2.2.2.1. Tình hình chung
Ngay từ khi mới thành lập, chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã nhận bàn giao chương trình cho vay HSSV từ Ngân hàng Công thương tỉnh Lâm Đồng nhằm hỗ trợ những HSSV có hoàn cảnh khó khăn, không đủ khả năng tài chính trang trải chi phí học tập, đặc biệt là HSSV thuộc diện chính sách, hộ nghèo, học sinh vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn và tiếp tục thực hiện cho đến nay. Tuy nhiên, chương trình này trước đây chiếm tỷ lệ không đáng kể trong tổng dư nợ của NHCSXH do hạn chế về nguồn vốn, mức cho vay và đối tượng được thụ hưởng. Từ khi có Quyết định 157/2007/ QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng ưu đãi đối với HSSV với nhiều đổi mới so với trước như đối tượng thụ hưởng được mở rộng, lãi suất cho vay thấp, mức cho vay được nâng lên, thủ tục cho vay đơn giản... chương trình cho vay HSSV đã có tốc độ tăng đáng kể.
Ngay sau khi Tổng giám đốc NHCSXH đã có Văn bản số 2162A/NHCS-TD hướng dẫn việc thực hiện, Ban đại diện HĐQT tỉnh Lâm Đồng đã tổ chức ngay Hội nghị triển khai Quyết định với thành phần gồm Trưởng ban đại diện HĐQT NHCSXH các huyện, Sở, Ban, ngành có liên quan... và có Nghị quyết chỉ đạo cụ thể việc thực hiện. Trên cơ sở đó, các huyện, thị xã, thành phố đã tổ chức Hội nghị triển khai Quyết định tại địa phương mình.
Về phía chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, đã tổ chức Hội nghị tập huấn nghiệp vụ cho vay HSSV cho Giám đốc các Phòng giao dịch NHCSXH, cán bộ tín dụng toàn chi nhánh. Phối hợp chặt chẽ với các cơ quan thông tin đại chúng như Báo Lâm Đồng, Đài PT&TH địa phương đăng tải các nội dung về chính sách tín dụng đối với HSSV. Đồng thời chỉ đạo các Phòng giao dịch NHCSXH các huyện thông báo công khai chính sách tín dụng đối với HSSV tại trụ sở UBND xã, phường, thị trấn trong toàn tỉnh; báo cáo về chương trình tín dụng này cho cấp ủy, chính quyền cấp xã. Cùng với các tổ chức chính trị - xã hội nhận ủy thác triển khai có hiệu quả ngay trong những ngày đầu tháng 10/2007.
46
Trên cơ sở thống kê số HSSV trúng tuyển vào các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp và khảo sát của UBND cấp xã, chi nhánh đã đề nghị NHCSXH Việt Nam bổ sung kế hoạch tín dụng cho vay HSSV năm 2007 là 24,5 tỷ đồng, đưa kế hoạch chương trình này năm 2007 lên 38,9 tỷ đồng. Công tác triển khai, cho vay HSSV theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ được thực hiện kịp thời trong tháng 10/2007, đã đáp ứng nhu cầu vay của hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn cho HSSV đi học và được sự đồng tình của dư luận xã hội.
NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cũng đã tham mưu, đề xuất UBND tỉnh Lâm Đồng giao kế hoạch bổ sung ngay cho UBND các huyện, thị xã, thành phố. Nhờ sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết của UBND tỉnh với chủ trương: “Không được để HSSV nào có hoàn cảnh khó khăn không đến trường học được vì không có kinh phí”, chỉ sau 2 tháng, dư nợ cho vay HSSV toàn tỉnh Lâm Đồng đã đạt được 41.431 triệu đồng với 10.440 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn được vay vốn để cho con đi học, đạt 105% kế hoạch được giao; tăng 30.108 triệu đồng và 6.912 hộ so với cuối tháng 09/2007. Một số địa phương đã thực hiện tốt chương trình cho vay này như thành phố Đà Lạt: 8.970 triệu đồng; Thành phố Bảo Lộc: 8.204 triệu đồng; huyện Bảo Lâm: 4.509 triệu đồng và huyện Đức Trọng: 4.644 triệu đồng. Đến nay toàn tỉnh còn khoảng 1.500 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn có nhu cầu vay đã đăng ký với UBND cấp xã, chi nhánh đang tiếp tục đề nghị NHCSXH bổ sung nguồn vốn 8 tỷ đồng để đáp ứng nhu cầu trên.
