C ơ cấu nguồn vốn theo thờ
PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM
3.1.1. Định hướng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng đến 2020 và vai trò của hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng
2020 và vai trò của hiện đại hóa công nghệ trong lĩnh vực Ngân hàng
3.1.1.1 Triển vọng kinh tế thế giới và trong nước
Trong thời đại toàn cầu hóa và kinh tế tri thức phát triển mạnh mẽ, trong điều kiện khoa học công nghệ phát triển nhanh chóng hơn thời kỳ trước rất nhiều, bối cảnh quốc tế tuy diễn biến phức tạp nhưng vẫn nổi rõ xu hướng lạc quan về một nền kinh tế tiếp tục tăng trưởng đến năm 2020, quy mô kinh tế
thế giới năm 2020 sẽ tăng 80% so với năm 2000, luồng đầu tư giữa các quốc gia ngày càng gia tăng. Kinh tế thế giới sẽ phát triển bền vững, chủ yếu dựa vào tri thức và công nghệ. Quá trình chuyển giao công nghệ giữa các quốc gia gia tăng cùng chiều với sự chuyển dịch các vốn đầu tư giữa các quốc gia, các vùng, khu vực,...
Nhìn một cách tổng quát, nền kinh tế Việt Nam đã có thế và lực hơn trước rất nhiều, tiếp tục tăng tốc và đạt mục tiêu đã đề ra vào năm 2010, làm tiền đề để bứt phá mạnh mẽ và phát triển hơn nữa cho đến năm 2020, nhất là vào giai đoạn 2015 - 2020 nhằm xây dựng một nền kinh tế công nghiệp hiện đại.
Kinh tế Việt Nam sẽ phải chống đỡ, khắc phục khủng hoảng để đạt mục tiêu đã đề ra vào năm 2010 và sau đó sẽ phát triển dựa nhiều vào tri thức, công nghệ, đổi mới hệ thống cơ cấu hạ tầng, điều hành phát triển kinh tế từ trung ương đến địa phương và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực giai đoạn 2015 - 2020.
Bước vào thời kỳ chiến lược (2011-2020) đất nước sẽ tích lũy được những kinh nghiệm quý và các bài học rút ra về các mặt chính trị, ngoại giao, kinh tế, xã hội, bảo vệ môi trường. Từ đó, tạo tiềm lực cho nền kinh tế phát triển lớn và mạnh hơn trước, nâng cao vị thế đất nước trên trường quốc tế cũng như cải thiện và tăng cường quan hệ quốc tế.
3.1.1.2 Định hướng chiến lược phát triển hệ thống ngân hàng - Về quan điểm phát triển
+ Phát triển ổn định và bền vững hệ thống ngân hàng là yêu cầu xuyên suốt chiến lược và quá trình thực hiện chiến lược ngân hàng.
Phát triển ổn định và bền vững của hệ thống ngân hàng là nền tảng quan trọng đảm bảo sự ổn định kinh tế vĩ mô và phát triển kinh tế xã hội, bởi hệ thống ngân hàng là huyết mạch của nền kinh tế.
+ Chiến lược phát triển ngân hang được xây dựng và thực thi không tách rời chiến lược phát triển kinh tế xã hội mà phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Phát triển hệ thống ngân hàng phải được đặt trong mối quan hệ biện chứng với sự phát triển kinh tế - xã hội, với sự phát triển tổng thể hệ tài chính, thị trường tài chính và tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng.
+ Phát huy tối đa nguồn lực con người, lấy con người làm trung tâm cho động lực phát triển hệ thống ngân hàng.
Con người là chủ thể sáng tạo, là nguồn lực chủ yếu và là yếu tố quyết định sự phát triển hệ thống ngân hàng ổn định và bền vững, tạo ra những đột phá mới trong sự phát triển của hệ thống.
- Mục tiêu chiến lược và khâu đột phá + Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục cải cách toàn diện hệ thống ngân hàng theo hướng phát triển ổn định, bền vững, ngang tầm với các ngân hàng trên thế giới và khu vực về qui mô, năng lực tài chính, quản trị, dịch vụ và công nghệ ngân hàng; mô hình phát triển ngân hàng phù hợp với cơ cấu phát triển kinh tế, yêu cầu hội nhập quốc tế đáp ứng đầy đủ nhất nhu cầu và tiện ích xã hội trong lĩnh vực tiền tệ ngân hàng, phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển kinh tế bền vững; tạo tiền đề để phát triển cao hơn cho thời kỳ chiến lược sau.
