Với mục tiêu hoạt động là tiếp tục tăng trưởng dư nợ đi đôi với chất lượng công tác tín dụng, Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng vừa tích cực triển khai công tác kiểm tra vốn vay, nâng cao chất lượng hoạt động của tổ giao dịch lưu động xã, phường, đảm bảo hoạt động tín dụng tăng trưởng, an toàn, và hiệu quả, thực hiện hoàn thành các chỉ tiêu kế hoạch được giao.
2.1.2.1. Công tác huy động vốn
Với đặc thù của một ngân hàng chính sách, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng nhận được nhiều sự hỗ trợ từ NHCSXH Việt Nam, chính quyền địa phương các cấp, ngân hàng Nhà nước tỉnh Lâm Đồng. Nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng bao gồm: nguồn vốn cân đối từ trung ương, nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương, nguồn vốn huy động. Đặc điểm chính của các nguồn vốn:
38
- Nguồn vốn cân đối từ trung ương: căn cứ nhu cầu vốn cho vay từ NHCSXH tỉnh Lâm Đồng, hàng năm Ngân hàng CSXH Việt Nam phân bổ nguồn vốn cho vay.
- Nguồn vốn nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương: UBND tỉnh căn cứ nhu cầu và tình hình ngân sách địa phương để uỷ thác cho NHCSXH tỉnh Lâm Đồng thực hiện cho vay xoá đói giảm nghèo, tạo việc làm và thực hiện chính sách xã hội khác. Đây là nguồn vốn tương đối ổn định.
- Vốn huy động: NHCSXH tỉnh Lâm Đồng thực hiện huy động vốn theo các hình thức: Nhận tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn, tiền gửi thanh toán của tất cả các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước;
Bảng 2.1. Nguồn vốn và cơ cấu vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị: Triệu đồng
Cơ cấu vốn
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Vốn trung ương 636.550 96,3 976.525 97,4 1.366.462 97,8 1.632.063 96,6 1.772.402 96 Vốn địa phương 19.886 3,0 22.272 2,2 25.872 1,9 28.791 1,7 34.609 1,9 Vốn huy động 4.804 0,7 4.178 0,4 5.342 0,3 27.821 1,6 40.087 2,1 Tổng cộng 661.240 100 1.002.975 100 1.397.676 100 1.688.675 100 1.847.098 100
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Trong tổng nguồn vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng thì nguồn vốn từ trung ương vẫn là chủ yếu. Ngoài ra, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng bước đầu cũng đã tạo thêm được nguồn lực tài chính thông qua huy động vốn và nhận uỷ thác từ ngân sách địa phương để đảm bảo cho việc thực hiện các kênh tín dụng chính sách không bị gián đoạn.
39
- Nguồn vốn cân đối từ trung ương hiện nay chiếm từ 96% - 97% tổng nguồn vốn. Năm 2011 nguồn vốn này đạt 1.772.402 triệu trên tổng nguồn vốn là 1.847.098 triệu với tỷ lệ là 96%.
- Vốn nhận ủy thác ngân sách địa phương là 34.609 triệu đồng, tăng 5.818 triệu đồng so với năm 2010 (+19,8%), trong đó ngân sách tỉnh chuyển ủy thác 3.000 triệu đồng; ngân sách huyện chuyển 2.200 triệu đồng và phần lãi thu được bổ sung nhập nguồn vốn 618 triệu đồng. Mặc dù với nguồn vốn nhỏ, nhưng nó cũng thể hiện Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng đã tin tưởng chuyển vốn thông qua NHCSXH tỉnh Lâm Đồng để cung cấp các khoản vay cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác trên địa bàn.
