Giai đoạn từ 1986 đến nay

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 28)

Đây là thời kỳ cả nƣớc đi lên CNXH trong quan điểm đổi mới toàn diện do Đảng ta khởi xƣớng. Những tìm kiếm ban đầu của cơ chế thị trƣờng định hƣớng XHCN đã đƣợc đặt ra. ĐTXDCB không còn chỉ là của nhà nƣớc mà đã có khu vực tƣ nhân, đầu tƣ nƣớc ngoài tham gia và ngày

càng chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế. Nhiều thành phần kinh tế tham gia ĐTXDCB. Hiệu quả của ĐTXDCB đã đƣợc đặt ra hết sức nghiêm túc. Lãng phí, thất thoát, tham nhũng tiêu cực,... trong ĐTXDCB đã trở thành mối quan tâm đặc biệt.

Thời kỳ này có thể chia ra làm 2 giai đoạn : giai đoạn từ 1986 đến 1994 ( trƣớc khi có nghị định 177/CP) và từ 1995 đến nay.

Đại hội VI năm 1986 Đảng ta đã khẳng định đƣờng lối đổi mới theo hƣớng xoá bỏ cơ chế kinh tế tập trung quan liêu bao cấp và thiết lập cơ chế thị trƣờng. Nghị định 385/NĐ- HĐBT ngày 7/11/1990 về quản lý ĐTXDCB đã cơ bản thể hiện quan điểm đổi mới của Đảng theo tinh thần Đại hội VI. Trong nghị định 385/NĐ-HĐBT quy định các Bộ, Uỷ ban Nhà nuớc, các cơ quan khác thuộc Hội đồng Bộ trƣởng, UBND các tỉnh, thành phố đặc khu trực thuộc Trung ƣơng có trách nhiệm thống nhất nhà nƣớc về XDCB, khuyến khích tất cả các thành phần kinh tế tham gia ĐTXDCB. Nghị định 385/NĐ-HĐBT quy định cụ thể về việc xây dựng các chiến lƣợc phát triển KT-XH, kế hoạch quy hoạch để làm cơ sở cho các thành phần kinh tế tham gia ĐTXDCB. Nghị định cũng quy định chặt chẽ về quy trình lập luận chứng kinh tế kỹ thuật, huy động các nguồn vốn khác nhau, bao gồm cả vốn nhà nƣớc và vốn ngoài nhà nƣớc ; Quy định thời gian đầu tƣ vốn để hoàn thành từng loại công trình ; Phân định rõ chức năng nhiệm vụ của chủ đầu tƣ và các tổ chức khi tham gia vào các khâu của quá trình ĐTXDCB. Lần đầu tiên nghị định đặt ra vấn đề cho phép các nhà thiết kế nƣớc ngoài tham gia nhận thầu thiết kế công trình ĐTXDCB tại Việt Nam. Nghị định 385/NĐ-HĐBT cũng đã đặt ra vấn đề kế hoạch hoá trong ĐTXDCB nhằm đảm bảo quy hoạch kế hoạch và khắc phục cơ chế xin - cho. Về xử lý vi phạm trong ĐTXDCB, Nghị định có một chƣơng quy định rất chặt chẽ đối với từng cơ quan tham gia nhƣ chủ đầu tƣ, hội đồng thẩm định, đơn vị khảo sát thiết kế, đơn vị thi công xây lắp. Có chế độ thƣởng phạt và các chế tài xử lý vi phạm tƣơng đối cụ thể. Quy định về chức năng

quản lý nhà nƣớc trong nghị định 385/NĐ-HĐBT cũng đã có chuyển biến rõ rệt và rõ ràng cụ thể hơn trong nghị định 232/NĐ-CP và các văn bản trƣớc đó.

