Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 86)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

2.3.2Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.2.1 Những tồn tại và hạn chế

Thứ nhât: Hệ thống các quy định kiểm tra, giám sát và chế tài khen thưởng, xử lý vi phạm dựa trên hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước chưa được đồng bộ.

Trong nhiều năm qua, hệ thống các quy định nội bộ về kiểm tra, giám sát và chế tài khen thưởng, xử lý vi phạm dựa trên hệ thống luật pháp, chính sách của Nhà nước luôn luôn được bổ xung và sửa đổi để phù hợp với điều kiện thực tế. Tuy nhiên vẫn có những vấn đề phát sinh chưa đưa ra được các biện pháp xử lý và khắc phục thực sự hiệu quả nên còn mang lại nhiều chăn trở cho Ban Giám đốc và bộ máy lãnh đạo Chi nhánh. Các thiết chế, thể chế trong quản lý tín dụng còn chưa thực sự đầy đủ, chưa được chuẩn hóa theo thông lệ quốc tế, còn thiếu các cơ chế chính sách để làm nền tảng thúc đẩy Chi nhánh phát triển hơn nữa trong tương lai.

Thứ hai: Quy trình tín dụng vẫn tồn tại nhiều bất cập

Quy trình tác nghiệp các thủ tục vay vốn, giải ngân và hồ sơ đảm bảo tiền vay còn nhiều bất cập, còn nhiều công đoạn. Hệ thống nội dung các văn bản tác nghiệp chưa thực sự chuẩn hóa còn mang nặng yếu tố cá nhân. Việc xử lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ vẫn chưa được thống nhất và thiếu năng lực thực thi. Việc đôn đốc nợ, đặc biệt là các khoản nợ xấu (kể cả nợ đã xử lý rủi ro) chưa được quan tâm đúng mức.

Thứ ba: Phương thức tín dụng còn hạn chế:

Hình thức tín dụng tại Chi nhánh còn chưa thực sự đa dạng, các điều kiện tín dụng mặc dù đã được cải thiện từng bước nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu phát sinh từ thực tế.

Các hình thức tín dụng đã được quan tâm nghiên cứu để phát triển nhưng chưa thực sự đa dạng. Cơ cấu nguồn vốn còn nhiều hạn chế, do các sản phẩm

tiện ích huy động vốn chưa thực sự phát huy hiệu quả, chưa thực sự tạo được lợi thế cạnh tranh so với các ngân hàng khác trên địa bàn. Tuy rằng trong những năm gần đây tổng nguồn vốn huy động của Chi nhánh vẫn duy trì ở mức cao nhưng cơ cấu nguồn vốn đa phần là tiền gửi không kỳ hạn do đó tính ổn định không cao, chưa thực sự là động lực để công tác tín dụng phát triển tốt hơn nữa.

Phương thức tín dụng đã được Agribank Hà Nội từng bước hoàn thiện song mối quan hệ giữa huy động vốn và sử dụng vốn chưa chặt chẽ: Huy động chưa gắn với sử dụng vốn có hiệu quả, các điều kiện tín dụng mặc dù đã được cải thiện nhưng vẫn chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, các quy định về tài sản bảo đảm vẫn còn nhiều yếu tố cần hoàn thiện.

Thứ tư: Trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đại đa số cán bộ tín dụng tại Agribank Hà Nội tương đối tốt, được đào tạo bài bản và chuyên sâu. Tuy nhiên việc thực hành, ứng dụng các kiến thức đã học, đã được đào tạo vào thực tế công việc còn nhiều hạn chế.

2.3.2.2 Nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế

Thứ nhất: Các chính sách, cơ chế quả lý Nhà nước còn nhiều bất cập: Từ giác độ quản lý nhà nước: Từ khi luật Tổ chức tín dụng ra đời năm 2010 kèm theo Thông tư, Nghị định hướng dẫn thực thi được ban hành đến nay đã có nhiều văn bản còn thiếu nhất quán, chưa đáp ứng được các vấn đề thực tế phát sinh và chưa đáp ứng được các định chế, thông lệ quốc tế.

Công tác tuyên truyền và giáo dục ý thức tôn trọng pháp luật chưa cao: Các văn bản quản lý nhà nước của các Bộ, Ban nghành còn thiếu tính đồng bộ dẫn đến việc thực thi và vận dụng các chính sách đó vào hoạt động tín dụng tại Chi nhánh chưa phát huy được tối đa để mang lại hiệu quả kinh tế.

Thứ hai: Tổ chức sắp xếp bộ máy tín dụng còn chưa thực sự phù hợp với thực tế, một bộ phận các cán bộ tín dụng chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ về trình độ chuyên môn và về đạo đức nghề nghiệp.

Với hệ thống 15 phòng giao dịch được đặt tại các vị trí trung tâm của các quận nội thành nhưng công tác huy động vốn vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, việc triển khai các sản phẩm dịch vụ kế toán ngân quỹ cũng như sản phẩm từ hoạt động tín dụng vẫn còn nhiều hạn chế.

Nguồn nhân lực tại Chi nhánh có tỷ lệ trình độ học vấn Đại học và sau đại học khá cao cộng với sự quan tâm trong vấn đề đào tạo nâng cao trình độ nghiệp vụ của Ban giám đốc luôn được đặt lên hàng đầu, tuy nhiên trong nội tại nguồn nhân lực ấy vẫn tồn tại một bộ phận không nhỏ các cán bộ vẫn còn tấm lý ỷ nại, thiếu nhiệt huyết trong công việc. Trong công tác thẩm định các dự án, phương án sản xuất kinh doanh, cán bộ tín dụng vẫn chưa nắm được hết các lĩnh vực mà dự án tham gia do đó hiệu quả đầu tư tín dụng chưa cao và còn dẫn đến tình trạng khó thu hồi vốn vay.

Thứ ba: do hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ vẫn còn nhiều hạn chế: Mặc dù Agribank Hà Nội rất chú trọng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động tín dụng nhưng công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ vẫn chưa thực sự phát huy được tối đa vai trò của mình, chưa giám sát, ngăn chặn triệt để được các tiêu cực phát sinh trong quá trình tác nghiệp của các cán bộ.

Chương 3

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 86)