Hoàn thiện cơ chế tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 108)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

3.2.2 Hoàn thiện cơ chế tín dụng nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Agribank Việt Nam

của Agribank Việt Nam

Thư nhất: Hoàn thiện hình thức tín dụng và quan hệ khách hàng tại Agribank Việt Nam.

Một là, định kỳ tiếp tục tìm kiếm, rà soát, xếp loại, xây dựng danh mục khách hàng theo nhóm đối tượng ưu tiên phát triển dịch vụ để có thể đưa ra chính sách khách hàng có hiệu quả nhất.

Hai là, mở rộng đối tượng khách hàng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các doanh nghiệp sản xuất hàng xuất khẩu, doanh nghiệp có hoạt động thanh toán nước ngoài, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài để phát triển tốt nhất các dịch vụ thanh toán quốc tế và kinh doanh ngoại tệ.

Ba là, tập trung đa dạng hóa nguồn huy động vốn từ các thành phần kinh tế như doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiêp vừa và nhỏ khác và đặc biệt là các hộ kinh doanh cá thể, hộ gia đình, khách hàng sử dụng các dịch vụ thanh toán qua tài khoản trả lương ATM, quán triệt triển khai chỉ thị 20/2007/CT-TTg …nâng cao tỷ trọng tiền gửi dân cư và tiền gửi thanh toán trên tổng nguồn vốn.

Thứ hai: hoàn thiện phương thức tín dụng tại Agribank Việt Nam

Một là, Duy trì mức tăng trưởng tín dụng ở mức hợp lý; ưu tiên vốn cho nông nghiệp, nông dân và nông thôn, trước hết là các hộ gia đình sản xuất nông, lâm, ngư, diêm nghiệp, các doanh nghiệp nhỏ và vừa, hợp tác xã, doanh nghiệp tư nhân hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn nhằm đáp ứng được yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất, đảm bảo tỷ lệ dư nợ trong nông nghiệp, nông dân, nông thôn chiếm 70% tổng dư nợ, trong đó dư nợ cho

vay hộ gia đình chiếm khoảng 55% và mức dư nợ bình quân hộ đạt từ 30 đến 50 triệu đồng theo các năm

Hai là, đẩy mạnh cho vay khép kín từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ, trước hết tập trung vào các nông sản phẩm hàng hóa xuất khẩu tạo ngoại tệ cho nền kinh tế.

Ba là, đổi mới và phát triển mạnh công nghệ ngân hàng, cung cấp thêm các sản phẩm tín dụng mới tiện ích dựa trên nền tảng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ đủ sức cạnh tranh và hội nhập.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(128 trang)
w