Giai đoạn trƣớc năm 1986

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 26)

Mỗi một thời kỳ nhất định trong lịch sử, tại những quốc gia và vùng lãnh thổ khác nhau, con ngƣời đều có cách thức quản lý ĐTXDCB, có những nét cá biệt thể hiện trong các khuôn khổ pháp lý và các quy định riêng của nhà cầm quyền.

Từ năm 1945-1954 đất nƣớc ta còn nghèo nàn và lạc hậu, các công trình ĐTXDCB còn ít. Cả nƣớc đang dồn sức cho cuộc kháng chiến đánh đuổi đế quốc thực dân xâm lƣợc. Mặt khác, vì khối lƣợng xây dựng không lớn lại nằm trong bối cảnh nghiêm ngặt của thời bao cấp và chiến tranh nên việc thực thi các quy định của chính quyền tƣơng đối nghiêm túc và thuận lợi. Các công trình ĐTXDCB của nhà nƣớc trong thời kỳ này chủ yếu phục vụ cho kháng chiến. Công trình ĐTXDCB của các thành phần kinh tế khác ngoài nhà nƣớc hầu nhƣ không có.

Giai đoạn từ 1954-1975, Miền Bắc tiến hành xây dựng Chủ nghĩa xã hội, Miền Nam tiếp tục tiến hành đấu tranh giải phóng, thống nhất nƣớc nhà. Ở Miền Nam việc xây dựng chủ yếu thực hiện ở đô thị và các khu quân sự phục vụ đắc lực cho Mỹ và chế độ Sài gòn cũ. Việc quản lý ĐTXDCB đƣợc thực hiện theo các luật lệ cũ, có bổ sung. Ở Miền Bắc chúng ta tập trung xây dựng các công trình ĐTXDCB theo định hƣớng XHCN. Nguồn vốn dành cho ĐTXDCB có sự viện trợ của nƣớc ngoài, đặc biệt là trong hệ thống các nƣớc XHCN. Quan điểm xuyên suốt thời kỳ này là ƣu tiên phát triển công nghiệp nặng trên cơ sở phát triển công nghiệp nhẹ và nông nghiệp. Trong thời gian từ 1954-1975, ở Miền Bắc, ĐTXDCB đƣợc thực hiện từ nguồn vốn ngoài nhà nƣớc rất ít mà chủ yếu là từ ngân

sách nhà nƣớc.Việc quản lý ĐTXDCB theo cơ chế chỉ đạo tập trung bao cấp. Công tác XDCB đƣợc tập trung về các Bộ chuyên ngành với hệ thống các công ty, xí nghiệp trực thuộc. Một số Bộ đƣợc giao làm chủ đầu tƣ và tổ chức thi công theo kế hoạch, vốn đƣợc giao cho từng công trình. Việc thực hiện chủ yếu theo mệnh lệnh hành chính và thi đua. Hiệu quả đầu tƣ ít đƣợc xem xét một cách nghiêm túc và tính hiệu quả không đƣợc coi nhƣ là quan điểm chỉ đạo ĐTXDCB. Tính mục đích trong các công trình XDCB đƣợc chú trọng hơn. Tuy nhiên tham nhũng, thất thoát ít xảy ra và nếu có cũng ở quy mô nhỏ. Lãng phí là vấn đề nổi cộm hơn cả tham nhũng. Giai đoạn này Uỷ ban kiến thiết Nhà nƣớc tập trung ban hành những tiêu chuẩn, quy phạm kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật làm cơ sở quản lý từ khâu thiết kế đến khâu thi công, đƣa công trình vào sử dụng. Trong thời kỳ này nhà nƣớc đã ban hành một số văn bản quan trọng nhƣ thông tƣ 354/TTg ngày 5/8/1957 về tăng cƣờng quản lý kiến thiết cơ bản ; Nghị định 64/CP ngày 19/11/1960 của Chính phủ ban hành điều lệ cấp phát kiến thiết cơ bản ; Nghị định 242/CP ngày 31/12/1971 của Chính phủ ban hành điều lệ lập, thẩm tra và xét duyệt thiết kế công trình xây dựng ; Nghị định số 50/CP ngày 1/4/1969 về XDCB ; Thông tƣ số 120/TTg ngày 19/11/1969 về XDCB ; Thông tƣ số 91/TTg ngày 10/9/1969 về XDCB ; Thông tƣ số 113/TTg ngày 25/3/1971 về XDCB ; Thông tƣ số 217/TTg ngày 13/6/1975 về XDCB. Trong thời kỳ này các văn bản pháp quy về ĐTXDCB đều nhằm để đảm bảo thực hiện kế hoạch, quản lý chặt chẽ vốn, quy định trình tự XDCB, thống nhất quản lý nhà nƣớc,... Thời kỳ này ĐTXDCB hoạt động mang nặng tính bao cấp, vốn từ ngân sách, còn khu vực tập thể là vốn tự có của Hợp tác xã, mảng tƣ nhân không đƣợc đề cập đến và thực tế cũng không đáng kể.

