Nhóm nhân tố khách quan

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 26)

Đây là những nhân tố rất quan trọng, tác động mạnh tới chất lượng hoạt động tín dụng đối với HSSV. Thuộc nhóm này bao gồm nhiều nhân tố, chủ yếu bao gồm:

1.3.1.1. Chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước

Một khi Đảng và Nhà nước có những quyết sách và chủ trương đúng đắn giúp đỡ HSSV thì vốn hoạt động của NHCSXH sẽ được hỗ trợ tích cực, từ đó giúp ngân hàng mở rộng cho vay và ngược lại.

20

Về phía nhà nước, chủ trương chính sách của nhà nước thể hiện ở tất cả các mặt hoạt động của NHCSXH; từ mục tiêu hoạt động, bộ máy tổ chức, phương thức cho vay cũng như các quy định cụ thể đối với từng chương trình vay.

Thứ nhất, về mục tiêu hoạt động, Ngân hàng chính sách xã hội là Ngân hàng hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà hoạt động vì mục tiêu Quốc gia xoá đói giảm nghèo, đây là một quốc sách lớn của đất nước.

Thứ hai, về bộ máy tổ chức, NHCSXH do Hội đồng quản trị NHCSXH các cấp chỉ đạo điều hành mà trong đó

Cấp trung ương Chủ tịch HĐQT là Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, các thành viên đều là lãnh đạo các Bộ, ngành và Hội đoàn thể tham gia.

Cấp tỉnh có Ban đại diện HĐQT NHCSXH, Trưởng Ban đại diện HĐQT NHCSXH là lãnh đạo UBND tỉnh (Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch), lãnh đạo các Sở, Ban, Ngành và Hội đoàn thể.

Cấp huyện có Ban đại diện NHCSXH, Trưởng Ban là lãnh đạo UBND huyện (Chủ tịch hoặc phó Chủ tịch), lãnh đạo của các Phòng và Hội đoàn thể trong huyện tham gia.

Cấp xã có Ban xoá đói giảm nghèo, Trưởng Ban là lãnh đạo UBND các xã, thị trấn tham gia chỉ đạo các Hội đoàn thể, Tổ TK&VV thực hiện công tác tín dụng đối với hộ nghèo.

Thứ ba, Trong phương thức cho vay, NHCSXH thực hiện uỷ thác từng phần qua các tổ chức chính trị xã hội (gồm 4 tổ chức hội: Hội liên hiệp phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên) thông qua các tổ TK&VV được thành lập ở các thôn, ấp, bản, làng từ thành thị đến nông thôn, từ đồng bằng đến vùng núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo.

Thứ tư, đối với chương trình cho vay HSSV, NHCSXH có thể coi là nhiệm vụ thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia xoá đói giảm nghèo của Chính phủ thông qua việc chính phủ chỉ định các đối tượng được vay vốn, lãi suất cho vay…

21

Chủ trương chính sách của Nhà nước là cơ sở quan trọng để đảm bảo cho hoạt động của ngân hàng chính sách đi đúng quỹ đạo. Thông qua sức mạnh tổng hợp của cả bộ máy chính trị xã hội các cấp, chủ trương chính sách của nhà nước được triển khai sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân trên mọi miền đất nước. Do vậy chủ trương chính sách của Nhà nước sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng, nếu chủ trương chính sách tín dụng đúng đắn, hợp lòng dân được đông đảo nhân dân ủng hộ, bộ máy điều hành thông suốt, sát sao với công việc thì rủi ro tín dụng sẽ được hạn chế.

Về phía các bộ, ban ngành liên quan, NHCSXH cho vay theo quy định của

Chính phủ, Chính phủ không những quy định chương trình cho vay, đối tượng được phép vay, thời gian vay, lãi suất cho vay mà còn quy định trách nhiệm của các ban ngành liên quan. Cụ thể trong quyết định số 157/2007/QĐ-TTg có ghi rõ trách nhiệm của các ban ngành.

- Đối với Bộ tài chính: Bộ tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư bố trí nguồn vốn Nhà nước để cho HSSV vay và kinh phí cấp bù chệnh lệch lãi suất, phí quản lý để NHCSXH thực hiện tốt việc cho vay HSSV.