Tuy nhiên trong nghị định này vẫn còn chứa đựng nhiều dấu ấn của cơ chế quản lý tập trung quan liêu bao cấp, coi ĐTXDCB phải theo kế hoạch hoá toàn diện và đồng bộ. Vì vậy, ngày 20/10/1994 Chính phủ đã ban hành nghị định 177/CP về điều lệ quản lý ĐTXD thay thế điều lệ quản lý ĐTXD ban hành kèm theo nghị định 385/NĐ-HĐBT ngày 7/11/1990 và điều lệ kiểm tra, xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ban hành kèm theo nghị định số 237/NĐ- HĐBT ngày 19/9/1985 của Hội đồng Bộ trƣởng. Nghị định 177/CP đã không còn tuân theo nguyên tắc thực hiện kế hoạch hoá toàn diện và đồng bộ. Đây là sự thay đổi căn bản trong ĐTXDCB ở nƣớc ta, tạo ra sự đột phá về các thành phần kinh tế tham gia ĐTXDCB. Nghị định 177/CP chú trọng đến đảm bảo mục tiêu chiến lƣợc phát triển theo định hƣớng XHCN, thực hiện chuyển dịch cơ cấu theo hƣớng công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đẩy nhanh tốc độ tăng trƣởng, huy động vốn có hiệu quả, bảo đảm bảo vệ tài nguyên, môi trƣờng sinh thái, xây dựng theo quy hoạch, đảm bảo thẩm mỹ, tạo ra sản phẩm đƣợc thị trƣờng chấp nhận, quản lý thống nhất trong cả nƣớc về cơ chế. Nội dung nghị định 385/NĐ- HĐBT và nghị định 237/NĐ- HĐBT chỉ điều chỉnh việc đầu tƣ xây dựng các công trình nhƣng trong thực tế có nhiều việc đầu tƣ nhƣng không có công trình xây dựng. Nghị định 177/CP đã điều chỉnh toàn diện các hoạt động đầu tƣ kể cả có công trình xây dựng và không có công trình xây dựng. Nghị định 177/CP phân nhóm dự án đầu tƣ theo quy mô A, B, C để phân cấp quyết định đầu tƣ, phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán. Đồng thời cũng phân định rõ hơn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cá nhân, tập thể so với các văn bản trƣớc đây. Về vấn đề cấp phép xây dựng, nghị định 177/CP quy định một số trƣờng hợp miễn cấp giấy phép xây dựng để giảm bớt thủ tục hành chính. Về hình thức quản lý dự án, nghị định 177/CP đã

quy định 4 hình thức quản lý dự án thay cho hình thức ban quản lý công trình trƣớc đây. Về công tác đấu thầu, nghị định 177/CP đã đặt ra công tác đấu thầu dự án để lựa chọn đƣợc nhà thầu có đủ năng lực và giá cả hợp lý trên cơ sở cạnh tranh. Về quản lý nhà nƣớc trong ĐTXDCB, nghị định 177/CP lần đầu tiên giao cho một bộ, đó là Bộ Xây dựng quản lý thống nhất nhà nƣớc một số lĩnh vực của ĐTXDCB. Nghị định cũng phân định rõ ranh giới về quản lý ĐTXDCB. Bộ Xây dựng ban hành hoặc thống nhất với các bộ ngành khác ban hành tiêu chuẩn, quy định quản lý chất lƣợng công trình, tƣ vấn, thi công xây lắp, đấu thầu. Về phê duyệt thiết kế kỹ thuật, nghị định 177/CP cũng đã xác định rõ các cá nhân, đơn vị phê duyệt. Hội đồng thẩm định các cấp đƣợc xác định rõ Chủ tịch Hội đồng và các thành viên đồng thời quy định quyền hạn, thời gian thẩm định các loại dự án để đảm bảo tiến độ phê duyệt dự án. Về khảo sát, thiết kế, tƣ vấn, nghị định 177/CP đã có những quy định nhằm chuyển đổi các tổ chức khảo sát thiết kế kể cả các viện sang thành các tổ chức tƣ vấn hoạt động theo mô hình công ty nhƣ sản xuất kinh doanh và chịu trách nhiệm trƣớc pháp luật. Theo đó Bộ Xây dựng đã ban hành quyết định số 19/BXD-CSXD ngày 10/6/1995 quy định cụ thể về tƣ vấn thiết kế.

Sau hai năm đƣa vào thực hiện, nghị định 177/CP đã trở thành văn bản quy phạm pháp luật cơ bản để điều chỉnh lĩnh vực ĐTXDCB. Công tác ĐTXDCB đã có những bƣớc chuyển mạnh theo hƣớng kinh tế thị trƣờng, có nhiều thành phần kinh tế tham gia đầu tƣ và từng bƣớc phân định rõ quản lý nhà nƣớc với sản xuất kinh doanh trong ĐTXDCB. Tuy nhiên, với sự thay đổi nhanh chóng của tình hình, nghị định 177/CP đã bộc lộ những thiếu sót, kẽ hở trong quản lý. Ngày 16/7/1996, Chính phủ đã ban hành nghị định 42/CP để thay thế nghị định 177/CP. Sau đó ban hành tiếp nghị định số 92/CP ngày 23/8/1997 sửa đổi, bổ sung cho nghị định 42/CP. Hai nghị định mới nói trên ban hành sau nghị định 177/CP không có sự thay đổi căn bản so với nghị định 177/CP mà chỉ làm rõ một số nội dung để dễ

