Trong những năm vừa qua, các báo cáo của Quốc hội, Chính phủ về ĐTXDCB đều nhấn mạnh đến thất thoát, đặc biệt là trong ĐTXDCB của nhà nƣớc. Thất thoát trong ĐTXDCB đã làm cho công trình không có đúng
giá trị thực theo quyết toán. Các dạng thất thoát chủ yếu trong ĐTXDCB thƣờng bao gồm :
+ Thất thoát do quản lý không tốt nên dẫn đến việc rút ruột công trình + Thất thoát do thiết kế không đúng, quá dƣ so với thực tế thi công + Thất thoát do kéo dài thời gian thi công
+ Thất thoát trong bàn giao đƣa công trình vào sử dụng, thanh quyết toán Lãng phí trong ĐTXDCB là một trở lực phát triển đất nƣớc. Trong kỳ họp Quốc hội năm 2005, Bộ trƣởng Bộ Tài chính báo cáo, mặc dù không có thống kê, song con số thất thoát trong ĐTXDCB khoảng 20-30%. Từ con số này lấy năm 2005 làm ví dụ : tổng sản phẩm quốc nội (GDP) cả nƣớc, theo tính toán của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) vào khoảng trên 50 tỉ USD. Trong thực tế, mỗi năm Chính phủ dành riêng cho việc đầu tƣ khoảng 30% GDP (tƣơng đƣơng 16-17 tỉ USD). Nếu con số thất thoát chiếm 30% tổng số tiền đầu tƣ, tính ra số tiền thất thoát trong ĐTXDCB mỗi năm không nhỏ hơn 2 tỉ USD! Khoản tiền đó đủ để xây dựng một nhà máy lọc dầu cỡ nhƣ Dung Quất. Tất nhiên, đây mới chỉ là con số ƣớc đoán, nhƣng chắc rằng nó cũng có ý nghĩa trong việc xem xét số tiền thất thoát trong ĐTXDCB, đặc biệt là ĐTXDCB của nhà nƣớc.
Lãng phí thƣờng bao gồm : + Do quy hoạch sai
+ Do công trình đƣợc xây dựng không phù hợp về địa điểm và thời gian + Do quy mô công trình không phù hợp với yêu cầu sử dụng
+ Do công trình không đảm bảo chất lƣợng + Không phù hợp giữa nội dung và hình thức
+ Công trình xây dựng không đảm bảo cảnh quan và môi trƣờng + Công trình đƣợc xây dựng thiếu đồng bộ, sử dụng không hết công suất + Chậm đƣa vào sử dụng
Theo tính toán của giáo sƣ David Dapice, Trƣờng Đại học Harvard tại hội thảo về kinh nghiệm 20 năm đổi mới của Việt Nam, tổ chức tại Hà
Nội: tổng GDP của Việt Nam trong vài năm trở lại đây đạt khoảng 50 tỉ USD/năm; trong đó luồng vốn nƣớc ngoài (thu ngoại tệ từ dầu thô, đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài và tài trợ ODA) chiếm 25-30% GDP. Trên thực tế, mỗi năm, tổng vốn đầu tƣ chiếm 30% GDP. Với số tiền này, nếu đầu tƣ khôn ngoan, mỗi năm tốc độ tăng trƣởng của nền kinh tế phải đạt con số 9- 10%, chứ không chỉ dừng lại ở mức 7-8% nhƣ thời gian qua. Dẫn chứng cho vấn đề này, giáo sƣ David Dapice đƣa ra ví dụ: trong năm 2005, Chính phủ đã giao cho Tổng công ty công nghiệp tàu thủy Việt Nam (Vinashin) số tiền 750 triệu USD từ việc phát hành trái phiếu Chính phủ, nhằm mở rộng các nhà máy đóng tàu. Thế nhƣng, trong khi ở Ấn Độ, số tiền đầu tƣ cho 1 nhà máy đóng tàu cỡ 120.000 tấn chỉ hết 90 triệu USD, thì Vinashin lại tiêu tốn đến 150 triệu USD. Nhƣ vậy, với cùng một thời gian đóng tàu 18 tháng, cùng một giá bán, việc đóng tàu của Việt Nam phục vụ vào mục đích bán (số lƣợng) hơn là lợi nhuận từ vốn.
