Công tác tổ chức cán bộ và quản lý

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 78)

Từ năm 1998 trở về trƣớc việc quản lý ĐTXDCB đƣợc giao cho hệ thống Uỷ ban XDCB nhà nƣớc từ Trung ƣơng đến địa phƣơng. Uỷ ban XDCB các cấp quản lý toàn diện từ khâu thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ, phê duyệt thiết kế, dự toán, tổng dự toán. Mô hình này mang nặng tính bao cấp và còn nhiều vấn đề bất cập, nhƣng cũng đã tạo ra đƣợc sự quản lý thống nhất trong toàn bộ lĩnh vực ĐTXDCB. Đến năm 1998, Uỷ ban XDCB của Nhà nƣớc đƣợc sát nhập vào Bộ Xây dựng. Từ đó không chỉ có Bộ Xây dựng mà còn nhiều Bộ, ngành khác cũng có chức năng quản lý về ĐTXDCB. Việc quản lý chồng chéo đã xảy ra và gây ra sự không thống nhất, mâu thuẫn, khó quản lý và thất thoát. Ví dụ nhƣ thẩm quyền ban hành định mức kinh tế kỹ thuật xây dựng là của Bộ Xây dựng, nhƣng hiện nay có nhiều bộ ngành cũng ban hành định mức kinh tế kỹ thuật. Ngành Bƣu chính viễn thông đã đầu tƣ nhiều ngàn tỷ đồng cho ĐTXDCB. Tất cả các định mức kinh tế kỹ thuật đều do ngành ban hành và thực hiện một cách khép kín, nhƣng lại thiếu cơ quan kiểm tra độ tin cậy của các tiêu chuẩn định mức đó nên thất thoát lãng phí là điều khó tránh khỏi. Cũng cần phải nói thêm rằng quản lý ĐTXDCB đã không theo kịp thực tiễn, nên khi triển khai không có văn bản áp dụng. Việc đầu tƣ khép kín trong các bộ, ngành cũng là một vấn đề nhức nhối. Ví dụ, Bộ Giao thông Vận tải lập ra các ban quản lý dự án ( PMU) để quản lý vốn ĐTXDCB cho Bộ Giao thông Vận tải do nhà nƣớc giao. Nhƣng bên cạnh đó Bộ Giao thông Vận tải lại lập ra các Công ty xây dựng công trình giao thông để tham gia đấu thầu và thi công các công trình do PMU của Bộ Giao thông Vận tải làm chủ đầu tƣ. Chức năng quản lý ĐTXDCB không rõ nên một công trình đƣợc triển khai thì có

nhiều cơ quan tham gia quản lý, làm cho thủ tục hành chính nặng nề. Thế nhƣng khi có sự cố công trình thì không có đơn vị, cá nhân nào chịu trách nhiệm chính vì có quá nhiều đơn vị cùng chịu trách nhiệm tập thể. Ví dụ một con đƣờng chạy qua một đô thị, nhƣng có nhiều bộ, ngành cùng tham gia quản lý. Bộ Giao thông Vận tải quản lý mặt đƣờng, Bộ Xây dựng quản lý cấp thoát nƣớc, Bộ Công nghiệp quản lý hệ thống điện, Bộ Công an quản lý trật tự an toàn, Bộ Bƣu chính Viễn thông quản lý đƣờng cáp quang chạy theo con đƣờng, Bộ quốc phòng quản lý đƣờng dây thông tin quốc phòng và các đơn vị quân đội đóng dọc con đƣờng, Bộ Tài nguyên Môi trƣờng quản lý về đất đai ... Dƣới các bộ, ngành, UBND lại có các chủ đầu tƣ quản lý từng công trình trong tổng thể hệ thống công trình trên con đƣờng đó. Do thiếu kế hoạch đầu tƣ, đầu tƣ dàn trải, thiếu vốn đầu tƣ đồng bộ cho cả con đƣờng nên đơn vị chủ đầu tƣ nào lo đƣợc vốn trƣớc thì thi công trƣớc, đơn vị nào lo sau thì thi công sau. Tình trạng đó làm cho các công trình đầu tƣ này đào lên đắp xuống nhiều lần, chắp vá, lãng phí, chóng xuống cấp, gây ách tắc trong giao thông, ô nhiễm môi trƣờng. Các tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội nghề nghiệp cũng tham gia XDCB, quản lý các đơn vị trực thuộc tham gia vào lĩnh vực XDCB từ nguồn vốn ngân sách cấp và thành lập các đơn vị trực thuộc kinh doanh xây lắp XDCB nhƣng hiệu quả kém và quản lý chƣa tốt. Sự việc cầu Văn thánh 2 ở Thành phố Hồ Chí Minh do lực lƣợng thanh niên xung phong thành phố làm chủ đầu tƣ là một ví dụ. Chƣơng trình xoá cầu khỉ trong giao thông đồng bằng sông Cửu Long do Đoàn Thanh niên khởi xƣớng và thực hiện cần phải đƣợc xem xét lại ở góc độ ĐTXDCB về tính hiệu quả, sự đảm bảo an toàn cho giao thông nông thôn.

