Đầu tƣ sai, đầu tƣ dàn trải, đầu tƣ khép kín

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 60)

Đầu tƣ sai là vấn đề nhức nhối làm ảnh hƣởng nghiêm trọng đến hiệu quả đầu tƣ đuợc nêu ra rất nhiều trong những năm gần đây. Nhiều công trình dự án chƣa thực sự phải cần thiết đầu tƣ, chƣa đến thời điểm đầu tƣ hoặc không nhất thiết phải bố trí vốn nhà nƣớc đầu tƣ đã gây lãng phí không nhỏ. Quy mô, địa điểm của nhiều dự án ĐTXDCB của nhà nƣớc xác định không đúng dẫn đến tình trạng phải liên tục bổ sung vốn, đầu tƣ xong thiếu nguyên liệu để sản xuất, đầu tƣ xong không có nơi tiêu thụ sản phẩm. Đây là sản phẩm của tƣ duy quan liêu bao cấp nặng nề, quyết định đầu tƣ duy ý chí, làm kinh tế theo kiểu phong trào. Nếu gõ cụm từ “đầu tƣ sai” vào các trang tìm kiếm trên internet sẽ có trên 500 trang tin đề cập đến. Đọc các trang này ta thấy đầu tƣ sai mang lại hậu quả xấu rất lớn. Nhiều tỉ đồng đã thất thoát, lãng phí, kém hiệu quả trong hơn 12.000 dự án đầu tƣ, từ đánh bắt xa bờ, mía đƣờng, xi măng lò đứng, cho tới đại công trƣờng vỡ nợ ở Hà Giang. Từ năm 2002, với chƣơng trình 1 triệu tấn đƣờng của Chính phủ, cả nƣớc rộ lên phong trào trồng mía, xây dựng nhà máy đƣờng. Đến nay cả nƣớc đã xây dựng 44 nhà máy đƣờng, tổng công suất thiết kế là 82.950 tấn mía/ngày. Tổng số vốn đầu tƣ, mở rộng, xây dựng mới các nhà máy lên tới 10.050 tỉ đồng, trong đó có hơn 6.677 tỉ đồng thiết bị và hơn 3.372 tỉ đồng xây lắp. Tổng sản lƣợng đƣờng đạt trên một triệu tấn. Tuy nhiên đến thời điểm này, tình trạng tài chính của các nhà máy đƣờng trên toàn quốc hết sức thê thảm với số nợ khoảng trên 5.000 tỉ đồng và đa số

mất khả năng chi trả. Trong số nợ này có tới khoảng 1.000 tỉ đồng vay nƣớc ngoài. Đa số các doanh nghiệp đã không trả đƣợc nợ nƣớc ngoài. Hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam cũng đã phải đứng ra trả thay khoản nợ bảo lãnh và cho vay nhận nợ bắt buộc của 16 doanh nghiệp trên 17,4 triệu USD. Từ khi bắt đầu chƣơng trình mía đƣờng, đại đa số các doanh nghiệp lâm vào tình trạng thua lỗ triền miên. Đến hết năm 2002, lỗ lũy kế của 36 doanh nghiệp là trên 2.000 tỉ đồng. Rất nhiều nhà máy chỉ sau một vài năm hoạt động đã lỗ trên 50% vốn đầu tƣ, thậm chí có những nhà máy lỗ trên 100% vốn đầu tƣ. Nhà máy đƣờng Quảng Bình lỗ 136,6 tỉ/141,1 tỉ đồng vốn. Nhà máy đƣờng Kiên Giang lỗ 170,6 tỉ/161,1 tỉ đồng vốn đầu tƣ. Nhà máy đƣờng Sơn Dƣơng lỗ 119,6 tỉ/107,8 tỉ đồng vốn đầu tƣ. Trong số 44 nhà máy đƣờng trên cả nƣớc, chỉ có 29 nhà máy hoạt động trên 80% công suất thiết kế; 8/44 nhà máy đạt từ 50-80% công suất; có tới 5 nhà máy (Cam Ranh, Bình Thuận, Quảng Bình, Trị An, Quảng Nam) đạt dƣới 50% công suất. Kết quả kiểm tra của các cơ quan chức năng cho thấy hầu hết các địa phƣơng đều tìm cách "thu nhỏ" nhà máy khi lập dự án, giảm mức đầu tƣ xuống mức rất thấp để có đƣợc quyết định thành lập nhà máy. Sau khi có quyết định, đƣợc cấp vốn, họ lại xin điều chỉnh mức đầu tƣ để “thổi phình” nhà máy lên. Có những dự án nhà máy đƣờng phải điều chỉnh nhiều lần, tăng đến 60%, thậm chí 100% tổng vốn đầu tƣ: Nhà máy đƣờng Phụng Hiệp tăng từ 134,2 tỉ đồng lên đến hơn 210 tỉ đồng; Nhà máy Linh Cảm tăng từ 98,4 tỉ lên đến 122,6 tỉ đồng; Nhà máy Vị Thanh tăng từ 81,3 tỉ lên đến 173,6 tỉ đồng. Nguyên nhân cơ bản là do việc chuẩn bị đầu tƣ không tốt, duy ý chí, không tuân theo các quy luật của nền kinh tế thị trƣờng nên quyết định đầu tƣ sai. Ví dụ, các nhà máy đƣờng Linh Cảm (Hà Tĩnh) và Thừa Thiên-Huế đã đầu tƣ sai. Sau khi đƣợc di dời vào Trà Vinh và Phú Yên đã hoạt động khả quan hơn. Chọn Linh Cảm nhà đầu tƣ đã chủ quan không điều tra, không quy hoạch, không nghiên cứu cụ thể. Vùng Linh Cảm là vùng trồng lúa rất tốt. Ngƣời

