Quá trình hình thành NHCSXH Lâm Đồng

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 42)

Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng thành lập theo quyết định số: 60/QĐ-HĐQT ngày14/01/2003 của Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Chính sách xã hội và đã khai trương đi vào hoạt động ngày 30/05/2003. Chi nhánh Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng nhận bàn giao các chương trình tín dụng ưu đãi từ các đơn vị khác với tổng dư nợ 97.597 triệu đồng, trong đó nhận bàn giao chương trình cho vay hộ nghèo từ NHNo&PTNT Lâm Đồng và NHNo&PTNT Dâu tằm tơ Thành Phố Bảo Lộc (đơn vị được Ngân hàng phục vụ người nghèo trước đây uỷ thác cho vay) với dư nợ : 63.178 triệu đồng, cho vay sinh viên từ Ngân hàng công thương là 3.647 triệu đồng.

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng là một ngân hàng, đồng thời là tổ chức tín dụng của Nhà nước, nhằm tạo ra một kênh tín dụng được ưu đãi một phần lãi suất và các điều kiện tín dụng khác để hỗ trợ các hộ nghèo vay vốn phát triển sản xuất kinh doanh, thu hồi được vốn cho ngân hàng để tiếp tục cho vay, chứ không phải là một tổ chức tài chính tài trợ bao cấp. Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Lâm Đồng phải được tổ chức và hoạt động theo những chuẩn mực của một tổ chức tín dụng có hiệu quả kinh tế – xã hội, an toàn và phát triển đúng hướng.

Hiện nay, Chi nhánh NHCSXH tỉnh Lâm Đồng thực hiện cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn bằng đồng Việt Nam đối với các đối tượng được quy định tại Điều 2 Nghị định số 78/2002/NĐ-CP ngày 4/10/2002 của Chính phủ về tín dụng đối với người nghèo và các đối tượng chính sách khác như sau :

- Hộ nghèo;

- Học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn đang học đại học, cao đẳng , trung học chuyên nghiệp và học nghề;

36

- Các đối tượng cần vay vốn để giải quyết việc làm theo Nghị quyết 120/HĐBT ngày 11/04/1992 của Hội đồng bộ trưởng (nay là chính phủ);

- Các đối tượng chính sách đi lao động có thời hạn ở nước ngoài;

- Các tổ chức kinh tế và hộ sản xuất, kinh doanh thuộc hải đảo; khu vực II, III miền núi và thuộc chương trình phát triển kinh tế – xã hội các xã đặc biệt khó khăn miền núi, vùng sâu vùng xa (Chương trình 135).

- Các đối tượng khác khi có quyết định của Chính phủ.

Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng được diễn tả theo sơ đồ 2.1 dưới đây:

Sơ đồ 2.1- Mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng

GIÁM ĐỐC CÁC PHÓ GIÁM ĐỐC CÁC PHÒNG NGHIỆP VỤ VÀ CÁC PGD NHCSXH HUYỆN, THÀNH PHỐ KẾ TOÁN NGÂN QUỸ KIỂM TRA KIỂM TOÁN NỘI BỘ HÀNH CHÍNH TỔ CHỨC TIN HỌC

CÁC ĐIỂM GIAO DỊCH LƯU ĐỘNG TẠI CẤP XÃ BĐD HĐQT NHCSXH HUYỆN, THÀNH PHỐ BĐD HĐQT NHCSXH TỈNH KẾ HOẠCH NGHIỆP VỤ TÍN DỤNG PGD NHCSXH HUYỆN, THÀNH PHỐ Quan hệ chỉ đạo Chế độ báo cáo SƠ ĐỒ TỔ CHỨC CHI NHÁNH

37

Theo sơ đồ 2.1, mô hình tổ chức của NHCSXH tỉnh Lâm Đồng bao gồm: - Ban Đại diện Hội đồng quản trị gồm: Trưởng ban, phó ban đại diện và ủy viên

- Ban Giám đốc gồm: Giám đốc, các Phó Giám đốc.

- Các phòng nghiệp vụ, gồm: Phòng Kế hoạch Nghiệp vụ Tín dụng, Phòng Kế toán - Ngân quỹ, Phòng Kiểm tra - Kiểm toán nội bộ, Phòng Hành chính - Tổ chức, Phòng Tin học.

- Về mạng lưới hoạt động của Chi nhánh: Để thực hiện có hiệu quả yêu cầu và nhiệm vụ được giao, Chi nhánh NHCSXH Lâm Đồng đã thiết lập mạng lưới giao dịch đến tận 11 Huyện, đồng thời còn hình thành các Tổ Giao dịch lưu động đến 148 Xã, Phường trong toàn tỉnh.

- Với tổng biên chế trong toàn Chi nhánh hiện nay là 130 người, được phân bổ ở Hội sở Chi nhánh và 11 Phòng Giao dịch Huyện, Thành phố phục vụ cho các khách hàng phân bố trên một địa bàn rộng bao gồm 148 Xã, Phường với trên 101.000 khách hàng, thì số lượng định biên của Chi nhánh quả là quá mỏng, chưa đáp ứng được yêu cầu hoạt động.

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 42)