Tổng kết giai đoạn 2007-2011, hoạt động tín dụng cho vay học sinh, sinh viên của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã có sự phát triển mạnh mẽ, trong năm 2011, dư nợ HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng xếp thứ 20 toàn quốc và xếp thứ 2 khu vực Tây Nguyên, đạt 506.600 tỷ đồng. Đối tượng học sinh sinh viên được vay vốn cũng tăng lên rất nhanh: năm 2007 có 1.917 HSSV được nhận vốn vay thì đến năm 2011 con số này lên tới 31.624 HSSV vay vốn. Kế quả này một mặt thể hiện được ưu thế về địa lý của tỉnh Lâm Đồng trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên, đồng thời cũng phần nào nói lên thành công của hoạt động tín dụng HSSV cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách của chi nhánh tỉnh Lâm Đồng.
47
Bảng 2.3. Tình hình vay vốn HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị: Triệu đồng, hssv Chỉ tiêu Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Doanh số cho vay 3.205 41.546 113.656 144.879 159.164 128.957 Doanh số thu nợ 1.435 1.540 2.399 5.185 12.895 25.865 Dư nợ 8.799 48.803 160.060 299.758 446.026 549.118 Số HSSV vay 1.971 11.893 20.479 32.751 38.596 36.530
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Qua bảng 2.3, ta thấy doanh số cho vay là 3.205 triệu đồng năm 2006, đến năm 2010 đạt 159.164 triệu tăng hơn 400% so với năm 2006, mặc dù giảm nhẹ vào năm 2011, doanh số cho vay vẫn đạt 128.957 triệu đồng. Chính vì vậy, tổng dự nợ của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng tăng rất nhanh trong giai đoạn 2007-2008, mặc dù tốc độ đang theo xu hướng giảm nhưng tổng dự nợ vẫn tăng rất nhanh, cụ thể ta xem xét trên biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.2. Dƣ nợ HSSV qua các năm của NHCSXH Lâm Đồng
8,799 48,803 160,060 299,758 446,026 549,118 0 100,000 200,000 300,000 400,000 500,000 600,000
Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Dƣ nợ cho vay
HSSV
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Một trong những điểm thành công nữa của chương trình tính dụng HSSV của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng là tỷ trọng tín dụng cho HSSV trong tổng hoạt động tín dụng của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng không ngừng tăng. Tỷ trọng dư nợ HSSV tăng dần qua các năm so với các chương trình khác. Năm 2006, dư nợ cho vay HSSV chỉ chiếm 2% tổng dư nợ, đến năm 2011 dư nợ cho vay HSSV đã chiếm đến hơn
48
30%. Điều này cho thấy chương trình tín dụng HSSV có ý nghĩa quan trọng vừa đối với ngân hàng, vừa có ý nghĩa xã hội. Tín dụng chính sách này vừa giúp ngân hàng tăng trưởng dư nợ qua các năm, vừa có ý nghĩa xã hội sâu rộng vì đã giúp cho hàng ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn tiếp tục được học tập, giảm tỷ lệ HSSV bỏ học giữa chừng vì không đủ điều kiện trang trải chi phí học tập.
Biểu đồ 2.3. Tỷ trọng dƣ nợ HSSV qua các năm của NHCSXH Lâm Đồng
2% 7.50% 16% 22% 27% 30% 98% 92.50% 84% 78% 73% 70% 0% 20% 40% 60% 80% 100% Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Cho vay HSSV Các chƣơng trình cho vay khác
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Như trên đã đề cập giai đoạn sau khi tiếp nhận nhiệm vụ từ NHCT, chương trình HSSV được thực hiện theo phương thức cho vay trực tiếp đến các học sinh, sinh viên do vậy việc cho vay rất khó khăn. Đầu năm 2006, cơ chế cho vay được thay đổi thông qua hộ gia đình, việc cho vay các HSSV có nhiều thuận lợi hơn. Tuy nhiên, do đối tượng vay còn hạn chế nên số lượng HSSV được vay vốn ít. Chương trình thực sự đạt kết quả cao kể từ khi Quyết định 157/2009/QĐ-TTg ngày 27/9/2007 của Thủ tướng Chính phủ về tín dụng đối với HSSV được ban hành. Từ đây nhiều học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn có cơ hội tiếp tục được học tập và yên tâm học tập tạo cho mình một kiến thức vững chắc để khi ra trường có việc làm ổn định, thu nhập cao giúp ích cho gia đình, bản thân và góp phần xây dựng phát triển đất nước. Nhiều hộ gia đình khắc phục được khó khăn, tiếp tục cho con theo học, góp phần giảm tỷ lệ HSSV bỏ học vì không có khả năng trang trải chi phí học tập. Cuối năm 2007, qua 3 tháng triển khai cho vay theo quyết định mới, số HSSV được vay vốn là 11.893 người với dư nợ đạt 48.803 triệu đồng.