+ Mục tiêu chủ yếu
Xây dựng và phát triển NHNN lên một cấp độ mới trong việc thực hiện vai trò quản lý các hoạt động tiền tệ, tín dụng, thực thi CSTT, ngoại hối hiệu quả với tầm nhìn triển vọng vì lợi ích của khu vực tài chính, củng cố lòng tin của dân chúng đối với những động thái chính sách của NHNN và hệ thống tiền tệ, chủ động kiểm soát lạm phát ở mức mục tiêu hàng năm, hỗ trợ tăng
trưởng kinh tế và ổn định kinh tế vĩ mô (mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng các chỉ tiêu tiền tệ và mức lạm phát cụ thể sẽ được tính toán sau khi có số liệu kinh tế vĩ mô).
Phát triển thị trường tài chính nói chung, thị trường tiền tệ nói riêng theo hướng thiết lập một cơ chế vận hành thị trường có hiệu quả, đảm bảo tính ổn định bền vững, thông suốt và phát huy tốt nhất vai trò của các thành viên thị trường.
Nâng cao năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh và tạo dựng thương hiệu với những giá trị cốt lõi của hệ thống ngân hàng Việt Nam trên thị trường tài chính quốc tế (mục tiêu này sẽ được cụ thể hóa bằng các tiêu chí cụ thể, như tỷ lệ đủ vốn, tổng tài sản có, tỷ lệ ROE, ROA... sẽ được tính toán sau khi có các chỉ số phát triển kinh tế - xã hội cụ thể).
+ Các đột phá chiến lược
Để đạt được các mục tiêu chiến lược nêu trên, phải triển khai thực hiện đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp, trong đó, tập trung sức và có phương án khả thi thực hiện tốt các khâu đột phá sau:
Đột phá trong việc xây dựng các điều kiện cần thiết để đến năm 2020 thực thi CSTT theo khuôn khổ CSTT “lạm phát mục tiêu”.
Đột phá về hoàn thiện cơ chế thanh tra, giám sát thị trường tài chính đảm bảo giám sát chặt chẽ, bao trùm, cảnh báo sớm các rủi ro có thể nảy sinh làm mất an toàn và bất ổn của các định chế tài chính.
Đột phá về xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng, về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại: Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng, trên nền tảng của hệ thống hạch toán kế toán, thống kê theo chuẩn mực quốc tế nhằm đảm bảo để NHTƯ thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi CSTT, các hoạt động quản
lý - điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ các hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và hoạt động chức năng khác của NHTW, đáp ứng kịp thời các tiện ích xã hội về dịch vụ ngân hàng, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị các TCTD.
Đột phá về phát triển nguồn nhân lực cao cho hệ thống ngân hàng, tập trung vào đổi mới căn bản phương thức tuyển dụng mới, đào tạo và đào tạo lại các cán bộ hiện có, chính sách đãi ngộ hợp lý: Hoạt động quản lý, điều hành hoạt động ngân hàng phải được tổ chức trên nền của sự đổi mới tư duy kinh tế và tuân thủ một cách linh hoạt những quy luật phát triển khách quan có sự điều tiết của Nhà nước thể hiện ở những chủ trương, chính sách lớn của Ngành và trong đổi mới môi trường pháp lý cho hoạt động của toàn ngành Ngân hàng theo định hướng thị trường XHCN. Các vấn đề này là do con người tạo ra và thực thi.
3.1.1.3 Vai trò mang tính đột phá của công nghệ trong chiến lược phát triển ngân hàng
Thập kỷ sắp tới đóng vai trò hết sức quan trọng, do đây là giai đoạn mà Việt Nam cần tạo dựng cho mình những tiền đề cần thiết để trở thành một nước công nghiệp. Vì vậy, công nghệ nói chung và công nghệ ngành Ngân hàng nói riêng sẽ chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của Ngành.
