Đánh giá chung, ta có thể thấy, chương trình tín dụng HSSV đã giúp các hộ khó khăn có kinh phí cho các em vào đầu năm học, khuyến khích HSSV ở vùng nông thôn có điều kiện học tập, nhiều em có điều kiện được tiếp tục học từ trung cấp liên thông lên đại học. HSSV nhận thức được sự quan tâm của xã hội đối với mình từ đó có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội, hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để HSSV khác được tiếp tục vay.
Tín dụng HSSV đi vào cuộc sống trở thành điểm tựa chắp cánh cho hàng ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh theo đuổi ước mơ học tập. Qua 5 năm thực hiện, chương trình tín dụng HSSV đã đạt được mục tiêu đề ra, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo cơ hội cho mọi đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được đi học, đang được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. Chương trình đã giúp hơn 38.000 em HSSV có hoàn cảnh khó khăn, đặc biệt các
53
em thuộc diện mồ côi yên tâm học tập, tạo thêm nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề góp phần thực hiện quá trình công nghiệp hóa, hiện hại hóa tỉnh nhà.
Trong quá trình triển khai, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã triển khai hoạt động tín dụng HSSV đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, dưới sự bình xét, kiểm tra, giám sát tại cơ sở. Chính sách tín dụng và kết quả thực hiện cho vay HSSV được NHCSXH thông báo công khai và cập nhật hàng tháng tại UBND cấp xã. Thông qua hệ thống NHCSXH, nguồn vốn của Nhà nước đã và đang được truyền tải đến với các hộ có hoàn cảnh khó khăn có con theo học tại các trường đại học, cao đẳng, học nghề. Đây là hình thức đầu tư có hiệu quả cao vì nguồn vốn tín dụng được bảo toàn, tiếp tục cho vay quay vòng, tạo cơ hội cho nhiều thế hệ HSSV được hưởng lợi từ chính sách của Nhà nước. Dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết của UBND tỉnh Lâm Đồng với chủ trương: “Không được để HSSV nào có hoàn cảnh khó khăn không đến trường học được vì không có kinh phí”, cùng với sự phối hợp của UBND các cấp, tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác, thông qua các Tổ TK&VV, cha (mẹ) hoặc người đại diện cho HSSV được hướng dẫn làm hồ sơ vay vốn nhanh chóng thuận tiện và nhận tiền vay trực tiếp tại trụ sở NHCSXH hoặc tại điểm giao dịch lưu động ở xã của NHCSXH. Chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn với những điều kiện ưu đãi đã tạo cơ hội cho mọi đối tượng HSSV có hoàn cảnh khó khăn được đi học, đang được sự đồng tình ủng hộ của mọi tầng lớp nhân dân. HSSV được sử dụng nguồn hỗ trợ tín dụng chính sách thông qua NHSCXH đã đạt được mục tiêu:
Một là, được sử dụng nguồn vốn này giúp giảm gánh nặng cho những gia đình nghèo có con, em là HSSV theo học tại các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, đặc biệt các em học sinh thuộc diện mồ côi cả cha, lẫn mẹ hoặc mồ côi cha hoặc mẹ mà người còn lại không có khả năng lao động;
Hai là, cho vay đối với HSSV góp phần bảo đảm cơ hội tiếp cận đào tạo, nâng cao chất lượng đào tạo, hạn chế tình trạng bỏ học giữa chừng do gia đình gặp khó khăn về tài chính do bệnh tật, thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học;
54
Ba là, ngoài các yếu tố tài chính phục vụ cho việc học tập nói trên, HSSV được vay vốn nhận thức được sự quan tâm của xã hội đối với mình, là cơ hội để các em rèn luyện tính tự lập, tự chịu trách nhiệm với những khoản vay mà gia đình đã vay cho mình học tập để hoạch định việc sử dụng đồng vốn sao cho có hiệu quả nhất và biết chuẩn bị kế hoạch cho tương lai;
Bốn là, từ góc độ xã hội, nhờ có chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn đã có thêm hàng ngàn lượt HSSV có cơ hội học tập; đất nước có thêm nguồn nhân lực có tri thức, có tay nghề, có ích cho xã hội;
Nguyên nhân của những thành công này là nỗ lực của tập thể Ban lãnh đạo và toàn thể cán bộ NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã có nhiều nỗ lực triển khai chủ trương của Đảng, Chính phủ cũng như sáng tạo trong thực hiện chính sách, có thể nêu ra cụ thể như sau:
- Ngân hàng chính sách xã hội các cấp đã ban hành nhiều văn bản để tổ chức thực hiện chương trình, hướng dẫn quy trình, thủ tục cho vay, thu nợ; tổ chức tập huấn đến cán bộ NHCSXH, cán bộ chủ chốt của Uỷ ban nhân dân cấp xã, cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội cấp huyện, xã và Ban quản lý Tổ TK&VV; sự chỉ đạo quyết liệt và sâu sát của các cấp lãnh đạo, kịp thời tháo gỡ những vướng mắc để Chương trình được thực hiện nhanh, đến đúng đối tượng thụ hưởng và thu hồi nguồn vốn đầy đủ.
