Hoàn thiện các điều kiện tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 120)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

3.3.5.Hoàn thiện các điều kiện tín dụng

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

3.3.5.Hoàn thiện các điều kiện tín dụng

Linh hoạt trần lãi suất nhằm khai thông thị trường tiền tệ

Điều kiện hiện nay chính là cơ hội tái cơ cấu DN, khai tử những DN quá yếu kém, và DN nào mạnh sẽ trụ và tiếp tục vươn lên khẳng định vị trí và uy tín. Các DN gồng mình đưa ra chiến lược “tự cứu” để kiếm tiền nuôi bộ máy, trả khấu hao, duy chì hoạt động của DN như: Hợp lý hóa sản xuất, tập trung kinh doanh sản phẩm chính; giảm tồn kho; rút ngắn thời hạn thanh toán phân phối để đẩy nhanh vòng vốn, giảm lệ thuộc vào vay ngân hàng; đảm bảo thanh toán hàng nhập khẩu, tạo nguồn dự phòng thay đổi tỉ giá; tránh giảm mức tiêu thụ bằng cách chấp nhận lỗ để giữ khách hàng giữ thị trường. Trong khi đó, việc điều chỉnh giá đơn hàng không thể thực hiện do đối tác nào cũng rơi vào tình cảnh khó khăn nợ nần chồng chất.

Trần lãi suất huy động nên linh hoạt phù hợp với diễn biến thị trường tiền tệ và tình hình thực tế của Ngân hàng, cụ thể là:

(1) Quy định trần lãi suất ở mức hợp lý, phù hợp với kỳ hạn, điều chỉnh đồng bộ phù hợp với các mức lãi suất điều hành;

(2) Từng bước nới lỏng quy định trần lãi suất phù hợp với diễn biến trên thị trường tiền tệ, qua đó từng bước giảm quy định hành chính, tạo điều kiện cho Ngân hàng huy động vốn với lãi suất thỏa thuận với khách hàng, phù hợp với cơ chế thị trường

(3) Mức trần lãi suất từng bước ấn định ở mức hợp lý tạo sự linh hoạt tạo điều kiện cho Ngân hàng có thanh khoản tốt

Tăng cường các biện pháp phòng ngừa và xử lý rủi ro.

Một trong những chỉ tiêu đánh giá thế mạnh của một ngân hàng này so với ngân hàng khác chính là việc quản trị rủi ro, bao gồm rủi ro lãi suất, rủi ro tín dụng, rủi ro thanh khoản và rủi ro tỉ giá. Chính chất lượng quản trị rủi ro hệ

thống sẽ giúp cho ngân hàng duy trì lợi nhuận cho các nhà đầu tư trong dài hạn. Thực hiện thu thập thông tin khách hàng, xác lập chính xác mã khách hàng và những thông tin cơ bản của khách hàng nhằm hạn chế tối đa việc cho vay chồng chéo tại nhiều chi nhánh trong hệ thống, làm cơ sở cho việc thống kê báo cáo, chấm điểm, xếp hạng khách hàng được chuẩn xác; trên cơ sở đó áp dụng chính sách tín dụng phù hợp đối với từng khách hàng, từng nhóm đối tượng khách hàng.

Phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo đúng quy định hiện hiện hành, phản ánh đúng thực trạng chất lượng tín dụng. Tập trung kiểm tra, phân tích làm rõ nguyên nhân và có cơ chế xử lý tài chính, hành chính đối với những chi nhánh gia tăng nợ xấu và có tỷ lệ nợ xấu cao vượt quá tỷ lệ nợ xấu của toàn hệ thống. Thực hiện giao chỉ tiêu thu hồi nợ xấu cho các chi nhánh, có cơ chế thưởng đối với chi nhánh hoàn thành và hoàn thành vượt mức chỉ tiêu này.

Thực hiện cơ cấu lại nợ (điều chỉnh kỳ hạn nợ, gia hạn nợ), cho vay lưu vụ cho vay khắc phục hậu quả rủi ro bất khả kháng (thiên tai, dịch bệnh) xử lý khoanh nợ, xóa nợ, miễn giảm lãi…kịp thời và đúng quy định hiện hành.

Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ

Công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ trong lĩnh vực ngân hàng nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng là một công cụ vô cùng quan trọng, thông qua đó có thể phát hiện, ngăn ngừa và chấn chỉnh những sai sót trong quá trình thực hiện nghiệp vụ tín dụng. Hơn nữa kiểm tra, kiểm soát nội bộ còn có thể phát hiện, ngăn chặn những rủi ro đạo đức của cán bộ tín dụng trong quá trình tác nghiệp – một loại rủi ro hiện đang là vấn nạn của toàn hệ thống NHTM. Để từng bước khắc phục vấn đề này Agribank cần phải:

Ban hành một quy trình có tinh chuẩn mực về kiểm tra trước, trong và sau khi cho vay.

Nâng cao trình độ đội ngũ kiểm tra viên, nâng cao chất lượng hoạt động kiểm tra, kiểm soát nội bộ của đội ngũ kiểm tra viên, đặc biệt là đội ngũ kiểm tra viên đang công tác tại các chi nhánh. Không ngừng hoàn thiện và đổi mới phương pháp kiểm tra, áp dụng linh hoạt các biện pháp kiểm tra tùy thuộc vào từng thời điểm, từng đối tượng và mục đích kiểm tra.

Từng chi nhánh và các bộ phận có liên quan phải xây dựng và tổ chức thực hiện có hiệu quả công tác kiểm tra định kỳ, kiểm tra chuyên đề, kiểm tra vụ việc. Khắc phục và xử lý nghiêm những vay có vấn đề, những cán bộ, chi nhánh có sai phạm, gây thất thoát tài sản, phiền hà khách hàng vay vốn.

Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động tín dụng.

Tăng cường cơ sở vật chất, ứng dụng công nghệ thông tin để thực hiện công tác tín dụng có hiệu quả, đúng định hướng, đúng mục tiêu đã đề ra. Trong công tác tín dụng, thông tin là yếu tố đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình ra quyết định tín dụng. Thực tế cho thấy phần lớn thông tin từ phía khách hàng cung cấp thường thiếu tính chính xác và đầy đủ hay đã qua xử lý theo hướng có lợ nhất cho việc vay vốn, do đó cán bộ tín dụng không thể chỉ dựa vào thông tin do khách hàng cung cấp mà cần phải nắm bắt, xử lý thông tin về mọi vấn đề liên quan đến dự án, phương án từ nhiều nguồn độc lập khác. Mặt khác, tổ chức lưu trữ, thu thập thông tin về khách hàng, thông tin thị trường, thông tin về công nghệ, kết hợp với việc sử dụng các phần mềm tin học để chấm điểm, xếp loại khách hàng…đây sẽ là căn cứ để đánh giá chính xác hơn về khách hàng vay vốn và nâng cao khả năng ra quyết định cho vay và đầu tư một cách chính xác.

Cơ chế tín dụng là tổng hợp những quy định về hình thức, phương thức, điều kiện, thủ tục…để NHTM thực hiện huy động và sử dụng vốn một cách có hiệu quả nhất, đem lại lợi ích cho xã hội và cho bản thân NHTM. Việc hoàn thiện cơ chế tín dụng của NHTM có vai trò quan trọng trong việc thực thi chính sách tiền tệ quốc gia nói chung, chính sách phát triển đầu tư tín dụng nói riêng, thúc đẩy sự phát triển, nâng cao khả năng cạnh tranh của NHTM, đẩy mạnh hoạt động huy động vốn, cho vay, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển.

Là một NHTM nhà nước trong hệ thống Agribank Việt Nam, trong những năm qua Agribank Việt Nam nói chung, Agribank Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội nói riêng đã quan tâm đến công tác hoàn thiện cơ chế tín dụng, qua đó đã góp phần thúc đẩy hoạt động kinh doanh của Chi nhánh, góp phần đưa Agribank Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội lên vị trí là một trong những lá cờ đầu của ngành Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn. Tuy nhiên, trong nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng hội nhập sâu, rộng vào nên kinh tế thế giới, với một lộ trình hội nhập WTO ngày càng sâu, cơ chế tín dụng hiện tại cũng bộc lộ nhiều hạn chế cần phải hoàn thiện.

Lựa chọn chủ đề nghiên cứu này, luận văn đã góp phần khái quát cơ sở lý luận về cơ chế tín dụng của NHTM dựa trên cơ sở phân tích, so sánh, đúc rút từ kết quả các công trình nghiên cứu đã công bố với những nội dung có liên quan, kết hơp với việc nghiên cứu những vấn đề thực tiễn tại Agribank Việt Nam – Chi nhánh Hà Nội. Luân văn đã đưa ra một số giải pháp với mục đích nhằm góp phần hoàn thiện cơ chế tín dụng của Agribank Việt Nam nhằm thực hiện tốt mục tiêu tín dụng “Tăng trưởng – An toàn – Bền vững”.

Trong quá trình nghiên cứu, mặc dù đã rất cố gắng để thực hiện tốt luận văn, nhưng do trình độ và nhận thức của bản thân còn có những hạn chế nhất

định, luận văn không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được ý kiến đóng góp, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn quan tâm đến luận văn này.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 120)