Bao gồm các chỉ tiêu chủ yếu sau:
- Khả năng đáp ứng nhu cầu vốn vay của HSSV với thủ tục đơn giản, thuận tiện, cung cấp vốn nhanh chóng, nhưng vẫn đảm bảo các nguyên tắc tín dụng. Như ta đã biết, người trực tiếp vay vốn tín dụng HSSV thông thường lại là bố mẹ của những gia đình nghèo có con em theo học Đại học, cao đẳng, những người có hạn chế nhất định về trình độ nhận thức, đặc biệt là các thủ tục giấy tờ phức tạp liên quan đến việc cấp tín dụng của ngân hàng thì lại càng xa lạ với họ… Chính vì thế, việc tìm cách đơn giản hóa các thủ tục để họ có thể hiểu về các nguyên tắc tín dụng và tuân thủ theo là rất quan trọng. Việc giải ngân vốn tín dụng nhanh chóng, thuận tiện để tạo niềm tin cho họ cũng rất quan trọng, bởi vì đối tượng được vay không có tài sản đảm bảo, nếu không tạo niềm tin cho họ về một sự gần gũi giữa ngân hàng với họ thì khả năng rủi ro tín dụng có nguy cơ sẽ tăng lên.
- Uy tín của NHCSXH tăng lên: Nếu chất lượng tín dụng của ngân hàng tốt thì uy tín của ngân hàng sẽ tăng lên, khách hàng tìm đến với ngân hàng sẽ ngày càng nhiều. Đối với NHCSXH, nếu chất lượng tín dụng tăng lên thì không chỉ các hộ nghèo, mà cả những khách hàng là những hộ trung bình hay giàu cũng sẽ tìm đến với ngân hàng trong các khoản vay thương mại. Đây chính là cơ sở cho sự tồn tại và phát triển bền vững của NHCSXH.
- Mức độ đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Nếu chất lượng tín dụng tốt, vốn cho vay đáp ứng đầy đủ và kịp thời, đúng đối tượng khách hàng sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế xã hội của từng địa phương phát triển. Đối với sự hoạt động của NHCSXH, do đối tượng khách hàng là những hộ nghèo, chủ yếu tập trung ở các vùng nông thôn, nên nếu chất lượng tín dụng tốt
27
sẽ giúp cho người nghèo thoát nghèo, giảm bớt các áp lực về mặt kinh tế - xã hội đối với các địa phương và phát huy các nguồn lực trong phát triển kinh tế.
1.4.2. Nhóm chỉ tiêu định lƣợng
Thuộc nhóm này có một số chỉ tiêu cơ bản sau:
- Chỉ tiêu Tổng dư nợ: Chỉ tiêu này phản ánh quy mô và sự tăng trưởng trong hoạt động tín dụng của ngân hàng. Tổng dư nợ cao và mức tăng trưởng nhanh cho thấy khả năng tiếp thị của ngân hàng là tốt, thu hút ngày càng nhiều khách hàng, thị phần ngày càng được mở rộng.
Tuy nhiên, tăng trưởng tín dụng phải phù hợp với khả năng về vốn, quản lý kiểm soát rủi ro cũng như các nguồn lực về con người, công nghệ của ngân hàng. Nếu như tăng trưởng tín dụng vượt quá khả năng về nguồn lực của ngân hàng là biểu hiện của tăng trưởng nóng, sẽ tiềm ẩn rủi ro cho hoạt động của ngân hàng (rủi ro thanh khoản, rủi ro tín dụng…), từ đó sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của ngân hàng.
- Chỉ tiêu Hệ số sử dụng vốn vay:
Hệ số sử dụng vốn vay =
Tổng dư nợ
Tổng nguồn vốn huy động
Chỉ tiêu này phản ánh năng lực huy động và sử dụng vốn của ngân hàng. Tỷ lệ này càng cao phản ánh vốn sử dụng vào kinh doanh càng lớn, khả năng khai thác vốn cao.
Tổng dư nợ tín dụng bao gồm dư nợ ngắn hạn, trung và dài hạn, cho vay ủy thác. Tỷ lệ này nếu như không cao phản ánh ngân hàng có khó khăn trong mở rộng cho vay, khả năng tiếp thị hạn chế… Tuy nhiên, chỉ tiêu này chưa phản ánh chính xác chất lượng tín dụng, vì rất có thể ngân hàng có mức tăng trưởng tín dụng cao nhưng lại gặp vấn đề về thu hồi nợ vay.