- Nguồn vốn huy động từ dân cư: đến 31/12/2011, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã huy động được 40.087 triệu đồng, đạt 99,9% kế hoạch năm 2011 (kế hoạch huy động năm 2011 là 40.122 triệu đồng), trong đó huy động tiền gửi từ dân cư 19.371 triệu đồng, huy động tiền gửi tiết kiệm thông qua 2.919 tổ tiết kiệm và vay vốn là 20.716 triệu đồng. Một điểm khác biệt của NHCSXH so với các ngân hàng thương mại là ngân hàng có huy động tiết kiệm qua tổ tiết kiệm và vay vốn, mỗi thành viên trong tổ TK&VV cứ định kỳ hàng tháng gửi một khoản tiền tiết kiệm do tổ trưởng đứng tên. Mặc dù năm 2011 nguồn vốn này chiểm tỷ trọng nhỏ, chỉ chiếm 2,17% tổng nguồn vốn nhưng có ý nghĩa hết sức to lớn. Đó vừa là nguồn vốn huy động với lãi suất thấp để bổ sung nguồn vốn cho vay trên địa bàn, vừa không phải cấp bù chênh lệch lãi suất và quan trọng là có ý nghĩa xã hội to lớn đó là tạo cho người nghèo có ý thức dành tiền tiết kiệm để tạo vốn tự có và có thể dùng để trả nợ khi cần.
Tính đến hết năm 2011, tổng nguồn vốn tín dụng của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng là 1.847.098 triệu đồng, tăng 158.423 triệu đồng so với năm 2010, tốc độ tăng 9.38%. Nhìn chung giai đoạn 2007-2011, tốc độ tăng trưởng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng có xu hướng giảm. Tuy nhiên, tốc độ giảm này chủ yếu do tốc độ tăng trưởng vốn từ ngân sách nhà nước giảm, các nguồn vốn khác vẫn đảm bảo tăng trưởng cao. Mặc dù tốc độ tăng trường nguồn vốn có xu hướng giảm nhưng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng giai đọan 2007 - 2011 liên
40
tục tăng, tạo điều kiện cho NHCSXH tỉnh Lâm Đồng có thể hoàn thành tốt mục tiêu về tăng trưởng tín dụng.
Biểu đồ 2.1: Tốc độ tăng Trƣởng nguồn vốn của NHCSXH tỉnh Lâm đồng giai đoạn 2007 - 2011 51.7% 39.4% 20.8% 9.4% 0.0% 10.0% 20.0% 30.0% 40.0% 50.0% 60.0% 2007 2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ lệ tăng trưởng
Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng 2.1.2.2. Hoạt động cho vay
Hoạt động sử dụng vốn của Ngân hàng Chính sách xã hội chủ yếu là cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác. Qua 9 năm hoạt động, tình hình sử dụng vốn của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng đã có sự thay đổi đáng kể với việc tăng lên không ngừng về danh mục tín dụng, qui mô tổng dư nợ, điều đó thể hiện NHCSXH Lâm Đồng ngày càng được NHCSXH Việt Nam tin tưởng giao thêm các chương trình tín dụng để truyền tải vốn đến tay người nghèo và các đối tượng chính sách khác. Doanh số cho vay năm 2011 là 579.621 triệu đồng/45.412 lượt khách hàng. Doanh số thu nợ 417.596 triệu đồng trong đó thu nợ quá hạn 31.347 triệu đồng; thu nợ khoanh 715 triệu đồng. Tổng dư nợ đến 31/12/2011 là 1.809.086 triệu đồng/102.937 hộ, tăng so với đầu năm 162.026 triệu đồng (+9,84%), đạt 99,73% kế hoạch dư nợ năm 2011, trong đó:
- Dư nợ nguồn vốn cân đối từ Trung ương (kế hoạch A) 1.765.963 triệu đồng, chiếm 97,62% trên tổng dư nợ, tăng 145.785 triệu đồng so với năm 2010 (+9%), đạt 99,77% kế hoạch.
41
- Dư nợ nguồn vốn nhận ủy thác từ ngân sách địa phương (kế hoạch B) 33.793 triệu đồng,chiếm 1,9% trên tổng dư nợ, tăng 7.433 triệu đồng so với năm 2010 (+28,2%), đạt 97,64% kế hoạch.
- Dư nợ nguồn vốn huy động từ tiền gửi tiết kiệm của Tổ TK&VV 9.330 triệu đồng, chiếm 0,48% trên tổng dư nợ, tăng 8.808 triệu đồng so với năm 2010, đạt 100% kế hoạch.
- Dư nợ cho vay hỗ trợ hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 579/QĐ-TTg của Chính phủ là 55.759 triệu đồng, số tiền lãi đã hỗ trợ cho khách hàng trong năm là 10.300 triệu đồng; lũy kế số lãi tiền vay đã hỗ trợ cho khách hàng đến nay là 30.484 triệu đồng.
