc tế và kích cầu du lịch nội địa. Tuy rằng tốc độ tăng trưởng lượng khách quốc tế giảm, tính chung cả năm 2009 chỉ đạt 3.772.359 lượt, giảm 10,9% so với năm 2008, song so với con số chung của khu vực châu Á - Thái Bình Dương chỉ giảm 5%. Trong 5 tháng năm 2010, lượng khách quốc tế tăng 32,2% so với cùng kỳ năm 2009. Tổng cục Du lịch dự kiến trong năm 2010 lượng khách nội địa đạt khoảng 28 triệu lượt khách và đón khoảng từ 4,5 đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế, tăng từ 18 đến 21% so với năm 2009.

Bên cạnh đó, doanh thu của ngành Du lịch Việt Nam cũng có những bước tăng trưởng đáng kể, thu nhập xã hội từ du lịch ở hầu hết các vùng trọng điểm du lịch đều có sự tăng trưởng qua các năm. Năm 2009, doanh thu toàn ngành tăng từ 6,5% đến 9% so với năm 2008, đạt khoảng 70.000 tỉ đồng, thu hút khoảng 8,8 tỷ USD, chiếm 41% tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam. Hiện du lịch đóng góp khoảng 5% GDP quốc gia. Có thể nói, việc giữ được tốc độ tăng trưởng trong điều kiện khó khăn vừa qua của Ngành là kết quả rất đáng ghi nhận.

Bên cạnh những kết quả trên, công tác tổ chức đào tạo phát triển nguồn nhân lực đã được chú trọng, chất lượng đào tạo, bồi dưỡng được nâng lên một bước, nguồn lực bên ngoài được thu hút ngày một tăng, tạo thêm nhiều việc làm cho nguồn lao động. Theo thống kê của Tổng cục Du lịch, từ năm 1991 đến năm 2009, lao động trực tiếp trong lĩnh vực du lịch tăng gần 20 lần, từ 21.000 người lên 370.000 người và lao động gián tiếp khoảng trên 700.000 người. Hơn nữa, theo dự báo của của Tổng cục Du lịch, năm 2010 Việt Nam sẽ đón từ 4,5 triệu đến 4,6 triệu lượt khách quốc tế và khoảng 25 triệu lượt khách nội địa. Do vậy, ngành du lịch cần 1,4 triệu lao động, trong đó khoảng 350.000 người lao động trực tiếp trong ngành, tỷ lệ tăng bình quân mỗi năm là 8,5%.

Song song với những kết quả trên, ngành du lịch đã đóng góp tích cực tới bảo vệ môi trường, bảo tồn và bảo vệ đa dạng sinh học và sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển du lịch theo hướng bền vững.

Qua phân tích ở trên, có thể thấy hiệu quả kinh tế - xã hội của hoạt động du lịch ngày càng rõ nét. Trong thời gian qua, Du lịch Việt Nam đã có những khởi sắc mới, phấn đấu trở thành ngành kinh tế mũi nhọn trong nền kinh tế quốc dân.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu trên, Ngành Du lịch Việt Nam vẫn còn tồn tại một số hạn chế, cản trở sự phát triển hơn nữa của Ngành.

Các Nghị định, văn bản pháp luật chưa được triển khai sâu rộng, Luật du lịch chưa thực sự hoàn thiện và phát huy hết tác dụng trước thực tế phức tạp nên đã đã gây ra những hạn chế không nhỏ cho sự phát triển của ngành du lịch.

Tỷ lệ du khách quốc tế đến nước ta tham quan rồi không quay trở lại nữa ngày càng lớn, đây cũng là một dấu hiệu đáng quan tâm giải quyết.

Việc đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng du lịch đã được chú ý nhưng vẫn chưa hiệu quả, gây thất thoát cho ngân sách của địa phương và Nhà Nước. Bên cạnh đó cơ sở lưu trú chưa đáp ứng được với tốc độ phát triển của du khách quốc tế. Trình độ của lực lượng cán bộ, đội ngũ lao động của ngành Du lịch cần phải được nâng cao hơn nữa.

Ngoài ra, trong quá trình phát triển du lịch ở nước ta vẫn còn một số hạn chế khác như: Công tác xúc tiến, quảng bá du lịch vẫn chậm đổi mới cả về hình thức lẫn nội dung; yếu tố môi trường, xã hội trong phát triển du lịch chưa được đảm bảo. Sự phát triển của du lịch hiện nay vẫn chưa tương xứng với tầm vóc vốn có của nó.

Từ những hạn chế trên, đòi hỏi Chính phủ và ngành du lịch Việt Nam phải đưa ra các biện pháp khắc phục để du lịch nước ta phát triển đúng với tiềm năng và bước vào hàng ngũ các nước có nền du lịch hiện đại, chất lượng cao và bền vững.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)