Chính những công trình, dự án có số phận nhƣ: chậm hoàn thành, đầu tƣ không đúng, dàn trải, không kịp thời đƣa vào khai thác sử dụng... một mặt làm thất thoát tiền bạc nhƣng mặt khác còn trầm trọng hơn nữa là lực cản của sự phát triển của nền kinh tế đất nƣớc, làm giảm tốc độ tăng trƣởng.
Ngoài việc thất thoát, lãng phí xảy ra ở hầu hết các công trình ĐTXDCB của nhà nƣớc, thì việc tiêu cực tham nhũng xảy ra thƣờng xuyên. Nó trở thành chuyện bình thƣờng trong các công trình ĐTXDCB của nhà nuớc. Tiêu cực tham nhũng làm cho chất lƣợng công trình giảm sút, làm hƣ hỏng cán bộ, làm nản lòng các nhà đầu tƣ và mất niềm tin của nhân dân. Giả sử nếu tỷ lệ thất thoát tham nhũng ở các công trình đầu tƣ của nhà nƣớc trong năm 2005 là 10% thì giá trị thất thoát là 17.500 tỷ đồng. Số vốn này đủ để xây dựng mới khoảng 5 nhà máy xi măng công suất trên 1,2 triệu tấn/ năm/1 nhà máy. Nếu tính chung cho cả vốn đầu tƣ toàn xã hội thì với tỷ lệ thất thoát này sẽ là 33.500 tỷ đồng. Lƣợng thất thoát này đủ để xây dựng 3 nhà máy thuỷ điện Yaly hoặc 3 công trình đƣờng dây 500KV. Theo báo
cáo của Ðoàn giám sát Quốc hội, trong số 1.505 dự án về xây dựng đƣợc kiểm tra, có 176 dự án vi phạm quy định về thẩm định dự án; 198 dự án, công trình vi phạm quy chế đấu thầu; 802 dự án, công trình thi công sai thiết kế, sai chủng loại vật tƣ, thiết bị, không phê duyệt khối lƣợng phát sinh, vi phạm các quy định về trình tự thủ tục trong quản lý đầu tƣ xây dựng, về quản lý chất lƣợng, nghiệm thu, thanh toán công trình; 415 dự án, công trình vi phạm về thiết kế, khảo sát; 720 dự án, công trình vi phạm quy định trong giai đoạn đƣa công trình vào khai thác, sử dụng. Trong hai năm 2002 - 2003, thanh tra chuyên ngành xây dựng đã tổ chức thanh tra 31 dự án xây dựng với tổng vốn đầu tƣ là 17.300 tỷ đồng, thì cả 31 dự án đều có sai phạm với số tiền thất thoát, lãng phí lên đến 2.070 tỷ đồng. Báo cáo của Tổng hội Xây dựng Việt Nam về 59 công trình xây dựng có biểu hiện lãng phí, thất thoát cho thấy, có 27% các công trình do chất lƣợng kém, phải bổ sung kinh phí mới sử dụng đƣợc; 36% các công trình không sử dụng đƣợc do chọn địa điểm xây dựng không thích hợp, chất lƣợng kém (đặc biệt là các công trình của chƣơng trình 135); 25% các công trình do quyết toán khống làm thất thoát gần 300 tỷ đồng, riêng Công trình đƣờng Thạch Yên - Công Sự của tỉnh Kiên Giang thất thoát tới 58,6% vốn đầu tƣ...Từ năm 2001 đến nay, lực lƣợng công an đã liên tục phát hiện, điều tra nhiều vụ án tham nhũng lớn trong lĩnh vực ĐTXDCB, gây thiệt hại đặc biệt nghiêm trọng tài sản của Nhà nƣớc, nhƣ: Vụ xây dựng khu vui chơi giải trí Thủy cung Thăng Long - Hà Nội; vụ xây dựng tuyến đƣờng Nậm Pục - Pắc Ma của huyện Mƣờng Tè tỉnh Lai Châu; vụ Lã Thị Kim Oanh và đồng bọn ở Công ty Tiếp thị và Thƣơng mại nông nghiệp thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; vụ tham ô, cố ý làm trái tại Công ty Dịch vụ kỹ thuật dầu khí Vietsovpetro; vụ tham ô, cố ý làm trái trong thi công xây dựng Kho cảng Thị Vải, và gần đây là vụ lừa đảo trong đầu tƣ xây dựng của Nguyễn Ðức Chi, Chủ tịch HÐQT Công ty liên doanh Rusalka - Nha Trang...
