Tình hình tăng trưởng và đặc điểm nguồn khách

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 87)

2005 2006 2007 2008 2009 1 Tổng số lao động du lịch 1.400 1.750 2.100 2.600 3

2.2.6.1.Tình hình tăng trưởng và đặc điểm nguồn khách

Du khách đến Lào Cai trong những năm gần đây đã tăng trưởng và phát triển mạnh mẽ cả về số lượng và cơ cấu khách. Tốc độ tăng trưởng lượng khách bình quân giai đoạn 2001 - 2009 đạt 14,2 %/năm.

Bảng 2.8. Khách du lịch đến Lào Cai qua các năm

Đơn vị: lượt khách

Năm

Tổng số Khách nội địa Khách quốc tế

Số lƣợng So với năm trƣớc (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) Số lƣợng Tỷ trọng (%) 2001 265.000 126 119.000 45 146.000 55 2002 331.000 125 156.000 47 175.000 53 2003 380.000 114 245.000 64 135.000 36 2004 480.000 126 310.000 64,5 170.000 35,6 2005 510.000 106 330.000 64,7 180.000 35,3 2006 560.000 109 370.000 66 190.000 34 2007 632.000 112 409.000 64,7 223.000 35,3 2008 667.000 105 279.000 41,8 388.000 58,2 2009 700.451 105 373.558 53,3 326.893 46,7

Nguồn: Sở VHTT&DL Lào Cai (2010)

Khách quốc tế:

Qua bảng số liệu có thể thấy, lượng khách Quốc tế đến Lào Cai tăng nhanh trong những năm gần đây. Năm 2009, do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu, dịch bệnh…gây khó khăn cho nhiều đoàn khách quốc tế, ảnh hưởng nghiêm trọng đến du lịch Việt Nam nói chung và du lịch Lào Cai nói riêng. Mặc dù lượng khách quốc tế giảm 16% so với năm 2008, song với 326.893 lượt khách cũng là một kết quả đang nghi nhận trước sự cố gắng nỗ lực của ngành du lịch Lào Cai cũng như của các đơn vị hoạt động kinh doanh dịch vụ du lịch trên địa bàn tỉnh.

Sở dĩ, lượng khách quốc tế đến Lào Cai tăng nhanh trong những năm gần đây là do cơ chế chính sách của Nhà nước và của tỉnh ngày càng thông thoáng hơn, thủ tục xuất nhập cảnh được cải tiến nhanh gọn, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật trên các tuyến, điểm du lịch đã được nâng cấp đáng kể, đội ngũ lao động du lịch được củng cố, tạo đà thúc đẩy phát triển du lịch mạnh mẽ. Mặt khác, nhờ có cửa khẩu thông thương với Trung Quốc nên khách du lịch Trung Quốc đến Lào Cai chiếm tỷ lệ lớn. Bên cạnh đó, bản sắc văn hóa đặc sắc, đa dạng, phong phú của cộng đồng các dân tộc trên địa bàn tỉnh Lào Cai được bảo tồn đang là nguyên nhân thu hút ngày càng nhiều du khách du lịch Châu Âu tham quan, nghiên cứu.

Từ chỗ cơ cấu khách du lịch quốc tế đến Lào Cai chủ yếu là khách Trung Quốc, đến nay cơ cấu khách đã trở lên rất phong phú và đa dạng với trên 80 quốc tịch khác nhau. Khách du lịch Trung Quốc đến Lào Cai chủ yếu với mục đích tham quan, mua sắm, trong khi đó khách du lịch Châu Âu phần đông là khách đến từ các nước như: Pháp, Đức, Anh, Thụy Điển... đến Lào Cai với mục đích chính là đến các địa danh của tỉnh, nơi có các tài nguyên du lịch nhân văn đặc sắc như Sa Pa, Bắc Hà, chủ yếu họ đến nghiên cứu về dân tộc học và xã hội học, tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán của người dân địa phương. Khách du lịch quốc tế đến Sa Pa đều thực hiện các tua du lịch tới các bản làng người H’mông, người Dao, người Tày, người Dáy. Những nơi khách du lịch thường tới thăm là Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ, Lao Chải, Cát Cát để thưởng thức bầu không khí miền núi trong lành và tìm hiểu văn hóa dân tộc, đời sống của đồng bào các dân tộc. Du khách nước ngoài còn thích đi bộ xuyên rừng và thưởng ngoạn cảnh quan thiên nhiên hấp dẫn của vùng rừng núi, tham quan thác bạc, bãi đá cổ, cầu mây và tham quan phiên chợ văn hóa giao duyên Sa Pa vào các tối thứ 7, tham quan phiên chợ văn hóa vùng cao Bắc Hà vào ngày Chủ nhật.

