Sở VHTT&DL Lào Cai (2010), Báo cáo kết quả thực hiện Đề án phát triển kinh tế du lịch giai đoạn 2006 –

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 70)

nhanh, hiệu quả và kịp thời về nhiều sự kiện du lịch của Lào Cai. Bên cạnh đó, liên tục trong những năm qua, Lào Cai đã tổ chức thành công nhiều sự kiện văn hóa du lịch lớn, thu hút được sự quan tâm chú ý của nhiều du khách trong và ngoài nước. Tiêu biểu phải kể đến là “Lễ hội Đền thượng”; “Tuần văn hóa du lịch Sapa”; “Chương trình khám phá Fansipan”… với sự đổi mới về nội dung, hình thức phong phú và hấp dẫn, gắn kết văn hóa truyền thống với các hoạt động văn hóa, thể thao, thương mại và ẩm thực, qua đó thu hút được hàng chục nghìn lượt khách, phóng viên báo chí trong và ngoài nước đến tham dự.

Đặc biệt, với vệc thành lập Trung tâm Thông tin du lịch tỉnh Lào Cai theo quyết định số 1899/QĐ-UBND ngày 13 tháng 8 năm 2007 và hệ thống 2 nhà du lịch tại Sa Pa, Bắc Hà, quầy thông tin ga Lào Cai đã phát huy hiệu quả (đã tư vấn du lịch cho 44.500 lượt khách), góp phần nâng cao chất lượng công tác thông tin, tư vấn và xúc tiến du lịch tỉnh Lào Cai, hướng công tác xúc tiến du lịch của tỉnh vào chuyên nghiệp.

Bên cạnh đó, tỉnh còn tăng cường liên kết hợp tác phát triển du lịch với các tổ chức trong và ngoài nước. Tỉnh đã phối hợp thành công với các tỉnh Yên Bái – Phú Thọ theo “Chương trình Du lịch về cội nguồn”, chương trình hợp tác phát triển du lịch khu vực Tây Bắc, mở rộng và hợp tác phát triển du lịch Lào Cai – Hà Giang. Hợp tác quốc tế nhằm thúc đẩy phát triển du lịch đạt nhiều kết quả quan trọng thông qua các hoạt động: Hội nghị hợp tác khai thác phát triển du lịch theo hành lang kinh tế Côn Minh – Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, hợp tác với vùng Aquitaine – Cộng hòa Pháp…Trong giai đoạn 2006 - 2009, Lào Cai đã thu hút được 7 dự án đầu tư trực tiếp trong lĩnh vực du lịch với tổng số vốn 28,621 triệu USD và 1 dự án đầu tư từ nguồn viện trợ không hoàn lại với số vốn là 1.790.000 Euro.

Đặc biệt, công tác xúc tiến, quảng bá du lịch đã được sự ủng hộ và tham gia nhiệt tình của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh; xã hội hóa hoạt động du lịch ngày càng đẩy mạnh. Trong giai đoạn 2006 - 2009 đã thu hút được 28 doanh nghiệp tài trợ cho các sự kiện du lịch của tỉnh với tổng số tiền và giá trị hiện vật tài trợ lên tới 3,8 tỷ đồng, trong đó đã ký hợp đồng với Tổng công ty hàng không (Vietnam

Airline) là nhà tài trợ chính cho Chương trình Du lịch về cội nguồn với tổng số tiền và hiện vật tài trợ là 3,3 tỷ đồng.

Qua sự phân tích trên có thể thấy, công tác xúc tiến quảng bá du lịch của tỉnh Lào Cai đã được quan tâm và thực hiện có hiệu quả, góp phần không nhỏ trong việc thu hút khách du lịch và các dự án đầu tư. Tuy nhiên, bên cạnh đó vẫn còn gặp phải một số khó khăn và hạn chế về kinh phí, hoạt động quảng bá xúc tiến còn thiếu tính chuyên nghiệp và chưa có chiến lược, mới chỉ tập trung quảng bá trong nước và các thị trường gần, chưa chú trọng quảng bá thị trường ngoài nước và những thị trường xa theo chủ điểm, trọng điểm hoặc sản phẩm đặc thù theo nhu cầu thị trường.