dân ở đây trồng ba vụ/năm: hai lúa và một màu, thu đƣợc khoảng 35-40 triệu đồng/ha. Nhƣng nếu trồng mía, năng suất cao nhất là 80 tấn/ha. Với giá mía 220.000 đồng/tấn thì chỉ đƣợc gần 20 triệu đồng/ha. Trồng mía thu nhập chỉ bằng 1/2-1/3 cây trồng khác thì ngƣời nông dân không trồng mía. Không có mía thì nhà máy không có nguyên liệu. Nhà máy đƣờng Linh Cảm khi đi vào sản xuất vụ đầu tiên chỉ chạy đƣợc có 15 ngày, nhƣ thế thì không thể tồn tại đƣợc. Lãng phí do việc đầu tƣ sai từ việc đầu tƣ 9 cảng cá gồm: Cà Mau (Cà Mau), Trần Đề (Sóc Trăng), Tắc Cậu (Kiên Giang), Côn Đảo, cảng Cát Lở (Bà Rịa - Vũng Tàu), Phan Thiết (Bình Thuận), Thuận Phƣớc (Đà Nẵng), Sông Gianh (Quảng Bình), Thuận An (Thừa Thiên-Huế) rất lớn. Các cảng cá này đƣợc đầu tƣ xây dựng với mục đích tăng thêm nơi trú ngụ cho 3.500 tàu thuyền, tăng khả năng khai thác hải sản qua cảng là 35.000 tấn/năm, tăng năng lực đánh bắt để khai thác có hiệu quả nguồn lợi hải sản ở vùng biển xa bờ, góp phần bảo vệ nguồn lợi, vệ sinh môi trƣờng, tạo công ăn việc làm cho ngƣời lao động. Với những khoản đầu tƣ khổng lồ nhƣng kết quả thanh tra đã xác định việc tƣ vấn thiết kế và quyết định đầu tƣ xây dựng một số cảng cá chƣa hợp lý về vị trí, qui mô công trình và đầu tƣ mua sắm thiết bị chƣa phù hợp với nhu cầu thực tế đã gây lãng phí trên 52 tỉ đồng. Cảng cá Cà Mau xây dựng do vị trí xây dựng không phù hợp nên cảng đã phải chuyển đổi hình thức từ cảng cá sang chợ cá. Sau hơn ba năm bàn giao, cảng cá Cà Mau không có tàu đánh bắt thủy hải sản cũng nhƣ các loại tàu khác có công suất 60-300CV cập cảng, chỉ có gần 2.000 lƣợt tàu thuyền thƣơng mại và du lịch nhỏ cập cảng để trung chuyển hàng hóa, bằng 1,21% công suất thiết kế, trong đó hàng thủy sản đạt 4,43% công suất Ngoài ra, 18,471 tỉ đồng đầu tƣ cho các cảng cá mua sắm xe gắn cầu, xe nâng hàng, canô gắn máy cũng trở nên lãng phí do hầu hết tàu thuyền cập cảng là tàu đánh bắt vừa và nhỏ của ngƣ dân, hàng hóa chủ yếu là hàng hải sản với số lƣợng ít, không qua khâu trung chuyển khi cập cảng. Ba trong số chín cảng cá bị thanh tra đƣợc xác định là có vấn đề về chất lƣợng