Lãng phí, thất thoát, tiêu cực, tham nhũng xảy ra ở tất cả các giai đoạn của quá trình ĐTXDCB của nhà nƣớc, từ khi bắt đầu chuẩn bị đầu tƣ cho đến lúc đƣa công trình vào sử dụng.
Ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ, sai phạm chủ yếu xảy ra trong việc xác định dự án đầu tƣ, lập và thẩm định dự án.
Ở giai đoạn thực hiện đầu tƣ tiêu cực tham nhũng, thất thoát lãng phí xảy ra ở tất cả các khâu. Từ việc cấp giấy phép, cấp và giao đất cho thuê đất, giải phóng mặt bằng, đền bù giải toả, tái định cƣ, tƣ vấn khảo sát thiết kế, cho đến việc việc mua sắm trang thiết bị, xây lắp và cả trong vận hành, nghiệm thu, quyết toán.
Về giao và cho thuê đất, thƣờng xảy ra các dạng sai phạm sau :
Một là quá dễ dãi, bỏ qua nhiều thủ tục để giao đất, cho thuê đất để trục lợi, làm thất thoát, lãng phí đất đai của nhà nƣớc. Hai là, gây khó dễ trong việc giao đất, cho thuê đất để bắt buộc các chủ đầu tƣ phải chi phí tiêu cực. Ba là xin đất, dùng đất công chƣa sử dụng để rồi sử dụng sai mục đích, chia lô bán nền, sang nhƣợng trái phép kiếm lời làm cho quỹ đất của nhà nƣớc ngày càng ít đi và đƣa đất đai vào sử dụng không đúng mục đích, hiệu quả kém.
Về giấy phép xây dựng, nhìn chung các công trình ĐTXDCB của nhà nuớc, doanh nghiệp có vốn nƣớc ngoài thƣờng tuân thủ việc xin giấy phép xây dựng, còn các công trình đầu tƣ của tƣ nhân có nhiều sai phạm trong việc cấp phép. Mặc dù số công trình xây dựng không có giấy phép hoặc sai phép đã giảm hẳn so với trƣớc, tuy nhiên đến năm 2004 số công trình xây dựng không phép, sai phép vẫn chiếm tỷ lệ lớn (trên 20%), có địa phƣơng tỷ lệ này còn lên tới 50%.
Về thực hiện việc đền bù giải phóng mặt bằng, tái định cƣ, chuẩn bị mặt bằng xây dựng trong thời gian qua cũng có nhiều thiếu sót. Trong đền bù xây dựng, thƣờng có những hiện tƣợng tiêu cực sau : Hoặc là nhà nƣớc đền bù không tƣơng xứng ( cao hoặc thấp) so với giá trị của nhà đất tại thời
điểm đền bù gây ra khiếu kiện, tiêu cực, tham nhũng. Hoặc là thông đồng khai khống diện tích, đơn giá để chia nhau hƣởng lợi. Hoặc là tiền đền bù không đến 100% với ngƣòi dân. Một Km đƣờng Kim Liên- Ô Chợ Dừa phải đền bù hết 750 tỷ đồng (đắt nhất thế giới) là điều khó có thể chấp nhận đƣợc. Công tác bồi thƣờng, giải phóng mặt bằng chƣa giải quyết tốt mối quan hệ lợi ích giữa nhà nƣớc, nhà đầu tƣ và ngƣời có đất bị thu hồi. Đền bù giải phóng mặt bằng không những ảnh hƣởng nghiêm trọng đến tiến độ thi công của các công trình xây dựng, mà còn tác động mạnh đến chất l- ƣợng và giá thành công trình. Không ít trƣờng hợp, giải phóng mặt bằng đã ảnh hƣởng tiêu cực tới xã hội. Đoạn đƣờng cao tốc Pháp Vân - Cầu Giẽ là một ví dụ. Đây là đoạn đƣờng cao tốc đầu tiên của Việt Nam đƣợc đầu tƣ hiện đại và đồng bộ, với chi phí 20 tỷ đồng/km. Do chậm trễ trong khâu giải phóng mặt bằng nên Ban quản lý phải chọn giải pháp là rút ngắn thời gian chờ lún của nền đƣờng. Cho đến nay, mặc dù đoạn đƣờng này đã đƣa vào khai thác nhƣng vẫn phải tiếp tục theo dõi lún sụt trên toàn tuyến. Xử lý mỗi điểm lún sụt là cả một vấn đề, vừa cản trở giao thông vừa tốn kém. Một số dự án khác nhƣ đƣờng vành đai 3, cầu Thanh trì, nút giao thông Ngã tƣ Sở (Hà Nội) đều phải chậm tiến độ do giải phóng mặt bằng.