Về hình thức quản lý dự án, Nghị định 52/1999/CP của Chính phủ có nêu ra 4 hình thức quản lý dự án, nhƣng trong những năm qua, chúng ta thấy 4 hình thức này vừa thiếu lại vừa thừa. Chẳng hạn các PMU cần phải chuyển đổi hình thức. Các hình thức mới cần đƣợc nghiên cứu xem xét bổ

sung thêm nhƣ hình thức đấu thầu quản lý dự án. Trong những năm qua một số mô hình quản lý mới đã và đang đƣợc xem xét thành lập nhƣ Tổng Công ty quản lý vốn nhà nƣớc, Tổng Công ty quản lý đƣờng cao tốc, đơn vị quản lý đƣờng trục chính bƣu chính viễn thông...nhƣng chƣa khẳng định đƣợc tính ƣu việt và hiệu quả rõ rệt. Vì những chồng chéo nhƣ trên, vì một công trình có nhiều đơn vị tham gia nhƣng khi có sự cố công trình không quy đƣợc trách nhiệm chính.

Công tác thanh tra kiểm tra và đặc biệt là thanh tra kiểm tra ĐTXDCB là một nội dung quan trọng trong hoạt động quản lý nhà nƣớc đối với ĐTXDCB nhà nƣớc. Hoạt động này cũng còn rất nhiều yếu kém. Thanh tra trong lĩnh vực ĐTXDCB chủ yếu mới chỉ xem xét đƣợc sai sót về thủ tục trình tự mà ít có khả năng xem xét chất lƣợng công trình và đánh giá hiệu quả đầu tƣ theo các lý thuyết kinh tế hiện đại. Ngay cả các cơ quan thanh tra kiểm tra cũng có các tiêu cực tham nhũng làm cho việc kiểm soát tình trạng hƣ hỏng, sai sót trong lĩnh vực ĐTXDCB gặp nhiều khó khăn. Mặt khác quyết định đầu tƣ thƣờng do thủ trƣởng các cấp có thẩm quyền quyết định. Khi thanh tra, thƣờng thanh tra của thủ trƣởng tiến hành, vì vậy các kết luận thanh tra đƣợc sử dụng chƣa đúng mức. Thu hồi, xử lý sau thanh tra còn chƣa hiệu quả. Việc xử lý kỷ luật các cá nhân sai phạm còn nhiều vấn đề chƣa nhƣ mong muốn. Việc phát hiện ra các vụ việc tiêu cực, tham nhũng trong XDCB phần nhiều là do dân tố cáo hoặc do các cơ quan thông tin đại chúng phát hiện. Các cơ quan thanh tra, kiểm tra, điều tra, các cơ quan quản lý nhà nƣớc, các cơ quan bảo vệ pháp luật phát hiện còn rất ít. Nhà nƣớc cần có cơ chế để công khai minh bạch tất cả các khâu và các dự án ĐTXDCB trừ các công trình đặc biệt quan trọng phải giữ bí mật quốc phòng, an ninh quốc gia theo quy định để nhân dân giám sát.

Chương 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN CỦA NHÀ NƢỚC

TRONG THỜI GIAN TỚI Ở NƢỚC TA

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 78)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)