3.3.2.1. Đối với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội
Để thực hiện tốt công tác tín dụng cho vay HSSV thì cần có sự vào cuộc của các cấp, các ban ngành liên quan, cụ thể đối với Bộ giáo dục đào tạo, là cơ quan chỉ đạo các trường đại học, cao đẳng và trung cấp; Bộ lao động thương binh xã hội cơ quan quản lý các trung tâm đào tạo nghề yêu cầu:
- Do số lượng HSSV được vay vốn ngày càng nhiều, đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động thương binh xã hội chỉ đạo các trường, các cơ sở đào tạo nghề phải cử cán bộ phụ trách việc theo dõi HSSV vay vốn một cách sát sao, và
82
cung cấp thông tin cho NHCSXH nơi HSSV vay vốn, hạn chế được tình trạng HSSV đã thôi học, dừng học
- Cần có cơ chế trao đổi thông tin cụ thể giữa NHCSXH với các trường học và các cơ sở đào tạo nghề để cả NHCSXH cùng nhà trường cùng theo dõi được quá trình vay vốn đi học của HSSV, vừa kiểm tra được việc sử dụng vốn vay, vừa theo dõi được quá trình học tập của HSSV đó tránh được trường hợp sinh viên thôi học bỏ học giữa chừng.
- Bộ Giáo dục và Đào tạo cần có công văn, yêu cầu các Sở Giáo dục chỉ đạo các trường Trung học cơ sở, trung học phổ thông tuyên truyền cho các em học sinh lớp 9 và lớp 12 nắm được chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước về cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn, điều kiện được vay, mức cho vay, thủ tục vay, trách nhiệm trả nợ vay ...
3.3.2.2 Đối với Bộ Thông tin và truyền thông
Để toàn dân hiểu và nắm được chủ trương chính sách tín dụng cho vay HSSV cũng như trách nhiệm nghĩa vụ trong vấn đề trả nợ thì cần phải tuyên truyền sâu rộng đến mọi tầng lớp nhân dân. Hơn nữa trong việc truyền tải thông tin thì chỉ có các phương tiện thông tin truyền thông là truyền tải thông tin nhanh nhất, sâu rộng nhất, do đó yêu cầu:
- Tuyền truyền liên tục, thường xuyên trên đài truyền hình, đài tiếng nói Việt Nam, các đài báo địa phương, loa truyền thanh xã, ... chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước để người dân nắm bắt được đầy đủ thông tin về chính sách tín dụng HSSV. Đặc biệt nhấn mạnh đây là chương trình cho vay tín dụng, không phải là chương trình phúc lợi để tránh tâm lý ỷ lại của người dân trong việc trả nợ vay. Đồng thời tuyên truyền chủ trương ưu đãi của Chính phủ trong việc tính giảm lãi cho người vay khi trả nợ trước hạn để khuyến khích gia đình có điều kiện có thể trả nợ trước hạn, không cần đợi đến hạn để trả.
- Bộ Thông tin và truyền thông nên phối hợp với Bộ Lao động – Thương binh và xã hội sớm xây dựng Cơ sở dữ liệu về hộ nghèo, hộ cận nghèo trong cả
83
nước để làm cơ sở tra cứu và bình xét đúng đối tượng được vay vốn, tránh được các rủi ro do nguyên nhân người vay không thuộc đối tượng vay vốn.
-Tuyên truyền thông tin đến tới hộ gia đình, NHCSXH xác định mấu chốt để đảm bảo an toàn đối tượng cho vay HSSV vẫn là gia đình, gia đình là người đứng ra vay thông qua những xác nhận về nhân thân, hộ khẩu của chính quyền địa phương, Do vậy trách nhiệm chính trong việc trả nợ vẫn là gia đình và HSSV được sử dụng tiền vay đó. Tất cả những rủi ro có thể xẩy ra như bỏ học, bị đuổi học, không tìm kiếm được việc làm, bị tai nạn mất sức lao động, bỏ đi nơi khác không rõ địa chỉ….sẽ được quy tụ về một đầu mối là hộ gia đình người đứng ra vay vốn đầu tiên phải chịu trách nhiệm cho đến khi trả hết nợ. Do vậy cần tuyên truyền để hộ gia đình hiểu và có ý thức trách nhiệm phối hợp với HSSV trả nợ cho NHCSXH sau khi sinh viên đó tốt nghiệp ra trường.