Hoàn thiện về tổ chức bộ máy cán bộ quản lý tín dụng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 113)

C ơ cấu nguồn vốn theo thờ

3.3.2.Hoàn thiện về tổ chức bộ máy cán bộ quản lý tín dụng

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CƠ BẢN NHẰM HOÀN THIỆN CƠ CHẾ TÍN DỤNG CỦA AGRIBANK VIỆT NAM

3.3.2.Hoàn thiện về tổ chức bộ máy cán bộ quản lý tín dụng

Để đảm bảo sự phát triển vững mạnh của Agribank Việt Nam thì mỗi con người không thể hành động riêng lẻ mà cần phối hợp những lỗ lực cá nhân để hướng tới những mục tiêu chung. Trong sản xuất kinh doanh, Agribank Việt Nam muốn thực hiện được các mục tiêu đề ra đòi hỏi phải có lực lượng điều hành toàn bộ quá trình kinh doanh. Đó chính là lực lượng lao động quản lý trong ngân hàng và hình thành lên bộ máy quản lý. Để đảm bảo sự thống nhất trong điều hành sản xuất kinh doanh thì mỗi chi nhán ít nhất phải có một thủ trưởng trực tiếp chỉ đạo lực lượng quản lý để thực hiện các nhiệm vụ: bố trí, sắp xếp nhân viên quản lý cho phù hợp với từng nhiệm vụ cụ thể nhằm đảm bảo sự phối hợp nhịp nhàng giữa các thành viên trong tổ chức, nhằm khai thác khả năng chuyên môn sáng tạo của mỗi thành viên trong việc thực hiện các mục tiêu để thực hiện các mục tiêu đề ra như tăng năng suất lao động, hạ giá thành....

Như vậy, trên tổng thể cũng như trong mỗi chi nhánh nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý thì không có một lực lượng nào có thể tiến hành nhiệm vụ quản lý, và không có hoạt động kinh doanh nào đạt được hiệu quả nếu không có cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.

Từ những lập luận trên cho ta thấy rõ vai trò quan trọng của cơ cấu tổ chức bộ máy, nó quyết định toàn bộ quá trình hoạt động của tổ chức. Cơ cấu tổ chức gọn nhẹ, linh hoạt, phù hợp với yêu cầu của tổ chức sẽ giúp cho việc thực hiện các nhiệm vụ một cách nhanh chóng và đạt hiệu quả cao. Ngược lại nếu một tổ chức không phù hợp với đều kiện mới, nhiều bộ máy chồng chéo nhau sẽ dẫn đến sự trì trệ, mâu thuẫn và kém hiệu quả. Chính vì thế cần phải

đánh giá mức độ hợp lý của một tổ chức, một cơ cấu tổ chức được coi là hợp lý không chỉ đủ các bộ phận cần thiết để thực hiện các chức năng của tổ chức mà phải có một tập thể mạnh với những con người đủ phẩm chất, năng lực để thực hiện các chức năng nhiệm vụ được giao.

Mặt khác, sự tồn tại của bộ máy còn được xem như chất keo dính để liên kết các yếu tố sản xuất lại với nhau theo sự thống nhất, có phương hướng rõ ràng; đồng thời làm cho hoạt động của doanh nghiệp ổn định, thu hút được mọi người tham gia và có trách nhiệm với công việc hơn.

Trong Ngân hàng có rất nhiều chức năng quản lý đảm bảo cho quá trình quản lý được thực hiện trọn vẹn và không bỏ sót. Để đảm nhiệm hết các chức năng quản lý đó cần có sự phân công lao động quản lý, thực hiện chuyên môn hoá. Bộ máy quản lý Ngân hàng cần tập hợp những người có trình độ cao trong kinh doanh. Việc sử dụng hợp lý các kế hoạch lao động của các cán bộ và nhân viên quản lý, sự phân chia công việc cho nhân viên quản lý phù hợp và có trình độ thực sự sẽ góp phần hoàn thành nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

♦ Việc hoàn thịên tổ chức bộ máy phải bám sát chiến lược kinh doanh của Ngân hàng.