49
Năm 2008, nền kinh tế Việt Nam rơi vào khủng hoảng, ngành Ngân hàng trải qua những biến động chưa từng có về lãi suất, tỷ giá, cũng như gánh chịu những tác động tiêu cực từ cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ, nhiều NHTM tín dụng hầu như đóng băng; nhưng NHCSXH tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì được đà tăng trưởng cao. Cụ thể năm 2008 cho vay HSSV tăng so với năm 2007 là 111.257 triệu đồng với 20.479 HSSV vay vốn. Năm 2009 - 2011 NHCSXH tỉnh Lâm Đồng vẫn duy trì được đà tăng trưởng đều, năm 2009 dư nợ HSSV tăng 87,28% so với năm 2008 và năm 2010 dư nợ tăng 48,8% so với năm 2009, năm 2011 tăng 23,11% so vơi năm 2010. Tuy nhiên, năm 2009 - 2011 tốc độ tăng trưởng có giảm dần do 3 nguyên nhân chủ yếu sau:
Thứ nhất , do số HSSV đang đi học có nhu cầu và đúng đối tượng vay vốn thì hầu như đã được giải quyết hết trong năm 2007 và 2008. Sang đến năm 2009 - 2011 đa số chỉ còn là những sinh viên mới bắt đầu nhập học năm học đầu tiên.
Thứ hai, do thu hẹp đối tượng được vay vốn. Theo QĐ 157/2007/QĐ-TTg thì đối tượng HSSV mà gia đình gặp khó khăn về tài chính do tai nạn, bệnh tật, thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh trong thời gian theo học thì được vay vốn. Đến ngày 31/8/2010, văn phòng Chính phủ có thông báo số 231/TB-VPCP về kết luận của Phó thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân tại cuộc họp về chương trình tín dụng đối với HSSV quy định chỉ cho vay một lần không quá 12 tháng đối với HSSV mà gia đình khó khăn về tài chính. Do vậy, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng phải rà soát lại các khoản đã giải ngân trước đây nếu đã cho vay đủ hoặc vượt so với thông báo trên thì dừng lại không cho vay nữa.
Thứ ba, do cuối năm 2010 nguồn vốn cho vay HSSV không đủ để cho vay. Mặc dù Chính phủ rất quan tâm trong việc bố trí các nguồn từ ngân sách, bảo lãnh cho NHCSXH phát hành trái phiếu, huy động vốn nhưng NHCSXH vẫn không đủ vốn để cho vay trong năm 2010. Thông báo nguồn vốn cho vay HSSV của NHCSXH tỉnh năm 2010 là 905.657 triệu, nhưng đến 31/12/2010 nguồn vốn để cho vay mới có 871.901 triệu đồng, còn thiếu 33.756 triệu đồng.
Đối với hoạt động thu nợ: do đặc thù cho vay HSSV thời gian từ khi cho vay đến khi thu nợ kéo dài, hơn nữa nợ phải trả cũng chia thành nhiều kỳ như khi cho vay, nên qua 4 năm triển khai thì mới chỉ có một số rất ít HSSV đến hạn trả và số tiền cũng
50
chưa nhiều. Bên cạnh đó, thực hiện Quyết định 579/QĐ-TTg của Chính phủ về việc hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay tại NHCSXH, doanh số cho vay được hỗ trợ lãi suất chương trình cho vay học sinh sinh viên là 76.548 triệu đồng/15.773 khách hàng. Dư nợ được hỗ trợ lãi suất đến 31/12/2010 là 75.783 triệu đồng, số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng là 1.150 triệu đồng.