Giai đoạn từ 1975 -1986, đây là giai đoạn đất nƣớc thống nhất, cả nƣớc đi lên CNXH. Đất nƣớc vừa thoát khỏi chiến tranh tàn phá nặng nề, nên việc ĐTXDCB đƣợc đặt ra hết sức quan trọng. Tuy nhiên thời kỳ này

nền kinh tế vẫn hoạt động theo cơ chế mang tính chất tập trung, quan liêu, bao cấp, thực hiện theo kế hoạch và mệnh lệnh. Ngày 6/6/1981, Hội đồng Chính phủ đã ban hành Nghị định số 232/CP về điều lệ quản lý XDCB bao gồm 7 chƣơng và 50 điều. Đây là văn bản quy định đầu tiên có tính hệ thống về XDCB của nƣớc ta. Nghị định này thể hiện rõ quan điểm về quản lý ĐTXDCB trong thực hiện kế hoạch hoá đồng bộ và toàn diện; quản lý chặt chẽ và có hiệu quả vốn đầu tƣ; XDCB phải tuân theo trình tự thủ tục nhất định; phân định rõ chức năng quản lý nhà nƣớc và quản lý sản xuất kinh doanh,… Ngày 8/8/1985 Hội đồng Bộ trƣởng đã ban hành Nghị định số 237/HĐBT về quy chế giao nhận thầu trong XDCB. Ngày 6/1/1985 Chủ tịch Hội đồng Bộ trƣỏng đã ban hành Quyết định số 352/CT quy định hình thức tổ chức và hoạt động thiết kế xây dựng. Một số văn bản của Bộ Xây dựng và các ngành liên quan cũng đƣợc ban hành trong thời kỳ này. Các văn bản nói trên đã góp phần đƣa việc quản lý ĐTXDCB đi vào nề nếp. Tuy nhiên đặc điểm nổi bật của thời kỳ này là trình độ khoa học công nghệ trong XDCB còn yếu kém. Vốn dành cho ĐTXDCB trong toàn xã hội chủ yếu là vốn nhà nƣớc. Cơ chế quản lý ĐTXDCB mang tính chất tập trung quan liêu bao cấp và kế hoạch hoá. Biện pháp kích thích năng suất chất lƣợng hiệu quả là các phong trào thi đua. Vì vậy hiệu quả của các công trình ĐTXDCB cũng ít đƣợc xem xét. Nhiều công trình lãng phí, tham nhũng tiêu cực có xảy ra nhƣng ở mức độ không nghiêm trọng, quy mô không lớn. Bệnh thành tích trong ĐTXDCB khá trầm trọng. Thật ra thời kỳ bao cấp trong XDCB kéo dài đến hết tháng 10/1994, trƣớc khi Chính phủ ban hành Nghị định số 177/CP ngày 20/10/1994.

Một phần của tài liệu Đầu tư xây dựng cơ bản của nhà nước ở Việt Nam, thực trạng và giải pháp.PDF (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)