Để đáp ứng được những yêu cầu của hoạt động kinh doanh của Ngân hàng trong cơ chế thị trường khắc nghiệt như hiện nay cũng như để phát huy được hết vai trò, năng lực lãnh đạo và quản lý đối với mọi hoạt động kinh doanh của hệ thống thì việc hoàn thiện bộ máy theo hướng chuyên, tinh, gọn nhẹ là một tất yếu.

Hoàn thịên tổ chức bộ máy theo hướng chuyên tinh nghĩa là thường xuyên, chuyên sâu và có chọn lọc. Tính gọn nhẹ thể hiện sự vừa đủ chi tiết, thành phần không rườm rà, không thừa, không thiếu và có tỉ trọng nhỏ, có hiệu lực thể hiện khả năng đi đến kết quả, được mọi người thực hiện một cách

nghiêm chỉnh.

Bộ máy quản lý là lực lượng duy nhất có thể tiến hành nhiệm vụ quản lý. Nó chỉ phát huy được sức mạnh khi nó phù hợp với yêu cầu của thực tiễn, còn không thì nó lại trở thành lực lượng làm kìm hãm sự phát triển của tổ chức. Hoàn thiện bộ máy quản lý, làm cho bộ máy quản lý có hiệu lực hơn, hoàn thiện nhiệm vụ quản lý phù hợp với quy mô kinh doanh và chiến lược phát triển của Ngân hàng, thích ứng với những đặc thù riêng biệt của mỗi chi nhánh tại mỗi địa bàn khác nhau.

Ngày nay trong nền kinh tế thị trường, Agribank Việt Nam muốn tồn tại và phát triển thì cần có một bộ máy hiệu quả trong hoạt động. Mặt khác hoàn thiện bộ máy quản lý sẽ làm cho bộ máy quản lý tinh giảm, gọn nhẹ mà tính hiệu lực vẫn cao.

♦ Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, chuyên viên tham gia thực hiện và quản lý tín dụng

Trong hoạt động tín dụng thì yếu tố con người đóng vai trò tuyệt đối quan trọng quyết định đến chất lượng tín dụng, chất lượng dịch vụ và hình ảnh của Agribank, từ đó ảnh hưởng trực tiếp tới hiệu quả hoạt động của toàn hệ thống. Do đó Agribank cần phải:

Chỉ đạo các chi nhánh rà soát, đánh giá cán bộ đặc biệt là đội ngũ cán bộ tín dụng dữa trên các tiêu chí: trình độ học vấn, chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp, năng suất lao động, chất lượng tín dụng, thu nhập tạo ra…trên cơ sở đó cân đối, bố trí hợp lý đội ngũ cán bộ hiện có.

Làm tốt công tác đào tạo và đào tạo lại kiến thức về nghiệp vụ kết hợp với giáo dục chính trị, tư tưởng, nâng cao đạo đức nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, ứng xử, trình độ nhận thức về kinh tế - xã hội về nông nghiệp, nông dân, nông thôn, vị trí, trách nhiệm của Agribank đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đồng thời thông qua việc giám sát

tác phong sinh hoạt, lối sống, quan hệ xã hội để phát hiện, ngăn ngừa những sai phạm, yếu kém.

Thực hiện cơ chế khoán người, khoán việc gắn với thưởng, phạt rõ ràng, nghiêm túc để nâng cao năng suất lao động, nâng cao chất lượng hoạt động nói chung và hoạt động tín dụng nói riêng. Cho đến thời điểm hiện tại, tín dụng vẫn là đem lại nguồn thu chủ yếu (khoảng 70% thu nhập của toàn hệ thống) cho hệ thống ngân hàng và các TCTD, người làm công tác tín dụng đòi hỏi phải đáp ứng được nhiều yêu cầu khắt khe về trình độ, đạo đức cũng như sự tâm huyết, hơn nữa áp lực công việc và rủi ro nghề nghiệp là rất lớn do đó cần phải có chính sách đãi ngộ tốt hơn để có thể thu hút được những cán bộ thực sự giỏi, tránh chảy máu chất xám.

Tiến hành thực hiện định kỳ hai năm một lần luân chuyển cán bộ tín dụng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện cơ chế tín dụng của hệ thống Ngân hàng nông nghiệp Phát triển nông thôn (Qua khảo sát thực tiễn Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Hà Nội) (Trang 113)