28 Vòng quay vốn tín dụng =
Doanh số thu nợ trong kỳ Dư nợ bình quân trong kỳ
Chi tiêu này phản ánh số vòng quay tín dụng trong một thời gian nhất định. Vòng quay vốn tín dụng lớn chứng tỏ vốn vay ngân hàng đã luân chuyển nhanh, tham gia vào nhiều chu kì sản xuất kinh doanh, khách hàng sử dụng vốn vay hiệu quả, trả nợ đúng hạn.
-Chỉ tiêu nợ quá hạn:
Tỷ lệ nợ quá hạn =
Tổng dư nợ quá hạn Tổng dư nợ
Nợ quá hạn là một trong những chỉ tiêu quan trọng nhất để đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng, nó cho phép lượng hóa độ rủi ro mà N ngân hàng phải đối mặt. Nếu tỷ lệ nợ quá hạn thấp chứng tỏ tín dụng của ngân hàng có độ an toàn cao và ngược lại. Theo thông lệ quốc tế, nếu tỷ lệ nợ quá hạn dưới 5% được coi là tín dụng có chất lượng tốt, trên mức này là có vấn đề.
Chỉ tiêu Thu nhập từ hoạt động cho vay:
Tỷ trọng thu nhập tín dụng =
Tổng thu lãi từ hoạt động tín dụng Tổng thu nhập
1.5. Kinh nghiệm quốc tế và bài học đối với Việt Nam
1.5.1. Kinh nghiệm của Australia
Đào tạo sau phổ thông trung học ở Australia được tài trợ thông qua các Chương trình cho vay học tập ở bậc cao (Higher Education Loan Programme – HELP). Giáo dục sau phổ thông trung học ở Australia được hiểu là giáo dục đại học, sau đại học và đào tạo nghề. Những khoản trợ giúp đào tạo này ở Australia dưới dạng cho vay đặc biệt. Khoản vay này sẽ được trả thông qua việc thu thuế thu nhập bổ sung, theo mức thuế xuất giảm dần dựa trên thu nhập có thể đánh thuế của người vay sau khi tốt nghiệp và đã đi làm. Điều này có nghĩa, người vay chỉ phải trả nợ khi có công ăn việc làm và có thu nhập đủ để trả nợ. Mức thuế
29
suất thấp hơn mức thông thường nhưng tăng theo chỉ số giá cả. Các khoản giảm trừ có thể có nếu người vay trả sớm. Những khoản học bổng cho sinh hoạt phí căn cứ vào kết quả học tập cũng sẽ được cân nhắc. Đối với người thổ dân, Chín phủ Australia cũng có những sự trợ giúp đặc biệt.
Tuy nhiên, có rất nhiều chỉ trích nhằm vào chương trình này vì chương trình cho vay này khuyến khích sinh viên Australia sau khi học xong ra nước ngoài sinh sống. Khi đó do không nộp thuế tại Australia nên họ cũng không phải hoàn trả các khoản vay.
1.5.2. Kinh nghiệm của Hàn Quốc
Những khoản vay sinh viên của Hàn Quốc được Quỹ hỗ trợ sinh viên Hàn Quốc thực hiện (Korea Student Aid Foundation - KOSAF), được thành lập năm 2009. Chính phủ Hàn Quốc cho rằng tương lai của Hàn Quốc phụ thuộc sự phát triển học tập và không sinh viên nào đáng phải từ bỏ học tập do lý do tài chính. KOSAF quản lý các chương trình học bổng quốc gia, cho sinh viên vay và các chương trình phát triển tài năng. Các chương trình cho vay chính của Hàn Quốc bao gồm:
- Vay học đại học ưu đãi: Đối với sinh viên đại học từ các gia đình có thu nhập thấp, ở bậc 1 trong 7 bậc thu nhập theo xếp loại của Hà Quốc hoạc sinh viên thuộc gia đình có 3 con trở lên sẽ có có hội vay tiền, tuy nhiên, kết quả học tập là một trong những tiêu chí quan trọng để xét cho vay. Người muốn vay tiền phải được nhập học vào một trong những có cơ sở đào tạo đại học thì mới đủ điều kiện để vay tiền. Nếu sinh viên học ở các cơ sở sau đại học hoặc đang học thông qua các chương trình tín dụng học tập của ngân hàng và hoặc tại cơ sở ở ngoài Hàn Quốc thì không được vay từ chương trình này. Các khoản vay dùng để trang trải học phí, các chi phí liên quan đến học tập bao gồm cả chi phí sinh hoạt. Các khoản vay không được vượt mức cần thiết của sinh viên nhưng cũng không có giới hạn trên nào về khoản vay. Tuy nhiên mức tối thiểu được vay là 600.000 KRW (tiền Hàn Quốc). Thông qua hệ thống trả nợ theo thu nhập có điều kiện, sinh viên không phải trả tiền gốc và lãi cho đến khi anh đạt mức thu nhập cao hơn
30
ngưỡng định mức tối thiểu trả nợ. Khi sinh viên tốt nghiệp có thu nhập cao hơn ngưỡng quy định thì sinh viên bắt đầu phải trả nợ.