* Đối với NHNN VIỆT NAM, mục tiêu chiến lược nêu trên cần phải xây dựng NHNN có đủ vị thế pháp lý và năng lực để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của một NHNN hoạt động theo nguyên tắc kinh tế thị trường định hướng XHCN trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng và toàn diện, trên các lĩnh vực:
- Hoạch định và thực thi CSTT một cách chủ động, linh hoạt, gắn với các yếu tố thị trường có sự quản lý của nhà nước;
- Thực hiện vai trò thanh tra giám sát một cách hiệu quả theo các chuẩn mực và thông lệ quốc tế nhằm bảo đảm an toàn hoạt động của hệ thống các NHTM;
- Đảm nhận vai trò là trung tâm thanh toán của nền kinh tế và là nơi xử lý quyết toán tập trung cho các hệ thống thanh toán trong nước.
Để thực hiện được mục tiêu này và từng bước tạo dựng được vị thế, vai trò hoàn chỉnh của NHNN Việt Nam trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN về mặt thể chế, chức năng, hoạt động của NHNN cần dựa trên:
Thứ nhất: Cơ sở pháp lý hoàn chỉnh, đồng bộ. Theo đó, NHNN Việt Nam có thẩm quyền về mặt pháp lý để có thể chủ động huy động các nguồn lực cần thiết trong xã hội nhằm hoàn thành chức năng, nhiệm vụ đã xác định trong từng lĩnh vực hoạt động của mình.
Thứ hai: Cơ sở vật chất và hạ tầng kỹ thuật công nghệ hoàn chỉnh:
+ Điều hành hoạt động Ngân hàng phải dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin hiện đại và được tin học hoá ở hầu hết các mặt nghiệp vụ, trên cơ sở hệ thống quản trị ngân hàng tập trung (corebanking) đáp ứng các yêu cầu mang tính thời đại về tiêu chuẩn kỹ thuật, về tính năng sử dụng, về tính đồng bộ và liên kết, đảm bảo để NHNN có thể quản lý, điều hành toàn bộ các hoạt động của mình một cách hiệu quả.
+ Hệ thống thu thập thông tin được thiết kế cho phép NHNN có thể thu thập được đầy đủ các thông tin phục vụ cho các hoạt động chính sách tiền tệ, thanh tra giám sát, hoạt động của NHNN, trên nguyên tắc các thông tin thu thập được phải khách quan, trung thực, chính xác, kịp thời từ các hệ thống các TCTD, các thị trường tiền tệ, các hệ thống thanh toán để có thể sử dụng cho việc phân tích, tổng hợp, đánh giá, dự báo, cảnh báo về những biến động trên thị trường tài chính, tiền tệ và những ảnh hưởng của môi trường kinh tế vĩ mô lên các hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng để NHNN có thể có đối sách thích hợp và kịp thời.
+ Hệ thống thanh toán liên ngân hàng do NHNN vận hành phải tuân thủ các chuẩn mực quốc tế được áp dụng cho các hệ thống thanh toán quan trọng có tính hệ thống. Hệ thống phải được thiết kế theo hướng tập trung hóa các tài khoản quyết toán của các TCTD, Kho bạc Nhà nước và các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khác tại NHNN, bảo đảm tốc độ và dung lượng xử lý khi các luồng thanh toán của cả nền kinh tế được quyết toán qua NHNN trong vòng 10 năm tới.
Thứ ba: Bảo đảm các yêu cầu về đội ngũ cán bộ và cơ cấu tổ chức:
+ Đội ngũ cán bộ phải thể hiện được sự đổi mới tư duy về nhận biết và tuân thủ một cách tối ưu những quy luật khách quan của sự vận động, của hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động ngân hàng nói riêng và thể hiện những nhận biết này trong hoạt động quản trị, điều hành của NHNN hiện đại đối với hoạt động của toàn ngành Ngân hàng theo hướng tuân thủ các định hướng thị trường XHCN.
+ Trình độ của cán bộ công nhân viên của NHTNN được nâng cao, có đủ kiến thức và kinh nghiệm, đặc biệt những kiến thức về kinh tế thị trường, nắm bắt được quy luật khách quan, định hướng phát triển kinh tế - xã hội của Đảng, Nhà nước, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế trong điều kiện Việt Nam, khả năng ứng dụng công nghệ thông tin, phương thức làm việc tiên tiến, có năng lực đề xuất, tham mưu xây dựng chiến lược, định hướng, chính sách, chế độ, thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động tiền tệ, tín dụng, ngân hàng, phù hợp với những đòi hỏi của nền kinh tế trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng. Yếu tố con người là then chốt, quyết định đến sự thành công của quá trình xây dựng một hệ thống ngân hàng hiện đại.