thực hiện theo cơ chế thị trƣờng đã dần dần đƣợc hình thành ở nƣớc ta. Cụ thể là với nghị định 42/CP và 92/CP không còn quy định có Hội đồng thẩm định để nâng cao trách nhiệm cá nhân và giảm bớt thủ tục hành chính. Thủ tƣớng thành lập hội đồng thẩm định nhà nƣớc có tính chất tƣ vấn cho Thủ tƣớng khi có nhu cầu. Hai nghị định mới này cũng quy định phân cấp mạnh cho cơ sở để chủ động đầu tƣ và xác định trách nhiệm cụ thể với nhà nƣớc. Về quản lý vốn, trong thời gian này nhà nƣớc thành lập Tổng cục đầu tƣ phát triển thuộc Bộ Tài chính để quản lý vốn đầu tƣ của nhà nƣớc. Vì vậy các quy định về quản lý vốn cũng đƣợc đề cập rõ ràng hơn. Cụ thể là các quy định về ứng vốn, nguyên tắc thanh toán vốn... Trong việc quyết định đầu tƣ, hai nghị định này có điểm mới là phân cấp cho các Tổng Công ty 90, 91 đƣợc quyết định đầu tƣ. Tiếp tục phân cấp trong đầu tƣ ở khu vực nhà nƣớc mạnh hơn. Cụ thể là các Tổng cục, các Cục thuộc Bộ đƣợc uỷ quyền quyết định dự án đầu tƣ nhóm C, Chủ tịch UBND các quận, huyện của Hà Nội và TP Hồ Chí Minh đƣợc quyết định đầu tƣ các dự án dƣới 2 tỷ đồng Việt Nam, Chủ tịch UBND các quận huyện thuộc các tỉnh, thành phố khác trực thuộc trung ƣơng đƣợc quyết định dự án dƣới 500 triệu đồng. Quy định cụ thể trách nhiệm của nhà thầu với chất lƣợng công trình, quy định chế độ bảo hành, bảo trì công trình xây dựng sau khi hoàn thành.

Nghị định 42/CP và nghị định 92/CP đã tiếp tục đƣa công tác quản lý ĐTXDCB vào nề nếp góp phần nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Tuy nhiên thực tế của ĐTXDCB thay đổi hết sức nhanh chóng, vì vậy các nghị định trên đã có một số bất cập cần phải điều chỉnh, bổ sung kịp thời. Ngày 8/7/1999 Chính phủ đã ban hành nghị định số 52/1999/NĐ-CP về quy chế quản lý đầu tƣ và xây dựng thay thế cho nghị định 42/CP và nghị định 92/CP trƣớc đây. Nghị định 52/CP có những điểm mới căn bản so với các quy định trƣớc đây nhƣ :

+ Nghị định 52/1999/CP có 70 điều trong đó quy định về đầu tƣ nhiều hơn là xây dựng ( xây dựng chỉ có 15 điều).

+ Xác định rõ vai trò của quản lý nhà nƣớc các cấp, xác định rõ trách nhiệm của chủ đầu tƣ, tƣ vấn và đơn vị thi công xây lắp.

+ Mở rộng và khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia ĐTXDCB.

+ Thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong ĐTXDCB, thể hiện ở việc quy định rõ ràng hơn, cụ thể hơn và quy định trách nhiệm các khâu trong quá trình thực hiện ĐTXDCB.

+ Đề cao việc chống thất thoát, lãng phí, tiêu cực, tham nhũng trong ĐTXDCB.

+ Thay đổi về cơ chế xây dựng giá, chi phí tƣ vấn, chi phí thẩm định. Quản lý chặt chẽ tổng vốn đầu tƣ, tổng dự toán, định mức đơn giá.

+ Điều chỉnh một số quy định về đấu thầu và chỉ định thầu cho hợp lý. Khác với những lần trƣớc, nghị định này không cho phép các bộ, ngành trừ một số Bộ, ngành đƣợc chỉ rõ trong nghị định này và UBND các cấp đƣợc ra các văn bản hƣớng dẫn riêng. Theo đó, Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 35/1999/QĐ-BXD ngày 12/11/1999 về quản lý chất lƣợng công trình; thông tƣ số 01/2000/TT-BXD ngày 1/3/2000 hƣớng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tƣ và xây dựng và đăng ký hoạt động xây dựng; Quyết định số 45/1999/QĐ-BXD ngày 2/12/1999 về định mức chi phí tƣ vấn đầu tƣ và xây dựng; Quyết định số 01/2000/QĐ-BXD ngày 1/3/2000 về định mức chi phí thiết kế công trình xây dựng. Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa Chính đã ban hành thông tƣ liên tịch số 09/1999/TTLT- BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 hƣớng dẫn cấp giấy phép xây dựng. Một số quy định khác có liên quan đến những vấn dề kinh tế xây dựng nhƣ đơn giá, thanh quyết toán, hợp đồng … cũng đã đƣợc ban hành.