- Các khoản vay sinh viên tiêu chuẩn là những khoản vay lãi suất được giảm do chính phủ cấp hoặc do chính phủ bảo lãnh. Những sinh viên đi vay phải đủ những điều kiện nhất định và khi vay sẽ được giảm lãi suất vay do chính phủ hỗ trợ. Sinh viên Đại học và Sau đại học, không tính đến mức thu nhập của gia đình, đều có thể vay từ chương trình này. Sinh viên học ở nước ngoài hay đang được hưởng các chương trình vay khác từ hệ thống ngân hàng Hàn Quốc sẽ không được thụ hưởng các khoản vay này. Các khoản vay này phải được thẩm định tín dụng. Các khoản vay không được vượt mức cần thiết của sinh viên và mức tối đa được vay trong khoảng 40 đến 90 triệu KRW, mức thấp nhất cũng vẫn là 600.000 KRW. Hệ thống thu hồi tiền vay quy định người vay có tối đa 10 năm ân hạn để trả nợ, trong thời gian này người vay chỉ phải trả lãi. Sau thời gian ân hạn, người vay có tối đa 10 năm để trả lãi và tiền gốc. Đối với sinh viên tại học tại kỳ 1 năm thứ nhất xin vay tiền, tiền chỉ được chuyển cho sinh viên kể từ ngày khoản vay được chấp nhận.
- Các khoản vay sinh viên từ nông thôn cũng là những khoản vay lãi suất được giảm do chính phủ cấp hoặc do chính phủ bảo lãnh. Những khoản vay này phải thông qua KOSAF. Sinh viên đại học có gia đình hoặc người đỡ đầu sống bằng nghề nông hoặc đánh cá từ 6 tháng (180 ngày) trở lên hoặc bản thân sinh viên đã từng kiếm sống bằng nghề nông hoặc đánh cá từ 6 tháng (180 ngày) trở lên sẽ được thụ hưởng chương trình này, những sinh viên thuộc gia đình có 3 con trở lên thì được ưu tiên hơn. Người muốn vay tiền phải được nhập học vào một trong những cơ sở đào tạo đại học, học ở bậc đại học thì mới đủ điều kiện để vay tiền. Sinh viên sau đại học, sinh viên học các chương trình từ xa, sinh viên đang học thông qua các chương trình tín dụng học tập của ngân hàng, và sinh viên học tại cơ sở ở ngoài Hàn Quốc thì không được vay từ chương trình này.
Hiện nay khoảng 700 nghìn sinh viên Hàn Quốc đang vay 2,7 nghìn tỷ KRW trong năm 2011.
31
1.5.3. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Trung Quốc giới thiệu một hệ thống cho vay giáo dục thí điểm ở 8 thành phố lớn gồm Bắc Kinh, Thượng Hải và Thiên Tân từ năm 1999 để hỗ trợ sinh viên nghèo. Loại hình này đã được mở rộng trên toàn quốc vào năm 2004.Theo hệ thống cho vay giáo dục quốc gia, những sinh viên nghèo có thể yêu cầu vay tiền thông qua bộ phận chức năng tại trường đại học của họ.
Một số trường đại học áp dụng phương thức cho vay không lấy lãi. Nguồn vốn vay từ phía chính phủ, trung ương và địa phương. Một số khó khăn đối với hệ thống cho vay của Trung Quốc là: không đủ nguồn vốn cho vay, không thu được nợ vì yêu cầu sinh viên phải trả tiền ngay sau khi tốt nghiệp.