Thời gian lưu trú bình quân đối với khách Châu Âu là 3-4 ngày, của khách Trung Quốc là từ 1-2 ngày.

Khách du lịch nội địa:

Khách du lịch nội địa đến Lào Cai chủ yếu từ Hà Nội và các tỉnh phía Bắc với mục đích tham quan, nghỉ dưỡng, tham dự các lễ hội văn hóa, du lịch công vụ..., ngoài ra còn một bộ phận người dân Lào Cai cũng tham gia vào dòng khách du lịch cuối tuần.

Giai đoạn 2001 – 2005, Lào Cai đạt mức tăng trưởng cao về lượng khách du lịch nội địa. Năm 2008 - 2009 là năm du lịch Lào Cai không đạt chỉ tiêu về lượng khách so với kế hoạch đề ra.Việc suy giảm của ngành du lịch cũng kéo theo nhiều ngành dịch vụ khác suy giảm, dẫn tới ảnh hưởng mạnh đến kinh tế và thu ngân sách tỉnh. Đứng trước tình trạng trên, UBND tỉnh Lào Cai đã có kế hoạch triển khai các giải pháp cấp bách nhằm thu hút khách du lịch quốc tế và thúc đẩy du lịch nội địa đến Lào Cai với 4 nhóm giải pháp chính là giải pháp về cơ chế chính sách, giải pháp về thị trường và quảng bá du lịch, giải pháp về sản phẩm và đầu tư. Nhờ vậy, mặc dù lượng khách quốc tế giảm chung như toàn quốc nhưng khách du lịch nội địa tăng mạnh, vượt qua thực trạng kinh tế suy giảm, lạm phát trong nước và dịch bệnh gia tăng, góp phần tăng trưởng mạnh du lịch nội địa tỉnh Lào Cai năm 2009 với 373.558 lượt khách tăng 33% so với cùng kỳ năm 2008 song nhìn chung mức tăng trưởng bình quân vẫn còn thấp, đạt 5,8%.

Phần lớn khách nội địa đến Lào Cai để lên Sa Pa thưởng thức bầu không khí trong lành mát mẻ và quay trở lại Lào Cai để xuất cảnh sang Trung Quốc tham quan và mua sắm. Vào những ngày cuối tuần khi có phiên chợ văn hóa vùng cao ở Sa Pa và Bắc Hà, lượng khách du lịch nội địa thường tăng cao đáng kể. Thời gian lưu trú bình quân của khách du lịch nội địa đạt từ 1,62 - 2 ngày.

Đánh giá chung:

Như vậy có thể thấy rằng số lượng khách đến Lào Cai qua các năm đều có sự gia tăng. Đặc biệt là lượng khách quốc tế đến Lào Cai ngày càng tăng với nhiều quốc tịch khác nhau. Chỉ tính hơn 2 tháng đầu năm 2010, Lào Cai đón gần 15 vạn lượt khách, đạt trên 25% kế hoạch 2010 và tăng trên 40% so với cùng kỳ, trong đó khách quốc tế đạt gần 60.000 lượt.

Qua các điều tra đã khẳng định, nguồn khách đến Lào Cai là những du khách trẻ, đến đây để tận hưởng không khí mát mẻ, nghỉ ngơi, đi dạo và vui chơi. Tuy nhiên, trong bối cảnh xã hội và văn hoá của Lào Cai hiện nay, cần phải khuyến khích và tăng cường thu hút các đối tượng du khách có sức mua lớn và chi tiêu nhiều, đem lại nguồn thu nhập lớn cho ngành du lịch.

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 87)