2.2.4. Thực trạng nguồn lao động trong ngành du lịch

Năng lực và phẩm chất của đội ngũ lao động trong ngành du lịch có tầm quan trọng đặc biệt đối với việc khai thác có hiệu quả cũng như bảo tồn lâu dài các nguồn tiềm năng du lịch của đất nước, góp phần tạo ra những sản phẩm du lịch đặc sắc, có chất lượng, hấp dẫn khách. Đội ngũ này cũng thể hiện khả năng tiếp thu kinh nghiệm du lịch quốc tế, cũng như khả năng tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế về du lịch. Phát triển nguồn nhân lực du lịch cũng là nhằm đảm bảo cho Du lịch Lào Cai phát huy nội lực, nắm bắt cơ hội, vượt qua thử thách. Đây chính là quá trình cụ thể hóa về nhân tố con người trong sự nghiệp CNH - HĐH đất nước.

Du lịch phát triển đã tạo ra nhiều việc làm cho người lao động. Đến hết năm 2009 số lao động trực tiếp trong ngành du lịch là 3.200 người, lao động gián tiếp là 5.000 người. Tuy số lượng lao động của ngành tăng trưởng khá nhanh nhưng với số lượng khách lớn như hiện tại (700.451 lượt khách) thì số lượng lao động này chưa tương xứng. Số lượng đó chưa đủ để triển khai các hoạt động du lịch ngày một đa dạng hóa về sản phẩm du lịch, loại hình du lịch và chất lượng các loại sản phẩm du lịch.

Thời gian qua, công tác đào tạo và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch cũng đạt được một số kết quả khá tốt. Từ năm 2006 đến nay đã tổ chức đào tạo cho trên 400 lao động nông thôn các nghiệp vụ về du lịch và các kỹ năng phục vụ du lịch cộng đồng tại các xã Tả Van, Tả Phìn, Bản Hồ huyện Sa Pa (theo nguồn vốn

từ chương trình đào tạo nghề của tỉnh và các nguồn vốn khác). Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho Hiệp hội Nhà hàng – Khách sạn; các lớp tiếng Anh giao tiếp du lịch, nghiệp vụ Lữ hành, Hướng dẫn du lịch…Trong giai đoạn 2006 – 2010, nguồn lực dành cho công tác đào tạo nguồn nhân lực du lịch đạt 6,824 tỷ đồng, qua đó góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh.

Bằng những hoạch định chiến lược trong quy hoạch phát triển kinh tế du lịch bền vững của tỉnh. Nhằm chuyên môn hoá công tác đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng ngày càng cao của du lịch. Tỉnh đã thành lập Trường Trung cấp Văn hoá, Nghệ thuật - Du lịch và hình thành Khoa Du lịch - Khách sạn thuộc Trường Trung cấp Kinh tế - Kỹ thuật để từng bước nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch. Đồng thời, Lào Cai cũng đã liên kết với các trường Đại học để mở các lớp đào tạo Đại học tại chức và liên thông về chuyên ngành du lịch và phối hợp cùng Trường Đại học Vân Nam, Học Viện Hồng Hà - Vân Nam - Trung Quốc đào tạo sau đại học, đại học ở lĩnh vực KTDL cho 26 cán bộ (đào tạo thạc sỹ 5 cán bộ, đào tạo theo nhu cầu xã hội 21cán bộ).

Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra nhằm đẩy mạnh và phát triển KTDL của tỉnh, nhìn chung chất lượng lao động du lịch của Lào Cai hiện nay vẫn còn nhiều bất cập và hạn chế thể hiện qua bảng số liệu sau:

Bảng 2.1. Thực trạng nguồn nhân lực du lịch trên địa bàn tỉnh Lào Cai

Đơn vị: Người

STT Chỉ tiêu Năm

Một phần của tài liệu Phát triển kinh tế du lịch tỉnh Lào Cai (Trang 70)