do tài liệu đầu vào (thủy văn, khí tƣợng, địa hình...) phục vụ việc thiết kế không đủ độ tin cậy nên giải pháp kỹ thuật và kết cấu công trình chƣa hợp lý khiến công trình chƣa đảm bảo tính ổn định.. Cảng cá Trần Đề cũng chỉ đạt hiệu quả khai thác 3,1% so với năng lực thiết kế và không thể sử dụng khai thác đƣợc do cao trình thiết kế sai, kết cấu bất hợp lý của hầu hết hạng mục công trình. Ngoài 9 cảng cá ra, cảng Sài gòn đƣợc đầu tƣ nâng cấp trên 512,6 tỷ đồng ( thời điểm năm 2000), vừa làm xong đã phải di dời gây lãng phí nghiêm trọng. Trong công nghiệp sản xuất chế biến phục vụ nông nghiệp có Nhà máy ƣơm tơ Yên Lạc là một ví dụ. Sau gần hai năm xây dựng với kinh phí gần 10 tỉ đồng, Nhà máy ƣơm tơ tự động Yên Lạc (Vĩnh Phúc) đƣợc coi là nhà máy ƣơm tơ hiện đại nhất miền Bắc, chính thức đi vào hoạt động ngày 1/7/2003. Nhà máy nằm giữa vùng trồng dâu nổi tiếng nhất tỉnh Vĩnh Phúc với sản lƣợng kén hằng năm tới gần 1.000 tấn. Thế nhƣng nếu tính thời gian sản xuất liên tục thì một năm nhà máy chỉ hoạt động đƣợc mấy tháng, còn thì “trùm mền”. Vì sao? Vì giá thu mua kén của nhà máy không cạnh tranh đƣợc với tƣ thƣơng, gần một năm chỉ mới chỉ thu mua và sản xuất đƣợc 50 tấn kén. Trong thƣơng mại dịch vụ nhiều quyết định đầu tƣ sai dẫn đến sử dụng không hiệu quả, lãng phí lớn nhƣ hệ thống chợ ở Hà Nội. Chợ đầu mối Đền Lừ, chợ đầu mối Hải Bối (huyện Đông Anh) đầu tƣ hàng chục tỷ đồng làm xong không có ngƣời sử dụng .Hà Nội có 72 chợ đƣợc xây dựng thì có 58 chợ đã hoàn thành với tổng kinh phí đƣợc cấp trên 100 tỷ 789 triệu đồng và 189.746m2 đất. Trong đó, có 4 chợ sử dụng chƣa đƣợc hiệu quả với tổng kinh phí xây dựng lên tới 17,689 tỷ đồng và 38.119m2 đất so với 12 chợ đã đƣợc đƣa vào sử dụng. Tình hình trên cũng xảy ra ở nhiều dự án đầu tƣ xây dựng nhà máy chế biến rau quả, hải sản nhƣ ở Hải Phòng, Bắc Giang, Quảng Ngãi, Kiên Giang công suất khai thác của các nhà máy này rất thấp.Việc xây dựng nhiều khu công nghiệp ở một số địa phƣơng nhƣ thành phố Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dƣơng do không gắn với quy hoạch xây dựng nhà ở cho

công nhân nên đã làm phát sinh nhiều vấn đề xã hội; việc quy hoạch nhiều nhà máy trong đô thị dẫn đến quá tải nay phải có kế hoạch di chuyển sang địa phƣơng khác...

Nhìn chung trong toàn quốc việc bố trí đầu tƣ rất dàn trải. Theo số liệu của Bộ Kế hoạch & đầu tƣ, khoảng 1.430 ( khoảng 13%) dự án thuộc nhóm B và C bố trí quá thời gian quy định, trong đó khoảng 250( 14,2% ) dự án nhóm B bố trí vốn kéo dài quá 4 năm ( các bộ, ngành khoảng 110 dự án, địa phƣơng khoảng 140 dự án) ; có 1.180 ( 12,9% ) dự án nhóm C bố trí vốn kéo dài quá 2 năm( bộ, ngành là 145 dự án, địa phƣơng 1.035 dự án). Tình trạng dàn trải trong bố trí kế hoạch đầu tƣ bằng nguồn vốn ngân sách của các Bộ, ngành và các tỉnh, thành phố đã xảy ra liên tục từ năm 1996 đến nay. Tình trạng này đƣợc tích tụ từ nhiều năm, gây lãng phí lớn và dẫn đến hiệu quả đầu tƣ thấp, chậm đƣợc khắc phục. Bình quân vốn bố trí cho một dự án qua các năm có xu hƣớng giảm dần. Một số Bộ, ngành và địa phƣơng vẫn chƣa chấp hành đúng quy định về quản lý đầu tƣ và xây dựng, bố trí vốn cho một số công trình, dự án chƣa đủ thủ tục về đầu tƣ. Chỉ tính riêng các dự án đầu tƣ thuộc nguồn vốn cân đối ngân sách nhà nƣớc do Trung ƣơng quản lý, năm 2001 có 357 dự án thiếu thủ tục đầu tƣ, năm 2002 có 598 dự án, năm 2003 có 365 dự án và năm 2004 có 377 dự án. Nhiều dự án khởi công chỉ có quyết định đầu tƣ, chƣa có quyết định phê duyệt thiết kế kỹ thuật và tổng dự toán, nhƣ Bộ Giao thông Vận tải (17 dự án), Bộ Y tế (11 dự án), Bộ Công an (10 dự án).

ĐTXDCB của nhà nƣớc còn mang tính chất khép kín và thiếu cơ chế giám sát. Khép kín trong nội bộ ngành và khép kín trong ĐTXDCB nhà nƣớc.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)