Về nhà tái định cƣ phục vụ cho ĐTXDCB còn rất thiếu, Hà Nội là một ví dụ. Theo tính toán của các chuyên gia, nhu cầu tái định cƣ năm 2006 là 6.400 căn hộ và 1.200 thửa đất. Nhƣ vậy, năm nay Hà Nội vẫn còn thiếu 2.444 căn hộ. Thực tế vừa qua cho thấy nhà tái định cƣ triển khai rất chậm chạp, kéo dài thời gian dẫn đến hậu quả nhiều dự án dở dang, không tái định cƣ đƣợc nên kéo theo đó là không thể giải phóng mặt bằng. Thời gian thi công công trình kéo dài làm thất thoát, lãng phí kéo theo chủ đầu tƣ và nhà thầu phải bỏ thêm chi phí đầu tƣ.
Về mua sắm trang thiết bị và công nghệ trong quá trình thực hiện ĐTXDCB trong thời gian qua có rất nhiều sai sót. VNPT là một ví dụ điển hình, trong đó có vụ Nguyễn Lâm Thái cung cấp trang thiết bị bƣu chính
viễn thông. Vụ này đã có 37/64 bƣu điện tỉnh, thành phố sai phạm và hậu quả là ngân sách nhà nƣớc đã bị thất thoát trên 40 tỉ đồng. Trong ngành giáo dục, theo kết quả kiểm tra bƣớc đầu riêng chƣơng trình xây dựng trƣờng học, cơ quan chức năng cho biết sai phạm 27,6 tỷ đồng. Bộ Giáo dục và Đào tạo, đã phát hiện hàng loạt sai phạm trong việc mua thiết bị lãng phí tiền tỷ tại Lạng Sơn, Quảng Ngãi, Phú Yên,...UBND tỉnh Lạng Sơn đã ép chƣơng trình mục tiêu quốc gia phải dùng hàng "địa phƣơng", vƣợt thẩm quyền nên 735 phòng học đã phải dùng cửa nhựa, chi phí tăng thêm so với dùng cửa gỗ khoảng 3,66 tỷ đồng nhƣng chất lƣợng kém hơn. Trong chƣơng trình 1 triệu tấn mía đƣờng, việc nhập thiết bị của Trung Quốc có sự thông đồng để nâng giá hàng triệu USD trên một dây chuyền. Những thiết bị này của Trung Quốc tuy mới nhƣng đã lạc hậu về công nghệ. Cùng nhập thiết bị của Trung Quốc, cùng công suất (1.000 tấn mía/ngày) nhƣng giá nhập chênh nhau hàng chục tỉ đồng: Nhà máy đƣờng Sơn La 65 tỉ đồng; Nhà máy đƣờng Kon Tum nhập 70 tỉ; Bình Thuận 75,2 tỉ và Trị An là 76 tỉ đồng... Nhiều nhà máy nhập dây chuyền thiết bị của Úc, giá đắt gấp đôi của Trung Quốc, nhƣng nhiều năm không hoạt động đƣợc nhƣ thiết kế, bị lỗ lớn. Nhà máy đƣờng Quảng Nam nhập dây chuyền của Úc trị giá 12 triệu USD, chi phí xây dựng hết 172 tỉ đồng và hiện đang lỗ tới 123 tỉ đồng. Nhà máy đƣờng Quảng Nam các đối tác đã giao máy móc thiết bị cũ, không đúng chủng loại, không đúng danh mục hợp đồng và công suất thiết kế nhƣng vẫn tự ý nhận và lắp đặt đã gây thiệt hại cho Nhà