Tuy nhiên khi triển khai vào thực tế cuộc sống, Nghị định này gặp một số vƣớng mắc về sự phân quyền, phân cấp cụ thể để thẩm định, phê duyệt dự án, nhiều mâu thuẫn và chồng chéo bộc lộ. Ngày 5/5/2000, Chính phủ đã ban hành nghị định số 12/2000/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung một số

điều của nghị định 52/1999/NĐ-CP. Sau đó các văn bản hƣớng dẫn cũng phải thay đổi theo. Bộ Xây dựng ban hành quyết định số 17/2000/QĐ-BXD ngày 2/8/2000 quy định về quản lý chất lƣợng công trình xây dựng, thông tƣ số 15/2000/TT-BXD ngày 13/11/2000 hƣớng dẫn các hình thức quản lý thực hiện dự án đầu tƣ và xây dựng, quyết định số 23/2000/QĐ-BXD ngày 13/11/2000 về quy chế cấp chứng chỉ hành nghề thiết kế công trình, quyết định số 27/2000/QĐ-BXD ngày 8/12/2000 về đăng ký kinh doanh xây dựng, thông tƣ số 16/2000/BXD ngày 11/12/2000 về hƣớng dẫn quản lý xây dựng với hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài và quản lý các nhà thầu nƣớc ngoài vào nhận thầu xây dựng và tƣ vấn xây dựng tại Việt Nam. Bộ Xây dựng và Tổng cục Địa chính ban hành thông tƣ liên tịch số 09/1999/TTLT- BXD-TCĐC ngày 10/12/1999 và số 03/2000 ngày 25/5/2000 về hƣớng dẫn cấp phép xây dựng. Ngoài ra còn có quy chuẩn xây dựng, tiêu chuẩn xây dựng dƣới dạng bắt buộc phải áp dụng, tự nguyện áp dụng hoặc đƣợc phép áp dụng.

Do sự thay đổi nhanh chóng của thực tiễn, sau hơn ba năm thực hiện, nghị định 52/1999/NĐ-CP đã bộc lộ một số vấn đề cần phải sửa đổi bổ sung. Ngày 30/01/2003 Chính phủ đã ban hành nghị định số 07/2003/NĐ-CP để sửa đổi bổ sung nghị định 52/1999/NĐ-CP và 12/2000/NĐ-CP. Các văn bản pháp luật khác cũng có ảnh hƣởng tới lĩnh vực ĐTXDCB nhƣ nghị định số 03/2000/NĐ-CP ngày 3/2/2000 của Chính phủ hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật doanh nghiệp, quyết định số 19/2000/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về việc bãi bỏ các loại giấy phép trái với luật doanh nghiệp, nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định các bộ, ngành hƣớng dẫn hoạt động đầu tƣ nƣớc ngoài, nghị định số 88/1999/NĐ-CP ngày 1/9/1999 của Chính phủ ban hành quy chế đấu thầu, nghị định số 14/ 2000/NĐ-CP ngày 5/5/2000 của Chính phủ về việc bổ sung , sửa đổi một số điều của quy chế đấu thầu, thông tƣ số 137/1999/TT- BTC của Bộ Tài chính về hƣớng dẫn bảo hiểm công trình

xây dựng, thông tƣ của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ hƣớng dẫn về quy chế đấu thầu ; thông tƣ sửa đổi, bổ sung một số điểm trong thông tƣ "Hƣớng dẫn việc lập và quản lý chi phí xây dựng công trình thuộc các dự án đầu tƣ" số 09/2000/TT-BXD ngày 17/7/2000 của Bộ Xây dựng ; thông tƣ số 4/2003/TT-BKH của Bộ Kế hoạch và đầu tƣ hƣớng dẫn về thẩm tra, thẩm định dự án đầu tƣ, sửa đổi, bổ sung một số điểm về hồ sơ thẩm định dự án, báo cáo đầu tƣ và tổng mức đầu tƣ ; thông tƣ số 98/2003/TT-BTC của Bộ Tài chính hƣớng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tƣ từ nguồn vốn ngân sách nhà nƣớc ; chỉ thị số 29/2003/CT-TTG của Thủ tƣớng Chính phủ về chấn chỉnh quản lý đầu tƣ và xây dựng bằng nguồn vốn nhà nƣớc ; chỉ thị số 17/2004/CT-TTg về đẩy mạnh giải ngân nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA); nghị định số 199/2004/NĐ-CP về ban hành quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác ; nghị quyết số 36/2004/QH11 của Quốc hội về công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản sử dụng vốn nhà nƣớc ; quyết định số 5/2005/QQD-BXD của Bộ trƣởng Bộ xây dựng về việc ban hành “Định mức dự toán xây dựng cơ bản” ; nghị định số 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tƣ xây dựng công trình ; thông tƣ số 3/2005/TT-

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)