- Bộ Giáo dục đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và các cơ sở đào tạo nghề phối hợp với NHCSXH tổ chức thực hiện chính sách tín dụng HSSV, đồng thời thực hiện xác nhận đối tượng HSSV đang học tại trường có đủ điều kiện vay vốn.

- UBND các cấp chỉ đạo, tạo điều kiện cho NHCSXH thực hiện chính sách tín dụng HSSV.

- Tổ chức cá nhân sử dụng lao động là HSSV được vay vốn nhà nước có trách nhiệm đôn đốc HSSV chuyển tiền về gia đình để trả nợ hoặc trực tiếp trả nợ cho NHCSXH.

Như vậy, hoạt động của các ban ngành trên cùng với các công văn chỉ đạo đúng sẽ góp phần không nhỏ trong việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng và ngược lại. Ví dụ: nếu các cơ sở đào tạo không quan tâm, chỉ xác nhận vào đơn đề nghị vay vốn, mà không biết chính xác HSSV nào có vay ngân hàng, HSSV nào

22

có đơn xin vay mà không vay, HSSV nào đã ra trường hoặc bị dừng học mà đang vay vốn ... thì sẽ rất khó khăn cho ngân hàng trong việc thu hồi nợ; Hoặc nếu chính quyền địa phương các xã còn nể nang trong việc xác nhận đối tượng vay dẫn đến ngân hàng cho vay sai đối tượng ... thì cũng là nguyên nhân gây ra rủi ro tín dụng; Hoặc các cơ quan sử dụng lao động là HSSV có vay vốn ngân hàng mà có trách nhiệm đôn đốc HSSV trả nợ hoặc chuyển tiền về trả nợ thì rủi ro tín dụng cho vay HSSV sẽ giảm đi rất nhiều...

1.3.1.2. Môi trường kinh tế

Nếu trong môi trường kinh tế phát triển lành mạnh, vấn đề giải quyết việc làm được chú trọng, tỷ lệ HSSV ra trường kiếm được việc làm nói chung sẽ tăng lên, và tỷ lệ HSSV vay vốn NH có khả năng trả nợ cũng sẽ tăng lên, do đó chất lượng tín dụng đối với HSSV sẽ có xu hướng tăng lên và ngược lại.

Bên cạnh đó, trong môi trường kinh tế vĩ mô ổn định, thì nguồn vốn do ngân sách cấp, kể cả từ trung ương và địa phương, đều tăng. Đồng thời, hoạt động huy động vốn trực tiếp từ dân cư cũng sẽ có triển vọng hơn.

1.3.1.3. Môi trường pháp lý

Môi trường pháp lý là nền tảng để mọi hoạt động kinh doanh diễn ra an toàn. Do vậy, để đảm bảo an toàn cho hoạt động của hệ thống NH nói chung, thì đòi hỏi môi trường pháp lý phải đồng bộ và hoàn thiện. Đặc biệt đối với sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là HSSV, nhận thức chung về luật pháp còn ít nhiều hạn chế, điều này tất yếu sẽ tác động tiêu cực tới chất lượng tín dụng của NH. Cho nên, việc tạo ra một Môi trường pháp lý thuận lợi chính là tạo tiền đề để nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng. Môi trường pháp lý ở đây không chỉ là hệ thống pháp luật về hoạt động ngân hàng đồng bộ và hoàn thiện, mà còn là khả năng nhận thức và ý thức chấp hành luật pháp của người dân, các chế tài phù hợp để có tác dụng răn đe. Để làm được điều này đòi hỏi công tác giáo dục ý thức chấp hành pháp luật cần được chú trọng.

23

Năng lực của khách hàng là nhân tố rất quan trọng, ảnh hưởng trực tiếp tới chất lượng tín dụng của NHCSXH. Nếu khách hàng là người có năng lực tốt sau khi ra trường, sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm kiếm việc làm có thu nhập cao, do đó khả năng trả nợ ngân hàng cũng sẽ cao.

Nhận thức của khách hàng về quyền lợi và nghĩa vụ liên quan đến khoản vay cũng rất quan trọng, bởi nếu HSSV vẫn coi các khoản vay vốn từ NHCSXH như là “lộc trời”, “của chùa” thì tất yếu họ không quan tâm đến việc trả nợ và vốn vay có thể sẽ bị thất thoát, sử dụng sai mục đích.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)