nƣớc 143.830 USD và hơn 1,5 tỉ đồng. Tại dự án mở rộng Nhà máy đƣờng Quảng Ngãi đƣợc Thủ tƣớng phê duyệt với mức đầu tƣ 218,736 tỉ đồng, qua mua sắm trang thiết bị đã gây thiệt hại cho ngân sách nhà nƣớc trên 20 tỉ đồng. Giám đốc đơn vị này còn mua của Trung tâm ứng dụng công nghệ mới TP Hồ Chí Minh 4 mô-tơ điện do Nhật sản xuất, theo dự toán là 5 tỉ đồng, nhƣng thực tế mua chỉ 2,5 tỉ đồng và dù mua với giá do Nhật sản xuất nhƣng khi vận hành mới phát hiện xuất xứ các linh kiện là ở Việt
Nam. Trong ngành hàng không, Cụm cảng hàng không miền Trung (CCHKMT) sai trái trong việc mua sắm trang thiết bị, phụ tùng thay thế trị giá hàng tỉ đồng mà không có sự tham gia của các phòng ban chức năng liên quan. Trong ngành dầu khí, tại Vũng Tàu trong dự án nhà ở block 140 chỗ, Interpet Việt Nam đã lập hợp đồng giả để giành quyền mua thiết bị. Công ty Interpet đã mua bán vật tƣ thiết bị trôi nổi và lắp đặt cho dự án. Và từ đó, đã cho ra đời các phụ lục, hóa đơn chứng từ nâng khống giá thiết bị, vật tƣ để rút tiền nhà nƣớc. Chẳng hạn, chỉ một dàn bơm treo, thực tế mua của nhà máy Z751 Bộ Quốc phòng chỉ 200 triệu đồng, nhƣng đã nâng giá lên hơn 100 ngàn USD. Tại Tổng Công ty Than Việt nam ( TVN), việc mua sắm trang thiết bị trong 5 năm mất hàng triệu USD. Thanh tra tại 11 đơn vị thành viên của TVN và kiểm tra dự án xây dựng Nhà máy Nhiệt điện Na Dƣơng (Lạng Sơn), cơ quan chức năng đã phát hiện từ năm 1999 - 2004, TVN đã đầu tƣ mua sắm trang thiết bị với tổng trị giá 7.354.445 triệu đồng, trong đó có 3.203.053 triệu đồng mua thiết bị không lắp đặt. Xem xét 132 gói thầu với tổng giá trị gần 1.438 tỷ đồng mua sắm thiết bị không lắp đặt, phát hiện nhiều gói thầu chỉ định thầu sai quy định. Cụ thể, Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc TVN quyết định chỉ định thầu, mua sắm trực tiếp 71 gói thầu có giá trị lớn hơn 1 tỷ đồng (tổng giá trị 636.247 triệu đồng và 30.808.611 USD), đáng lẽ ra theo quy định buộc phải tổ chức đấu thầu. Tổng giám đốc TVN phê duyệt kế hoạch đấu thầu 37 gói thầu với giá trị trên 532 tỷ đồng khi không có ủy quyền của HĐQT. Một số giám đốc doanh nghiệp thành viên dƣới quyền cũng chỉ định thầu 5 gói thầu có giá trị trên 1 tỷ đồng với tổng giá trị hơn 12 tỷ đồng. Chủ tịch HĐQT và Tổng giám đốc TVN cho các đơn vị thành viên đƣợc áp dụng kết quả xét thầu