Một là ĐTXDCB của nhà nƣớc chỉ nên tập trung vào một số lĩnh vực then chốt gắn liền với vai trò sửa chữa thất bại thị trƣờng của nhà nƣớc. Nhà nƣớc nên tập trung ĐTXDCB để sản xuất hàng hoá công, xây dựng kết cấu hạ tầng, đảm bảo các lợi ích xã hội trọng yếu, an ninh quốc phòng, hƣớng tới hiệu quả chung của ĐTXDCB và hiệu quả riêng của ĐTXDCB của nhà nƣớc.
Hai là, nhà nƣớc cần khuyến khích và tạo điều kiện cho thành phần kinh tế ngoài nhà nƣớc tham gia đầu tƣ để tăng nhanh tốc độ phát triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, vì mục tiêu dân giàu nƣớc mạnh xã hội công bằng dân chủ văn minh. Nhà nƣớc không chèn lấn, làm thay khu vực đầu tƣ mà tƣ nhân và đầu tƣ nƣớc ngoài có thể làm đƣợc. Huy động các nguồn vốn từ khu vực tƣ nhân, vốn đầu tƣ nuớc ngoài tại Việt Nam làm tăng nhanh tỷ trọng đầu tƣ của khu vực này trong toàn bộ hoạt động ĐTXDCB. Khuyến khích các thành phần này đầu tƣ chủ yếu vào công nghiệp, thƣơng mại, dịch vụ và nông nghiệp trình độ cao.
Ba là, ĐTXDCB của nhà nƣớc phải có hiệu quả KTXH thiết thực, bao gồm hiệu quả của chính ĐTXDCB của nhà nƣớc và hiệu quả chung của hoạt động ĐTXDCB. Phải coi hoạt động ĐTXDCB của nhà nƣớc là một hoạt động kinh tế thực sự trong nền kinh tế thị trƣờng.
Bốn là, tăng cƣờng tính cạnh tranh trong hoạt động ĐTXDCB của nhà nƣớc. Nếu ĐTXDCB của nhà nƣớc có tính cạnh tranh yếu thì khó có động lực thúc đẩy các cá nhân và tổ chức tham gia vào ĐTXDCB của nhà
nƣớc nỗ lực nâng cao sức cạnh tranh trên thị trƣờng, đổi mới công nghệ, tổ chức sản xuất hợp lý, bồi dƣỡng nhân lực trình độ cao,...
Năm là, ĐTXDCB của nhà nƣớc phải hỗ trợ và thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế của Việt Nam ngày càng sâu và rộng vào nền kinh tế thế giới.