Hoàn thiện cơ chế tín dụng phải phù hợp với nguyên tắc của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 105)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

3.2.1 Hoàn thiện cơ chế tín dụng phải phù hợp với nguyên tắc của cơ chế thị trường và hội nhập quốc tế

chế thị trường và hội nhập quốc tế

Giá cả hàng hóa là hình thức biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa trao đổi. Như vậy giá trị là nội dung, là cơ sở quyết định giá cả, còn giá cả chỉ là hình thức biểu hiện của giá trị. Giá cả được biểu hiện thông qua trao đổi mà trao đổi lại diễn ra trên thị trường, nhưng thực tế trên thị trường lại có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến giá cả như: cung, cầu, canh tranh, sức mua của đồng tiền…. Suy cho cùng giá cả là do giá trị quyết định. Do đó, trong nền kinh tế thị trường, khi Agribank Việt Nam tăng chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ thì tất yếu kèm theo cơ chế lãi suất không chỉ linh hoạt mà còn phù hợp với các quy định của luật các Tổ chức tín dụng.

Hoạt động tín dụng của Agribank Việt Nam đều căn cứ, tuân thủ và xuất phát từ chính sách tín dụng được điều tiết bởi NHNN. Chinh sách tín dụng, có thể coi như một cương lĩnh tài trợ của một NHTM nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng, nó bao gồm các quan điểm, chủ trương, định hướng, quy định chỉ đạo hoạt động tín dụng và đầu tư của Agribank Việt Nam cũng như của NHNN. Chính sách tín dụng tạo sự thống nhất chung trong hoạt động tín dụng, định hướng và la kim chỉ nam cho hoạt động tác nghiệp của cán bộ tín dụng. Để có thể đảm bảo mục tiêu nâng cao hiệu quả tín dụng, kiểm soát tốt rủi ro và phát triển hoạt động tín dụng, nhất thết phải xây dựng

một chính sách tín dụng nhất quán và hợp lý, thích ứng cao với môi trường kinh doanh, phù hợp với đặc điểm riêng của Agribank Việt Nam, phát huy được thế mạnh, khắc phục và hạn chế được các điểm yếu hướng tới mục tiêu an toàn và đạt hiệu quả kinh doanh cao nhất. Trong giai đoạn đầu thực hiện các cam kết mở cửa thị trường ngân hàng, trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt cả các ngân hàng nước ngoài, nguy cơ bị chiếm dần thị trường tín dụng của Agribank Việt Nam ngày một hiện hữu, do đó việc nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng, đảm bảo an toàn và phát triển cần được bắt đầu ngay từ các bước cải cách chính sách tín dụng. Nhận thức được điều đó, Agribank Việt Nam đã từng bước xây dựng và hoàn thiện chính sách tín dụng của mình sao cho ngày càng phù hợp với yêu cầu phát sinh từ thực tế và phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế, tuy nhiên trong quá trình thực thi còn nhiều lúng túng, tăng trưởng tín dụng chưa đi kèm với rủi ro tín dụng, chính sách lãi suất cho vay chưa thực sự linh hoạt, mức lãi suất cho vay chưa có sự khác biệt đối với mỗi nhóm khách hàng khác nhau, đã thực hiện tách các chức năng như quan hệ khách hàng, thẩm định, quản lý rủi ro….nhưng hoạt động chưa thực sự hiệu quả, còn thiếu tính độc lập, khách quan. Một số vấn đề liên quan đến hiệu quả tín dụng còn phải kể đến việc tổ chức hạch toán, đánh giá và phân loại nợ còn chưa thực sự chính xác, minh bạch để làm cho việc quản lý tín dụng thực sự có hiệu quả, việc tổ chức thông tin phục vụ hoạt động tín dụng còn thiếu và yếu, chưa đồng bộ và độ tin cậy còn chưa cao, chất lượng cán bộ còn nhiều hạn chế, kỹ năng giao tiếp, chăm sóc khách hàng còn chưa bài bản, chuyên nghiệp.

Xu hướng toàn cầu hoá trên thế giới cùng với việc Việt Nam trở thành thành viên thứ 150 của Tổ chức Thương mại Thế giới - WTO vào năm 2007 đã mở ra nhiều cơ hội mới cho mọi lĩnh vực, mọi doanh nghiệp (DN) trong đó không thể không nói tới ngân hàng - một lĩnh vực hết sức nhạy cảm ở các

nước đi lên từ nền kinh tế bao cấp như Việt Nam. Hiện nay chúng ta đang bắt đầu thực hiện các cam kết mở cửa do đó các doanh nghiệp đứng trước sự cạnh tranh ngày càng khốc liệt hơn, cơ hôi mở ra nhiều nhưng thách thức cũng không hề nhỏ. Điều này làm thay đổi cách thức và định hướng kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có hoạt động kinh doanh của hệ thống các NHTM nói chung và của Agribank Việt Nam nói riêng.

Trong hoạt động của Agribank Việt Nam, tín dụng là một trong những nghiệp vụ truyền thống và nền tảng, có tỷ trọng lớn trong cơ cấu tài sản và thu nhập, nhưng đây cũng là hoạt động phức tạp và tiềm ẩn nhiều rủi ro nhất. Nghiệp vụ tín dụng trong điều kiện nền kinh tế mở, cạnh tranh và hội nhập vẫn luôn đóng vai trò quan trọng trong hoạt động kinh doanh của NHTM và thực tế đang đặt ra những yêu cầu mới về nâng cao vai trò và hiệu quả của hoạt động tín dụng. Khi thực hiện các cam kết theo lộ trình của WTO, khi hàng rào bảo hộ cho các doanh nghiệp trong nước được gỡ bỏ dần, sức mạnh tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao của các doanh nghiệp nước ngoài sẽ tạo ra sức ép cạnh tranh buộc các doanh nghiệp trong nước bao gồm cả Agribank Việt Nam phải điều chỉnh, cơ cấu lại để có thể đứng vững và phát triển. Bên cạnh đó sự phát triển chưa bền vững của thị trường chứng khoán Việt Nam, sự đóng băng của thị trường bất động sản, sự đình đốn trong sản xuất và nhiều yếu tố biến động khác trên thị trường cũng có tác động không nhỏ đến hoạt động và chất lượng tín dụng của Agribank Việt Nam.

Là một ngân hàng thương mại nhà nước hoạt động chủ lực trên địa bàn nông nghiệp, nông thôn nhiều năm qua, có thị phần và thị trường chiếm tỷ trọng cao trong hệ thống các NHTM, Agribank Việt Nam luôn điều hành hoạt động tín dụng tuân thủ theo các quy định của pháp luật trên cơ sở đánh giá thực trạng, khả năng mở rộng hoạt động tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh và đảm bảo an toàn vốn; bố trí nguồn vốn để đáp ứng kịp thời nhu

cầu vốn tín dụng cho nền kinh tế; ưu tiên tập trung vốn phục vụ cho lĩnh vực nông nghiệp nông thôn. Đồng thời Agribank Việt Nam cũng hoạch định một chiến lược kinh doanh, đầu tư tín dụng sát với yêu cầu, đòi hỏi của nền kinh tế và phù hợp với chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 105)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w