+ Đồng thời với việc hoàn thiện các chức năng, nhiệm vụ, quản trị điều hành, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và ứng dụng công nghệ thông tin, cơ cấu tổ chức của hệ thống các NHTM sẽ được đổi mới, sắp xếp tương ứng với các yêu cầu hoạt động trên cơ sở bảo đảm bộ máy tinh gọn, hiệu quả.
Có thể thấy, công nghệ là một trong các điều kiện để bảo đảm cho hoạt động của hệ thống ngân hàng hiện đại. Chính vì vậy, một trong các khâu đột phá được xác định trong 10 năm tới đối với hoạt động của NHTM là tập trung xây dựng hệ thống kết cấu cơ sở hạ tầng về công nghệ thông tin, công nghệ ngân hàng hiện đại: Hoạt động của hệ thống ngân hàng cần được thực hiện dựa trên cơ sở hạ tầng công nghệ truyền thông và thông tin hiện đại ở hầu hết các mặt nghiệp vụ ngân hàng. Hệ thống hạch toán kế toán, thông tin thống kê dựa trên nền tảng ứng dụng công nghệ để đảm bảo thực hiện có hiệu quả việc hoạch định và thực thi chính sách tiền tệ, các hoạt động quản lý, điều hành, hoạt động thanh tra, giám sát toàn bộ hoạt động ngân hàng của nền kinh tế và các hoạt động chức năng khác của Nhà nước. Hệ thống hạ tầng kỹ thuật công nghệ liên kết toàn bộ hệ thống các NHTM nhằm tạo điều kiện cho từng cá thể phát triển các dịch vụ gia tăng cạnh tranh, đáp ứng kịp thời các dịch vụ ngân hàng tiện ích cho xã hội, tăng vòng quay dòng vốn, hỗ trợ tích cực cho công tác quản trị các NHTM.
- Đối với khu vực các TCTD, trong 10 năm tới, mục tiêu đặt ra là phát triển khu vực tài chính đồng bộ bao gồm các ngân hàng, các tổ chức tài chính phi ngân hàng, các tập đoàn tài chính có năng lực tài chính mạnh, có trình độ quản lý và trình độ công nghệ tiên tiến, có khả năng thực hiện các giao dịch tài chính thông suốt, an toàn, hiệu quả, ổn định. Khu vực tài chính này có khả năng:
Thứ nhất: động viên tối đa các nguồn vốn nhàn rỗi trong nước, thu hút các nguồn vốn nước ngoài với điều kiện thuận lợi và sử dụng được các nguồn vốn huy động được có hiệu quả;
Thứ hai: Cung ứng đầy đủ, kịp thời, thuận tiện các sản phẩm, dịch vụ tài chính cho nền kinh tế;
Thứ ba: Tham gia ngày càng sâu rộng vào quá trình phân công lao động quốc tế trong lĩnh vực tài chính với khả năng cạnh tranh ngày càng cao, tạo thương hiệu mạnh trên thị trường quốc tế;
Thứ tư: Có khả năng trụ vững trước những cú sốc kinh tế, tài chính trong và ngoài nước; hướng tới trở thành một trung tâm tài chính của khu vực.
Trong thập kỷ tiếp theo, bối cảnh hoạt động của khu vực tài chính ngân hàng có những thay đổi lớn. Quá trình hội nhập của nền kinh tế sẽ diễn ra sâu rộng hơn bao giờ hết. Quá trình này mở ra nhiều cơ hội cho hoạt động ngân hàng trong việc tiếp cận với những kiến thức, kinh nghiệm hoạt động ngân hàng hiện đại, tiếp cận với những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến của thế giới, mở ra khả năng phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng phong phú dựa vào những thành tựu công nghệ đó. Tuy nhiên, song song với nó còn có những thách thức to lớn: sự tham gia thị trường nội địa của các ngân hàng