Nhóm giải pháp về hoàn thiện mô hình quản lý trong đầu tƣ xây

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 86)

tƣ xây dựng cơ bản của nhà nƣớc

3.2.3.1.Thống nhất quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB

Nhà nƣớc nên nghiên cứu giao Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nƣớc về công tác đấu thầu thay vì Bộ Kế hoạch & đầu tƣ. Giao chức năng quản lý nhà nƣớc về quản lý toàn diện trong lĩnh vực XDCB cho Bộ Xây dựng. Chính phủ chịu trách nhiệm chung về ĐTXDCB. Bộ Kế hoạch & đầu tƣ và Bộ Tài chính chịu trách nhiệm về kế hoạch và vốn cho ĐTXDCB của nhà nƣớc. Thống nhất quản lý nhà nƣớc về quy hoạch kiến trúc trong XDCB. Việc quản lý nhà nƣớc về ĐTXDCB đƣợc giao cho nhiều đơn vị quản lý sẽ xảy ra chồng chéo, nhiều thủ tục phiền hà nhƣng việc chịu trách nhiệm toàn diện không có. Việc quản lý quy hoạch kiến trúc hiện tại ở một số tỉnh, thành giao cho Sở quy hoạch kiến trúc. Nhiều đơn vị tỉnh, thành không có Sở này. Ở cấp bộ, quy hoạch kiến trúc chƣa đƣợc giao rõ ràng cho một đơn vị nào chịu trách nhiệm toàn diện và đến cùng. Việc cấp phát và quản lý vốn ở ngành kế hoạch đầu tƣ và tài chính còn nhiều thủ tục rƣờm rà nhƣng quản lý vốn nhà nƣớc đƣợc cấp phát ra chƣa có hiệu quả, còn lỏng lẻo và hình thức. Nhà nƣớc nên bỏ bộ chủ quản ngành trong lĩnh vực ĐTXDCB để tránh tầng nấc trung gian, nhiều kẽ hở và không đảm bảo tính tổng thể của XDCB. Tránh tình trạng đào lên, xới xuống, tránh tình trạng ngành ngành XDCB, manh mún, vỡ vụn kiến trúc, tránh tình trạng ban hành các quy định riêng của các ngành và địa phƣơng gây bất cập, mâu thuẫn, cát cứ. Tăng cƣờng giám sát và khắc phục quy trình khép kín. Một điều dễ thấy là ở nhiều dự án của bộ, ngành, địa phƣơng, tất cả các khâu đều do cơ quan, doanh nghiệp của bộ ngành, địa phƣơng đó làm, khép kín từ quy hoạch, quyết định đầu tƣ, khảo sát thiết kế, đấu thầu, thi công, quyết toán...

3.2.3.2.Đổi mới việc quản lý ĐTXDCB đổi với các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội nghề nghiệp

Đây là một giải pháp có tính đột phá nhằm nâng cao hiệu quả và chấn chỉnh công tác ĐTXDCB. Tuy nhiên đây là một vấn đề rất khó. Nhiều tổ chức chính trị xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp đã bị hành chính hoá cao độ hoạt động đoàn thể và phong trào của mình, thậm chí đến cả công tác cán bộ. Các tổ chức này nhiều năm nằm trong cơ chế tập trung quan liêu bao cấp nên còn hoạt động theo kiểu thành tích, phong trào, hô hào chung chung, quan liêu hành chính mệnh lệnh. Quan trọng hơn là tâm thế ỷ lại, xin - cho làm cho hoạt động ĐTXDCB rối ren, lạc hậu, chồng chéo, phi kinh tế và cuối cùng là kém hiệu quả. Khó có thể chỉ ra một công trình nào nhà nƣớc bỏ vốn cho các tổ chức này thực hiện lại hiệu quả hơn là giao cho các cơ quan chức năng. Năng lực chuyên môn yếu, năng lực quản lý điều hành kinh tế và đầu tƣ yếu, thiếu chuyên nghiệp, chỉ hoạt động theo kiểu thành tích, thi đua, mệnh lệnh không thể đáp ứng đƣợc yêu cầu cao của ĐTXDCB trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Hơn nữa lợi ích từ việc ĐTXDCB đƣợc phân phối không rõ ràng, nửa bao cấp, nửa kinh doanh làm thất thoát lãng phí và tham nhũng. Xét các tổ chức này với tƣ cách nhƣ một bộ chủ quản ngành trong việc ĐTXDCB chúng ta thấy không có cơ sở. Bởi vì bản chất của các tổ chức này là hoạt động tự nguyện trên cơ sở mong muốn của các thành viên. Các tổ chức này không thể lấy ngân sách nhà nƣớc từ nguồn thu thuế của nhân dân để chi tiêu cho ĐTXDCB. Xét sự tham gia của các đơn vị trực thuộc các tổ chức này tham gia trong lĩnh vực kinh doanh XDCB chúng ta thấy rằng các doanh nghiêp này phải chuyển đổi hình thức, chẳng hạn cần đƣợc cổ phần hoá, đƣợc chuyển đổi thành các công ty TNHH. Bỏ cơ chế bộ chủ quản đối với các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp này chỉ nên hoạt động theo luật, không chạy theo thành tích, không núp bóng để làm chính sách xã hội. Chính sách xã hội phải tách bạch với kinh doanh. Các doanh nghiệp loại này chỉ nên kêu gọi vốn và

hoạt động nhƣ khu vực vốn tƣ nhân và nƣớc ngoài. Riêng lĩnh vực gọi vốn phải hoạt động hoặc nhƣ các doanh nghiệp hoặc nhƣ các tổ chức phi chính phủ, không đƣợc hành chính hoá, nhà nƣớc hoá. Sau khi gọi vốn xong cần bàn giao vốn quản lý theo quy trình của nhà nƣớc.

Phải quản lý chặt chẽ tiêu chuẩn ( thành lập, trình độ khả năng công nghệ, quy hoạch chung...), đóng thuế của các đơn vị trực thuộc các tổ chức này khi chƣa chuyển đổi hình thức để đảm bảo ƣu tiên trong chính sách nhƣng không ƣu tiên trong chất lƣợng.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)