Hiện nay Chính phủ Trung Quốc đang thí điểm một dự án mới nhằm giúp đỡ sinh viên học tập thông qua các khoản vay từ Ngân hàng. Điều kiện cho vay là sinh viên và gia đình họ phải chắc chắn có khó khăn trong kinh tế hoặc thu nhập hàng năm chưa đầy 8.000 nhân dân tệ (1.081 USD) hoặc ở vào một số hoàn cảnh cụ thể như mồ côi, tàn tật hoặc cha mẹ thất nghiệp. Mỗi sinh viên được phép vay khoảng 6.000 nhân dân tệ/ năm chủ yếu là đóng học phí và trang trải chi phí nhà ở. Khoản cho vay không cần có đảm bảo và có thể hoàn nợ trong vòng 10 năm sau tốt nghiệp. Tiền lãi và đền bù rủi ro sẽ do cả chính quyền địa phương và Trung ương chịu trách nhiệm
1.5.4. Kinh nghiệm của Mỹ:
Chính phủ Mỹ cung cấp 02 loại hình cho vay đối với sinh viên: Vay liên bang (federal loans) do chính phủ Liên bang tài trợ và vay cá nhân sinh viên (private student loans). Vay liên bang thường có chi phí thấp hơn vay tư nhân. Mặc dù vay liên bang lãi suất thấp nhưng hàng năm chính phủ Mỹ vẫn thu được hàng tỷ USD lợi nhuận, do chi phí cho vay vẫn nhỏ hơn nhiều tiền lãi thu được. Bị lỗ trong hoạt động cho sinh viên vay là rất thấp cho dù sinh viên không thể trả nợ. Một phần nguyên nhân của vấn đề này là khoản vay trên không được xếp vào loại nợ không đòi được trừ trường hợp việc trả nợ khoản vay không ảnh hưởng đến gia đình sinh viên đi vay và những người sống phụ thuộc vào sinh viên. Năm
32
2005, vay tư nhân cũng bị quy định như trên vì những người ủng hộ quan điểm này cho rằng quy định như trên sẽ làm giảm lãi suất cho vay.
Điều kiện được vay, hầu hết sinh viên đại học Mỹ có thể vay liên bang. Sinh viên được vay tiền với mức tiền và lãi suất như nhau không phụ thuộc vào thu nhập của bố mẹ sinh viên, mức lương sinh viên dự kiến kiếm được hay lịch sử vay tiền của họ. Chỉ có những sinh viên không thể trả nợ và bị kết tội sử dụng ma túy sẽ không được vay tiền. Số tiền được vay hàng năm phụ thuộc vào bậc học (đại học hay sau đại học) và sống độc lập hay phụ thuộc. Sinh viên đại học có thể hưởng mức lãi suất thấp hơn sinh viên cao học nhưng sinh viên cao học được vay nhiều tiền hơn.
Các tổ chức vay tư nhân có thể yêu cầu các điều kiện đảm bảo như mức thu nhập củ sinh viên, thu nhập của bố mẹ và các điều kiện tài chính khác. Sinh viên chỉ vay tư nhân khi họ đã vay quá định mức vay liên bang.
Hệ thống trả nợ dựa trên thu nhập (Income-Based Repayment - IBR) là một cách lựa chọn khác cho sinh viên trả nợ, hệ thống này cho phép người vay trả nợ dự trên khoản thu nhập họ kiếm được chứ không dựa trên khoản vay là bao nhiêu. Hệ thống trả nợ này chỉ áp dung cho vay liên bang. IBR sẽ thu 10% tổng thu nhập của sinh viên vay tiền. Lãi suất sẽ được cộng dồn vào gốc. Tuy nhiên, nếu người vay làm việc trong khu vực công 10 năm hoặc 25 năm tại các tổ chức lợi nhuận, khoản vay này có thể được xóa. Khoản nợ được xóa sẽ được tính vào thuế thu nhập. Một số học giả chỉ trích IBR vì cho rằng chương trình này sẽ tạo ra rủi ro đạo đức và lựa chọn ngược. Đó là, IBR sẽ khuyên khích sinh viên có khả năng kiếm được thu nhập cao sẽ chọn nhưng nơi có thu nhập thấp nhưng có nhiều khoản lợi khác và có thời gian làm việc ngắn để giảm khoản tiền phải tra. Bên cạnh đó, nếu IBR chỉ là một cách chọn trả tiền vay thì chỉ có những sinh viên dự kiến có mức thu nhập thấp vay.
Lãi suất vay liên bang sẽ do Quốc hội Mỹ ấn định vì vậy nó mang tính chất chính trị. Sinh viên phải trả tiền vay sau khi rời trường học từ 6 tháng đến 1 năm, cho dù học có tốt nghiệp hay không. Trong một số trường hợp, nếu chương trình học rút ngắn còn một nửa thời gian thì việc trả tiền vay cũng bắt đầu luôn. Sinh
33
viên có nhiều lựa chọn trong việc gia han thời hạn đi vay. Việc gia hạn sẽ làm tiền lãi hàng tháng giảm xuống nhưng tổng tiền phải trả có thể tăng lên.
1.5.5. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của 4 nước đã đề cập, tác giả thấy rằng Việt Nam đã và có thể tham khảo tiếp kinh nghiệm các nước trong việc triển khai cung cấp tín dụng học sinh, sinh viên từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng