Vì đây được xác định là mắt xích quan trọng trong hệ thống NHCSXH, góp phần phát huy hiệu quả hoạt động của NHCSXH trong đó có việc triển khai chương trình cho vay HSSV. Cụ thể:
- Rà soát, kiện toàn tổ chức của các Tổ TK&VV theo mô hình khu dân cư, hoạt động theo đúng quy định, mỗi Tổ TK&VV nhận uỷ thác triển khai nhiều chương trình cho vay, tránh tình trạng thành lập Tổ TK&VV theo từng chương trình cho vay, gây ra
77
sự chồng chéo về thành viên tham gia và hạn chế trong quản lý, điều hành hoạt động, dễ dẫn đến các rủi ro tín dụng.
- Thường xuyên tổ chức tập huấn trực tiếp cho Ban Quản lý Tổ TK&VV theo hình thức “cầm tay, chỉ việc” trong các cuộc họp giao ban định kỳ cũng như trong quá trình hoàn thiện hồ sơ cho vay của Tổ, quá trình kiểm tra sử dụng vốn.
- In các nội dung quy định về chức năng, quyền hạn và trách nhiệm của Ban quản lý Tổ TK&VV tại trang bìa cuối của sổ sách cung cấp cho Tổ TK&VV: Sổ theo dõi cho vay - thu nợ - thu lãi thành viên; Sổ theo dõi thu - chi của Tổ….để Ban quản lý Tổ tiếp cận dễ dàng với các nội dung thông tin cần biết.
- Yêu cầu cán bộ tín dụng phụ trách địa bàn phải nắm rõ địa chỉ, thân nhân và hoàn cảnh gia đình của từng thành viên trong Ban Quản lý Tổ TK&VV để tạo điều kiện thuận lợi trong các quan hệ giao dịch với Ngân hàng cũng như đảm bảo an toàn trong khâu quản lý vốn vay.
3.2.7. Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của các tổ giao dịch lưu động cấp xã
Các tổ giao dịch lưu động cấp xã là cầu nối quan trọng giữa NHCSXH với nhân dân, nhất là tại những địa bàn rộng, nhiều phường, xã nằm xa trụ sở giao dịch của Ngân hàng.
- Tranh thủ sự chỉ đạo của Trưởng Ban đại diện các cấp trong việc bố trí địa điểm và lịch giao dịch lưu động.
- Ban hành văn bản chỉ đạo chi tiết, cụ thể và quán triệt tới từng cán bộ Chi nhánh để làm cơ sở triển khai thực hiện trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của NHCSXH, đặc biệt lưu ý tới việc nghiêm túc duy trì lịch giao dịch cố định hàng tháng và việc công khai các nội dung thông tin tại UBND phường, xã.