- Dư nợ phân theo thời hạn cho vay: dư nợ ngắn hạn 160.914 triệu đồng, chiếm 8,9%/tổng dư nợ; dư nợ trung, dài hạn 1.648.171 triệu đồng, chiếm 91,1%/tổng dư nợ.
- Dư nợ phân theo ngành kinh tế: dư nợ đầu tư vào ngành nông nghiệp là 951.341 triệu đồng, chiếm 53,1% tổng dư nợ, trong đó đầu tư cho trồng trọt 687.583 triệu đồng; chăn nuôi 273.458 triệu đồng; dư nợ đầu tư vào ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 37.834 triệu đồng chiếm 2,1% tổng dư nợ; dư nợ đầu tư vào các ngành nghề khác (dịch vụ, buôn bán nhỏ) 143.363 triệu đồng, chiếm 7,9% tổng dư nợ; dư nợ đầu tư cho giáo dục và đào tạo, xuất khẩu lao động, NS&VSMTNT, nhà ở 676.527 triệu đồng, chiếm 37,4% tổng dư nợ.
- Dư nợ đầu tư tại các xã vùng sâu vùng xa, xã đặc biệt khó khăn 464.308 triệu đồng/27.312 hộ. Dư nợ đầu tư cho đồng bào dân tộc thiểu số 439.281 triệu đồng/29.825 hộ.
42
Bảng 2.2. Dƣ nợ các chƣơng trình cho vay của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Đơn vị: Triệu đồng, %
Chỉ tiêu cho vay
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011
Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Số tiền Tỷ lệ Hộ nghèo 424.083 65,4 504.533 50,5 586.515 43,0 645.831 39,2 663.949 36,7
Học sinh sinh
viên 48.803 7,5 160.060 16,0 299.758 22,0 446.027 27,1 549.119 30,4
Xuất khẩu lao
động 14.908 2,3 12.382 1,3 9.591 0,7 9.199 0,6 11.563 0,6 Giải quyết việc làm 50.623 7,8 54.213 5,4 55.092 4,0 63.946 3,9 73.387 4,1 Hộ SXKD vùng khăn 19.995 3,1 44.983 4,5 328.947 24,1 357.631 21,7 371.733 20,5 NS&VSMTNT 87.042 13,4 217.038 21,7 54.356 3,9 65.998 4,0 76.980 4,3 Hộ ĐB DTTS ĐBKK 3.290 0,5 6.245 0,6 12.533 0,9 14.547 0,9 15.109 0,8 Hộ nghèo về nhà ở 14.728 1,1 35.496 2,1 38.866 2,1 Thương nhân VKK 3.425 0,3 8.385 0,5 8.380 0,5 Tổng cộng 648.744 100 999.454 100 1.364.945 100 1.647.060 100 1.809.086 100
Nguồn: Báo cáo thường niên NHCSXH tỉnh Lâm Đồng
Xét trên khía cạch xử lý các nguồn nợ xấu, nợ xâm chiếm tín dụng, NHCSXH tỉnh Lâm Đồng cũng đã có những thành công đáng kể:
- Nợ xấu đến 31/12/2011 là 29.008 triệu đồng, chiếm 1,60% trên tổng dư nợ, giảm về số tương đối so với đầu năm 0,12%, tăng về số tuyệt đối so với đầu năm 613 triệu đồng. Trong đó, nợ quá hạn 27.927 triệu đồng, chiếm 1,54% trên tổng dư nợ; nợ khoanh 1.081 triệu đồng, chiếm 0,06% trên tổng dư nợ.
- Nợ xâm tiêu chiếm dụng: Trong năm phát sinh 07 vụ/132 triệu đồng tiền gốc, 13 triệu đồng tiền lãi. Thu hồi trong năm 08 vụ/ 78 triệu đồng tiền gốc, 14,8 triệu đồng tiền lãi. Tồn đến 31/12/2011 là 13 vụ/236,9 triệu đồng tiền gốc và 5,5 triệu đồng tiền lãi; tăng 52,2 triệu đồng so với đầu năm.
- Về xử lý nợ rủi ro: Chi nhánh phối hợp với chính quyền địa phương, Hội đoàn thể nhận ủy thác lập hồ sơ rủi ro đề nghị cấp trên xóa nợ cho 181 hộ, số tiền 714 triệu đồng (gốc 494 triệu đồng, lãi 220 triệu đồng).
43