Biểu đồ 2.4. Doanh số thu nợ HSSV qua các năm của NHCSXH Lâm Đồng
Đơn vi: Triệu đồng
0 5,000 10,000 15,000 20,000 25,000 30,000 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Doanh số thu nợ HSSV
2.2.2.1. Kêt quả hoạt động theo cơ cấu đối tượng vay
Hiện nay, các đối tượng được NHCSXH tỉnh Lâm đồng cho vay theo chương trình tín dụng học sinh sinh viên bao gồm:
- HSSV mồ côi - Hộ nghèo
- Hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thu nhập bằng 150% thu nhập của hộ nghèo), - Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất
Trong những năm vừa qua, dưới sự chỉ đạo kịp thời, kiên quyết của cấp ủy, chính quyền địa phương, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã phối hợp với các sở ban ngành có liên quan, chính quyền địa phương các cấp, các tổ chức Chính trị - xã hội nhận ủy thác đã nỗ lực thực hiện có hiệu quả chương trình tín dụng này. Dư nợ đã tăng 34 lần, số HSSV được hưởng chế độ tăng 10 lần so với chương trình tín dụng HSSV trước khi có Quyết định 157/2007/QĐ-TTg. Trong ba năm qua không có HSSV nào phải bỏ học vì không có kinh phí. Những sai sót trong việc cho vay sai
51
đối tượng đã được nghiêm túc kiểm điểm, kiên quyết thu hồi nhằm đảm bảo nguồn vốn ưu đãi đến đúng đối tượng thụ hưởng. Trong đó, đối tượng chủ yếu được vay là những học sinh họ đặc biệt khó khăn và hộ nghèo.
Bảng 2.4. Bảng dự nợ tín dụng phân theo đối tƣợng hộ gia đình vay Tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng năm 2011
Đơn vi: Triệu đồng, hssv
Đối tƣợng Dƣ nợ Tỷ trọng trên tổng dƣ nợ Số tiền Số sinh viên HSSV mồ côi 274 17 0,06% Hộ nghèo 176.873 13.951 39,66%
Hộ có hoàn cảnh khó khăn (có thu nhập
bằng 150% thu nhập của hộ nghèo) 225.857 21.608 50,64% Hộ gia đình gặp khó khăn đột xuất 43.022 3.020 9,65%
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Trong hoạt động cấp tín dụng học sinh sinh viên, cơ cấu cấp tính dụng theo trình độ đào tạo của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng thì cho vay đi học đại học chiếm tỷ lệ lớn nhất, tiếp đến là đào tạo cao đẳng, trung cấp, rồi mới đến dạy nghề cả về quy mô vốn vay cũng như số lượng người được vay. Cho vay đi học đại học, cao đẳng chiếm tỷ trọng hơn 80%, trong đó cho vay đào tạo nghề chỉ chiếm chưa tới 5% cho thấy sự bất cân đối trong hoạt động cho vay theo trình độ đào tạo. Là tỉnh miền núi, hoạt động nông nghiệp là chủ yếu, thì hoạt động đào tạo nghề rất quan trong nhưng hiện nay đối tượng vay học nghề không nhiều. Trong năm 2011, cơ cấu cho vay phân theo trình độ đào tạo là:
- Đối với sinh viên học đại học: dư nợ là 236.088 triệu đồng với 19.219 HSSV chiếm 52,93% tổng số HSSV được vay vốn của Chương trình.
- Đối với sinh viên học cao đẳng: dư nợ là 134.048 triệu đồng với 11.126 HSSV, chiếm 30,05% tổng số HSSV vay vốn của Chương trình.
52
- Đối với HSSV học trung cấp: dư nợ là 68.488 triệu đồng với 7.332 HSSV, chiếm 15,36% tổng số HSSV vay vốn của Chương trình.
- Đối với HSSV học nghề: dư nợ là 7.400 triệu đồng với 919 HSSV, chiếm 1,66% tổng số HSSV vay vốn của Chương trình.
Biểu đồ 2.5. Dự nợ tín dụng phân theo trình độ đào tạo
Đơn vi: Triệu VNĐ
0 10 20 30 40 50 60
Đại học Cao đẳng Trung cấp Học nghề
Tỷ lệ
2.3. Đánh giá về chƣơng trình tín dụng đối với HSSV ở Lâm Đồng
2.3.1. Những thành công
Đánh giá chung, ta có thể thấy, chương trình tín dụng HSSV đã giúp các hộ khó khăn có kinh phí cho các em vào đầu năm học, khuyến khích HSSV ở vùng nông thôn có điều kiện học tập, nhiều em có điều kiện được tiếp tục học từ trung cấp liên thông lên đại học. HSSV nhận thức được sự quan tâm của xã hội đối với mình từ đó có ý thức học tập, rèn luyện để trở thành người có ích cho xã hội, hoàn trả nợ đúng hạn cho ngân hàng để HSSV khác được tiếp tục vay.
Tín dụng HSSV đi vào cuộc sống trở thành điểm tựa chắp cánh cho hàng ngàn HSSV có hoàn cảnh khó khăn trong tỉnh theo đuổi ước mơ học tập. Qua 5 năm thực hiện, chương trình tín dụng HSSV đã đạt được mục tiêu đề ra, mang lại nhiều lợi ích về kinh tế - xã hội, tạo cơ hội cho mọi đối tượng HSSV có hoàn cảnh