Hoàn thiện về các hình thức tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 116)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

3.3.3.Hoàn thiện về các hình thức tín dụng

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

3.3.3.Hoàn thiện về các hình thức tín dụng

Hình thức tín dụng đối với từng nhóm khách hàng

Đối với hộ gia đình: Chia làm hai khu vực nông nghiệp, nông thôn và đô thị Thứ nhất, Tại khu vực nông nghiệp nông thôn: Nhóm hộ nghèo và đối tượng chính sách; từng bước chuyển giao để những hộ này vay tại NHCSXH và các tổ chức tài chính vi mô, Agribank sẽ làm dịch vụ cho vay theo ủy thác; Nhóm khách hàng còn lại Agribank phấn đấu chiếm từ 70% - 75% số hộ.

Thứ hai, Tại khu vực đô thị: Tập trung đầu tư cho các hộ sản xuất tiểu thủ công nghiệp, hộ kinh doanh, các doanh nghiệp tư nhân thực hiện sản xuất, chế biến tiêu thụ sản phẩm nông, lâm. Ngư nghiệp. Đẩy nhanh việc cung ứng và phát triển các tiện ích, dịch vụ ngân hàng

Đối với doanh nghiệp: Tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và sử dụng nhiều lao động nông thôn; các HTX chế biến, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp gắn với xuất khẩu, cung ứng vật tư cho nông nghiệp, nông dân, xây

dựng nhà máy thủy điện nhỏ… Đối với các Tổng công ty 90 – 91 sẽ tập trung ưu tiên cho các doanh nghiệp thực hiện các dự án có liên quan đến sản xuất cung ứng điện; phân bón; thuốc phòng, trừ sâu bệnh; xây dựng, cải tạo cơ sở hạ tầng nông thôn, thu mua lương thực…

Căn cứ vào khả năng và điều kiện thực tế của Agribank, uy tín của khách hàng trong quan hệ vay vốn, thanh toán, mua bán ngoại tệ…sẽ áp dụng các cơ chế ưu đãi lãi suất; ưu tiên cân đối vốn; miễn, giảm vốn tự có trong dự án đầu tư; không áp dụng hoặc áp dụng cho vay có bảo đảm bằng một phần tài sản….

Ký kết các hợp đồng hoặc thỏa thuận hợp tác toàn diện, cung ứng tối đa các sản phẩm, tiện ích cho khách hàng.

Hình thức huy động vốn: Đa dạng hóa hình thức huy động vốn (tiết kiệm, phát hành trái phiếu, kỳ phiếu…), cung ứng kịp thời các sản phẩm tiền gửi cho khách hàng (có kỳ hạn, không kỳ hạn, trả lãi trước, lãi bậc thang, đảm bảo bằng vàng, quay số dự thưởng…) và tiến hành vay trên thị trường liên ngân hàng nếu cần thiết.

Để triển khai công tác huy động vốn đạt hiệu quả cao cần phải linh hoạt về lãi suất theo vùng, miền, theo đối tượng và theo thời điểm. Triển khai huy động bằng nhiều loại tiền tệ, tích cực phát triển kinh doanh tại Đô thị để tạo nguồn vốn cân đối – điều hòa cho các vùng khác và đảm bảo sử dụng nguồn vốn một cách có hiệu quả nhất cho phát triển tín dụng.

Tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động tại các chi nhánh hiện có, đồng thời mở rộng phát triển mạng lưới các phòng giao dịch tại các địa bàn tiềm năng kết hợp với công tác quảng bá thương hiệu và khai thác tối đa tính ưu việt của mô hình ngân hàng lưu động ở khu vực nông thôn. Phát huy lợi thế của hệ thống rộng khắp, hoạt động nhiều năm ở khu vực nông thôn và khai thác tối đa công nghệ thông tin hiện có để đẩy nhanh tiến độ phát triển của sản phẩm dịch vụ; làm tốt công tác thanh toán, huy động tiền gửi tiết kiệm

trong nhân dân, trong các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở khu vực nông thôn.

Hình thức cho vay: đưa ra các hạn mức tín dụng theo khách hàng, theo nhóm khách hàng có liên quan và theo ngành kinh tế.

Agribank cần thực hiện điều chỉnh chính sách tín dụng nhằm đạt được mục tiêu cân bằng giữa tối đa hóa lợi nhuận và giảm thiểu rui ro, đảm bảo tăng trưởng tín dụng an toàn, hiệu quả, gắn với các mục tiêu kinh tế của Nhà nước, góp phần ngăn chặn suy giảm kinh tế, phòng ngừa lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đảm bảo an sinh xã hội.

Chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu đầu tư tín dụng. Tùy điều kiện và tình hình cụ thể để đưa ra các phương án xử lý linh hoạt yêu cầu tăng trưởng khối lượng tín dụng tại các khu vực, giảm dư nợ các dự án đầu tư kinh doanh bất động sản, các dự án công nghiệp có nhu cầu vốn lớn, thời hạn vay dài; tăng mức đầu tư cho các doanh nghiệp cung ứng vật tư nông nghiệp, chế biến nông sản thực phẩm… Triển khai mạnh mẽ cho vay tay ba, cho vay lưu vụ, cho vay khép kín từ sản xuất, chế biến, tiêu thụ.

Quán triệt thực hiện nghiêm túc kế hoạch kinh doanh được giao tại từng chi nhánh đặc biệt là kế hoạch tăng trưởng tín dụng đối với khu vực nông nghiệp nông thôn; tuân thủ nguyên tắc có tăng trưởng nguồn vốn (được cân đối bổ xung hoặc tăng trưởng). Chấp hành và tổ chức thực hiện đúng quy trình cấp tín dụng, phân cấp quyền phán quyết, từng bước hạn chế cho vay bằng tiền mặt. Duy trì và tăng suất đầu tư cho số khách hàng đang đặt quan hệ tín dụng, thanh toán với chi nhánh, phát triển thêm các khách hàng tiềm năng, đặc biệt là hộ sản xuất hàng hóa, các doanh nghiệp nhỏ và vừa hoạt động trong lĩnh vực nông nghiêp, nông thôn nhưng không ngừng đa dạng và mở rộng đối tượng đầu tư, thực hiện cho vay đối với tất cả các khách hàng nếu đủ điều kiện theo quy định hiện hành, đa dạng hình thức cấp tín dụng (cho vay, bảo lãnh, triết khấu giấy tờ có giá..) nhằm cung ứng tốt hơn, nhiều hơn nhu

cầu vốn cho hoạt đốngản xuất kinh doanh, dịch vụ, đời sống.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 116)