Đối với chính quyền địa phương

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 93)

- Chỉ đạo ban đại diện tại địa phương tăng cường công tác kiểm tra, giám sát ở tất cả các khâu trong các hoạt động tín dụng chính sách cho vay HSSV đúng với chủ trương của Chính phủ, tránh những sai sót gây khó khăn cho người vay hoặc làm không đúng chủ trương của Nhà nước gây dư luận không tốt trong xã hội.

- Hoàn thiện quy trình tổ chức xác nhận vay vốn của nhà trường và UBND cấp xã, phường cho đối tượng được vay, nghiên cứu bổ sung các quy định liên quan đến chế tài xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

- Cắt giảm thủ tục hành chính phù hợp với địa phương, tạo sự thông thoáng trong việc triển khai thực hiện, loại bỏ những cản trở phiền hà trong việc cho vay.

- Đối với cán bộ hội, cán bộ trong ban xoá đói giảm nghèo, tổ trưởng tổ TK&VV, phải phân định rõ trách nhiệm cụ thể của từng cán bộ và sự phối kết hợp trong việc quản lý nguồn vốn cho vay HSSV, gắn quyền lợi đi đôi với trách nhiệm.

87

- Ngoài ra tại mỗi địa phương xem xét giải quyết bài toán lao động việc làm cho HSSV mới ra trường, có thể đưa ra các chính sách đãi ngộ thích hợp thu hút lao động trở về địa phương công tác.

Tóm lại, trong chương này, ngoài việc nêu phương hướng hoạt động, chính sách tín dụng của NHCSXH nói chung, của chương trình cho vay HSSV nói riêng, chính sách tín dụng của NHCSXH tỉnh, tác giả đã đưa ra một số các giải pháp để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng trong cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn. Các giải pháp được trình bày dưới dạng liệt kê, theo trình tự giải pháp nào quan trọng hơn, ý nghĩa thiết thực hơn thì đặt lên trước và xếp theo thứ tự giảm dần.

88

KẾT LUẬN

Cùng với những khó khăn của nền kinh tế và cuộc khủng hoảng tài chính trên phạm vi toàn cầu, chất lượng tín dụng của các ngân hàng nói chung, của NHCSXH nói riêng cũng bị ảnh hưởng nhiều và đang có dấu hiệu giảm sút. Hơn nữa với đặc thù riêng trong cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn tại NHCSXH là tỷ lệ tăng trưởng hàng năm cao, và từ năm 2011 trở đi là đến kỳ thu hồi nợ quay vòng nên số nợ đến hạn phải thu là rất lớn. Với phương châm ”phòng bệnh hơn chữa bệnh”, tác giả nhận thấy việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong tín dụng cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn là rất cần thiết, góp phần ngăn chặn rủi ro ngay từ đầu nhằm giảm bớt tổn thất, nâng cao hiệu quả hoạt động cho chi nhánh.

Trên cơ sở hệ thống hoá lý luận về rủi ro tín dụng : bản chất, các chỉ tiêu đánh giá, các nhân tố ảnh hưởng đến việc ngăn ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng. Tác giả đi sâu nghiên cứu thực trạng, đánh giá về hoạt động ngăn ngừa hạn chế rủi ro tín dụng cho vay HSSV, và đặc biệt đi sâu phân tích nguyên nhân của những hạn chế đó. Tác giả mạnh dạn đưa ra những giải pháp cụ thể có tính thực tiễn và khả thi để ngăn ngừa và hạn chế rủi ro trong cho vay HSSV tại NHCSXH tỉnh Lâm Đồng trên cơ những quan điểm định hướng và mục tiêu phát triển của ngành, của chi nhánh trong giai đoạn phát triển sắp tới. Một số giải pháp nằm ngoài tầm quyết định của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, tác giả đã đề xuất kiến nghị với NHCSXH Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước và Chính phủ

Chương trình cho vay HSSV là chủ trương đúng đắn của Đảng, Chính phủ, việc triển khai cho vay HSSV được tập trung vào một đầu mối là NHCSXH là phù hợp với tiến trình quốc tế. Đây là chương trình tín dụng mang tính đặc thù riêng, vừa mang tính thời sự lại vừa mang tính lâu dài. Để bảo toàn được nguồn vốn của Nhà nước và đảm bảo cho thế hệ HSSV sau tiếp tục được hưởng chế độ ưu đãi của Nhà nước, tác giả đã nghiên cứu để đưa ra những giải pháp kiến nghị mà tác giả cho là có tính khả thi, có khả năng áp dụng được đối với chi nhánh NHCSXH tỉnh. Tác giả cũng mong muốn nhận được các ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo, những người quan tâm đến nội dung của đề tài để tác giả tiếp tục hoàn thiện đề tài có ý nghĩa thực tiễn hơn.

89

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tiếng Việt

1. Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng năm 2007, 2008, 2009, 2010, 2011.

2. Báo cáo Tổng kết 5 năm (2003 – 2007) thực hiện nghị định 78/2002/NĐ – CP ngày 04/10/2002 về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác tại Lâm Đồng

3. Chỉ thị số 21/2007/CT-TTg về thực hiện chế độ cho vay ưu đãi để học Đại học, Cao đẳng và dạy nghề.

4. Quyết định số 157/2007/QĐ-TTg về tín dụng đối với học sinh sinh viên. 5. Công văn 993/VPCP-KTTH về chính sách tín dụng đối với học sinh, sinh

viên do Văn phòng Chính phủ ban hành ngày 21/02/2012

6. Nguyễn Thị Lan Hương (2012), "Chương trình cho sinh viên vay vốn : Kinh nghiệm của Mỹ và một số gợi ý cho Việt Nam", Tạp chí Ngân hàng số 6 tháng 3/2012.

7. Nguyễn Đắc Hưng (2012), Về hoàn thiện chính sách tín dụng ưu đãi cho giáo dục đại học và dạy nghề", Tạp chí Cộng Sản

II. Tiếng Anh:

1. Hua Shen and Adrian Ziderm, Student Loans Repayment and Recovery: International Comparisons, The Institute for the Study of Labor (IZA), No. 3588

2. Maureen Woodhall (2004), Student Loans: Potential, Problems, and Lessons from International Experience, Boston College & Council for the Development of Social Science Research in Africa

3. Kent N. Schneider (2009), Student Loan Forgiveness and Repayment Programs, The Tax adviser, June 2009

90

4. Tim Leunig and Gill Wyness (2011), Early repayment of student loans: should government impose early repayment penalties? Centre Forum

(www.centreforum.org)

5. Jamil Salmi (2003), Student Loans in an International Perspective: The World Bank Experience, The World Bank working paper

6. Maureen Woodhall (2004), Student Loans: Potential, Problems, and Lessons from International Experience, JHEA/RESA Vol. 2, No. 2, 2004, pp.37–51

III. Website

1. www.vbsp.org.vn

2. www.vayvondihoc.moet.gov.vn

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 93)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)