Kiến nghị đối với NHCSXH Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 91)

Đối với một số vấn đề tuy còn vướng mắc nhưng NHCSXH cấp tỉnh không tự điều chỉnh được do theo quy định, NHCSXH cấp dưói phải thực hiện theo đúng

85

văn bản chỉ đạo của NHCSXH cấp trên. Do vậy kiến nghị với NHCSXH Việt Nam các vấn đề sau đây:

- Về phương thức cho vay: Trong phương thức cho vay, tùy từng trường hợp cụ thể, NHCSXH cho áp dụng phương thức trả gốc dần làm nhiều kỳ, có thể trả hàng tháng. Nếu áp dụng phương thức này không những ngân hàng tăng nhanh tốc độ quay vòng vốn, tăng doanh số thu nợ, doanh số cho vay và hơn nữa giảm thiểu nhiều rủi ro cho ngân hàng. Đối với khách hàng có thu nhập hàng tháng cũng sẵn sàng trả theo phương thức này, vừa tiết kiệm chi phí hàng tháng, vừa giảm áp lực trả số tiền lớn khi đến hạn. NHCSXH có thể nghiên cứu áp dụng thông qua ủy nhiệm qua tổ TK&VV.

- Về trích lập dự phòng rủi ro: NHCSXH nên giao quyền và trách nhiệm xử lý rủi ro cho chi nhánh. Khi tỷ lệ trích lập rủi ro tăng lên thì tự bản thân chi nhánh NHCSXH đó có trách nhiệm quản lý rủi ro của đơn vị mình, công tác xử lý rủi ro sẽ chính xác và có hiệu quả hơn vì liên quan đến thu nhập và lợi ích của mỗi đơn vị.

- Về hệ thống tài khoản kế toán: Như trong chương hai có đề cập, hiện tại trong hệ thống tài khoản của NHCSXH Việt Nam, toàn bộ nợ quá hạn của NHCSXH đều hạch toán vào tài khoản “nợ nghi ngờ” nên nếu số liệu tổng hợp trên cân đối không phân biệt được nợ quá hạn đó là mới bắt đầu quá hạn hay đã là nợ xấu, nợ có khả năng mất vốn để đưa ra các biện pháp xử lý thích hợp. Do vậy, kiến nghị với NHCSXH Việt Nam cần có quy định cụ thể rõ ràng hơn trong việc phân chia các nhóm nợ này.

- Bổ sung thêm phần cam kết của HSSV trên giấy xác nhận của nhà trường như sau: ” Nếu HSSV được vay vốn từ NHCSXH để học tập, sau khoá học phải có trách nhiệm trả nợ gốc và lãi cho ngân hàng theo đúng thoả thuận”. Để NHCSXH có căn cứ pháp lý để xử lý trong các trường hợp HSSV đó trây ỳ không trả nợ.

- Do đặc thù của chương trình cho vay HSSV như số lần nhận nợ và trả nợ được chia thành nhiều kỳ với thời gian cho vay dài nên NHCSXH cần thiết kế

86

riêng mẫu khế ước nhận nợ cho HSSV trong đó có phần cam kết trả nợ của hộ vay”

- NHCSXH Việt Nam nên điều chỉnh mức phí uỷ thác cho các tổ chức chính trị xã hội để đảm bảo hoạt động hiệu quả hơn. Các công đoạn uỷ thác chủ yếu do cấp hội huyện, xã thực hiện. Đặc biệt chương trình HSSV thực hiện theo văn bản số 1293/NHCS-KT ngày 13/5/2008 của Tổng giám đốc NHCSXH Việt Nam, chỉ tính trả phí cho cấp xã. Để cấp hội Huyện thực hiện tích cực có hiệu quả nội dung công việc được uỷ thác, đề nghị NHCSXH Việt Nam cho cấp huyện hội được hưởng phí uỷ thác và cùng với TW hội xem xét, điều chỉnh lại mức trả phí uỷ thác theo hướng tăng cho cơ sở, giảm cho trung ương.

- NHCSXH nên cập nhật đầy đủ, kịp thời theo tháng các thông tin về quá trình vay vốn của HSSV lên website ”vay vốn đi học” để nhà trường, đơn vị sử dụng lao động, gia đình và các em HSSV biết được và thực hiện tốt trách nhiệm của mình. (Hiện nay đang cập nhật theo quý).

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 91)