- Công tác tuyên truyền Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với học sinh, sinh viên tại địa bàn tỉnh Lâm Đồng đối với học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn; các hội nhận uỷ thác lồng ghép các chương trình công tác hội với công tác tuyên truyền nội dung Quyết định 157/2007/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ; Chi nhánh Ngân hàng CSXH tỉnh biên soạn tóm tắt đối tượng, quy trình, thủ tục vay vốn theo Quyết định 157/2007/QĐ-TTg trên khổ giấy A4 treo gián ở các nơi công cộng như UBND xã, các thị tứ… để mọi người dân nắm bắt kịp thời chủ chương của Đảng và Chính phủ về chính sách tín dụng ưu đãi đối với HSSV có hoàn cảnh khó khăn.
55
- Tổ chức thu lãi hàng tháng tại các điểm giao dịch xã nếu người vay có nhu cầu và điều kiện trả lãi tiền vay trong thời gian giải ngân, để tạo ý thức trả nợ dần cho người vay đồng thời giảm áp lực trả nợ gốc lãi tiền vay khi đến hạn.
- Để tạo điều kiện thuận lợi cho gia đình và HSSV trong việc vay vốn và sử dụng tiền vay, NHCSXH tỉnh đã phối hợp với NHNo&PTNT, Ngân hàng Công thương Việt Nam tổ chức phát hành thẻ ATM mang tên “Sinh viên lập nghiệp”. Việc triển khai giải ngân qua thẻ là rất thuận lợi, an toàn đồng thời tiết giảm đáng kể việc chi phí lưu thông, bảo quản, vận chuyển tiền mặt.
- Phối hợp với các tổ chức nhận ủy thác cho vay các Chương trình Tín dụng chính sách, nắm bắt kịp thời những khó khăn vướng mắc để liên tục nghiên cứu cải tiến thủ tục cho vay đơn giản, vừa thuận tiện cho người vay, vừa đảm bảo cho công tác quản lý và thu hồi vốn vay. NHCSXH đã tiến hành đổi sổ vay vốn, mỗi hộ gia đình vay vốn chỉ sử dụng một sổ vay vốn thay cho các giấy nhận nợ, hợp đồng, khế ước để quản lý được dư nợ của hộ vay. Để tạo điều kiện cho các trường, UBND các cấp, cha mẹ HSSV, HSSV và các đơn vị sử dụng lao động đều nắm được thông tin vay vốn của HSSV.
- Thực hiện nhiều biện pháp để củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ TK&VV, của hoạt động uỷ thác với các tổ chức Hội đoàn thể các cấp, của các Tổ giao dịch lưu động và điểm giao dịch tại xã. Hiện nay với mạng lưới trên 3.135 tổ TK&VV phủ kín trên các thôn, ấp, bản, làng trong toàn tỉnh cùng với hơn 148 điểm giao dịch tại xã góp phần xã hội hoá hoạt động của Chương trình, tạo được sự đồng thuận cao của cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và của nhân dân.
- Đã chú trọng công tác kiểm tra, kiểm soát để hạn chế những tiêu cực phát sinh, đảm bảo đồng vốn tín dụng chính sách đến đúng đối tượng thụ hưởng. NHCSXH đã phối hợp cùng chính quyền địa phương và các tổ chức chính trị - xã hội tổ chức thực hiện công tác kiểm tra theo nhiều kênh và nhiều hình thức khác nhau: hàng năm thành lập các Đoàn kiểm tra, tổ chức kiểm tra tại các địa phương, các cơ sở đào tạo, các xã, các Tổ TK&VV việc sử dụng vốn của gia đình HSSV và bản thân HSSV.
56