Kết hợp nhiều giải pháp để đôn đốc, thu hồi nợ

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 85)

Ngân hàng cần áp dụng nhiều biện pháp để ngăn ngừa, hạn chế rủi ro ngay từ bước đầu khi thực hiện cho vay nhằm hạn chế tới mức thấp nhất để nợ qúa hạn

79

phát sinh. Nhưng khi nợ quá hạn xẩy ra thì ngân hàng cần tích cực thu hồi nợ bằng nhiều biện pháp như:

- NHCSXH cần phân loại dư nợ chính xác hơn, đặc biệt là dư nợ quá hạn, theo mức độ rủi ro từ thấp đến cao để căn cứ vào đó đưa ra biện pháp phòng ngừa và xử lý thích hợp. Đối với mỗi món nợ quá hạn xẩy ra cần tìm nguyên nhân chính xác, để từ nguyên nhân đó áp dụng phương pháp thích hợp để xử lý.

- Đối với các khoản nợ quá hạn, cán bộ tín dụng phải thường xuyên đôn đốc thu hồi nợ; Kiểm tra giám sát tình hình sử dụng vốn; Thực hiện việc thu nợ phù hợp với từng món vay có thể xem xét cho thu nợ gốc trước, thu lãi sau; Đối với các trường hợp chây ỳ, cần áp dụng các biện pháp kiên quyết, đúng pháp luật để thu hồi nợ vay. Khi ngân hàng đã áp dụng nhiều biện pháp nhưng vẫn không thu được nợ, khi đó ngân hàng nên chủ động nộp hồ sơ khởi kiện khách hàng lên cơ quan tòa án để xử lý thu hồi nợ theo quy định của pháp luật.

- Đối với các khoản nợ tồn đọng trong thời gian dài, NHCSXH cần có biện pháp xử lý tích cực, dứt điểm khoản nợ bị rủi ro do nguyên nhân chủ quan có thể bằng việc giao cho các tổ TK&VV để thu hồi, khuyến khích bằng việc trích % hoa hồng tính trên cả gốc và nợ lãi.

- Đối với những đơn vị có tỷ lệ nợ quá hạn cao, có những món nợ khó đòi Ngân hàng nên thành lập các tổ đi thu hồi nợ gồm đầy đủ các thành phần của các phòng chuyên môn. Tổ đi thu nợ phải được giao trách nhiệm và quyền hạn rõ ràng, phải có kế hoạch và phân công trách nhiệm cụ thể cho từng cán bộ. Đối với các khoản nợ quá hạn bình thường thì có thể chỉ đạo cán bộ tín dụng thực hiện, nhưng đối với các khoản nợ quá hạn phức tạp, khó đòi thì cần sự tham gia của các lãnh đạo phòng ban chuyên môn, thậm chí lãnh đạo các ban ngành liên quan. Ngân hàng cũng nên mở lớp đào tạo kỹ năng xử lý và thu hồi nợ cho các tổ đi thu hồi nợ để tổ hoạt động có hiệu quả hơn.

- NHCSXH cần có thái độ kiên quyết trong xử lý nợ quá hạn, nợ tồn đọng. Phân định và quy trách nhiệm rõ ràng cho các bộ phận, các cán bộ thiếu trách nhiệm gây tổn thất về vốn và tài sản của ngân hàng.

80

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 85)