Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Thái Lan

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 51)

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ KINH NGHIỆM THỰC TIỄN VỀ HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG

1.3.1Kinh nghiệm của Ngân hàng thương mại Thái Lan

Thái Lan là một trong các quốc gia nằm trong khu vưc Đông Nam Á cùng với Việt Nam nên có những đặc điểm tương đối tương đồng. Những

thành tựu của Thái Lan đạt được trong những thập kỷ qua có sự đóng góp không nhỏ của hệ thống NHTM đặc biệt là thông qua các cơ chế tín dụng của NHTM, trong đó phải kể đến ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan.

Hoạt động ngân hàng (chủ yếu là tín dụng) đã phát triển cả về tổ chức và hoạt động nghiệp vụ với mạng lưới bao gồm 670 chi nhánh (lớn nhất trong hệ thống các NHTM)

Hoạt động tín dụng thường được tiến hành theo nhóm khách hàng. Mỗi nhóm khách hàng thường từ 5 đến 30 người và thường trung bình là 15 người. Những khách hàng có thu nhập cao và có tài sản thế chấp được trực tiếp tiếp cận vốn vay dưới hình thức tài khoản cá nhân.

Về lãi suất, từ năm 1997 ngân hàng đã áp dụng lãi suất điều hòa giữa các chi nhánh. Lãi suất cho vay được áp dụng một cách linh hoạt, mức lãi suất có sự điều chỉnh linh hoạt tùy theo giá trị của mỗi khoản vay và từng nhóm khách hàng. Từ tháng 3 năm 2003 lãi suất tối thiểu là 8%/năm. Những khách hàng có uy tín với ngân hàng thường được hưởng lãi suất ưu đãi.

Ngân hàng rất chú trọng đến công tác huy động vốn, nhất là việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Nhờ đó mà ngân hàng luôn chủ động trong việc định hướng và phát triển các sản phẩm tín dụng. Đến nay số lượng các tài khoản tiếp kiệm ở khu vực nông thôn đã lên đến hơn 10 triệu tài khoản.

Về chiến lược phát triển ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan luôn hướng tới khách hàng và tìm mọi cách để thỏa mãn một cách tối đa các nhu cầu về sản phẩm dich vụ tài chính dừa trên nguyên tắc đảm bảo hiệu quả, bảo toàn và phát triển đồng vốn hướng tới mục tiêu phát triển lâu dài của ngân hàng. Bên cạnh đó cắt giảm tối đa các chi phí phát sinh từ các hoạt động không hiệu quả, không cần thiết và áp dụng triệt để công nghệ hiện đại trong lĩnh vực tài chính ngân hàng như dịch vụ ngân hàng tự

động, các trung tâm, các điểm chấp nhận thẻ, dịch vụ internet banking, SMS banking….. Sự thành công đó được đánh giá khá khách quan thông qua các chiến dịch điều tra về chất lượng sản phẩm vụ ngân hàng với tỷ lệ 90 – 95% rất hài lòng. Nhờ đó ngân hàng đã xây dựng cho mình một hệ thống khách hàng truyền thống ngày một đông đảo.

Bên cạnh sự nỗ lực của mình Ngân hàng Nông nghiệp và hợp tác xã nông nghiệp Thái Lan còn nhận được sự hỗ trợ của Chính phủ và ngành như hỗ trợ về thuế, trích dự trữ bắt buộc ở mức tối thiểu, được tiếp cận với các nguồn vốn ưu đãi và hưởng lãi tái triết khấu thấp từ Ngân hàng Trung Ương Thái Lan.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 51)