Đặc điểm tình hình chung của tỉnh Lâm Đồng có ảnh hưởng đến

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 50)

thực hiện chương trình cho vay HSSV có hoàn cảnh khó khăn

Lâm Đồng là tỉnh miền núi, thuộc khu vực Nam Tây nguyên, có tổng diện tích đất tự nhiên là 9.773,54 km2. Có 12 đơn vị hành chính gồm 10 huyện, 2 thành phố với 148 xã, phường, thị trấn, trong đó có 42 xã, phường thuộc vùng 1; 55 xã, thị trấn thuộc vùng 2; 48 xã thuộc vùng 3. Có 49 xã thuộc chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào dân tộc, vùng sâu vùng xa. Cả tỉnh có 106 xã thuộc vùng khó khăn. Dân số đến cuối năm 2011 có 1.218.691 người, trong đó 38% dân số thành thị, 62% dân số nông thôn. Lao động trong độ tuổi là 665.135.

Là tỉnh có nhiều dân tộc đang sinh sống, trình độ phát triển kinh tế - xã hội của các dân tộc không đồng đều, ngôn ngữ, phong tục tập quán và tín ngưỡng tôn giáo, sắc thái văn hóa cũng khác nhau. Hiện tại, Lâm đồng có đến 40 dân tộc anh em đang sinh sống: trong đó dân tộc K’Ho chiếm 12%, dân tộc Mạ chiếm 2,5%, dân tộc Nùng chiếm gần 2%, dân tộc Tày 2%, người Hoa 1,5%, ChuRu 1,5%... còn lại các dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1%. Theo số liệu điều tra thống kê hộ nghèo của Sở Lao động & Thương binh xã hội Lâm Đồng thì đến cuối năm 2011 toàn tỉnh còn 25 ngàn hộ nghèo, chiếm tỷ lệ 9,1%, trong đó hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số lả 14,8 ngàn hộ, chiếm tỷ lệ 25,6%.

Năm 2011, GDP bình quân đầu người đạt 25,6 triệu đồng, tăng 15,4% so năm 2010; Cơ cấu kinh tế: ngành nông- lâm nghiệp và thủy sản chiếm 46,4% ,công nghiệp và xây dựng đạt 21,6% và dịch vụ đạt 32% .

Đến nay toàn tỉnh có 50 đơn vị dạy nghề. Trong năm 2011 tuyển mới học nghề 40.677 người, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề đạt 28%, tăng 3% so với năm trước. Riêng dạy nghề cho lao động nông thôn theo Quyết định 1956/QĐ-TTg đã tổ chức được 280 lớp với 7.500 học viên tốt nghiệp, trong đó người đi học thuộc huyện nghèo Đam Rông, các xã nghèo, thôn nghèo, đồng bào dân tộc, hộ nghèo chiếm 50,4% tổng số người được hỗ trợ học nghề. Tỷ lệ người có việc làm sau học

44

nghề đạt 86,5%, xuất hiện nhiều mô hình dạy nghề có hiệu quả trong đồng bào dân tộc, dạy nghề phục vụ nông nghiệp, nông thôn. Kinh phí chi hỗ trợ học nghề cho lao động nông thôn khoảng 9,4 tỷ đồng, trong đó ngân sách trung ương 4,86 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 3 tỷ đồng, nguồn khác 1,5 tỷ đồng.

Đối với công tác tuyển sinh đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp riêng trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng, năm 2011, trường Đại học Đà Lạt có số sinh viên thực tế đã nhập học khoá 35 trình độ đại học có 1.529 sinh viên, hệ cao đẳng có 265 sinh viên; Trường Đại học Yersin Đà Lạt có số lượng đã nhập học là 359 sinh viên; Trường Cao đẳng sư phạm có số lượng nhập học thực tế được 768 sinh viên cao đẳng sư phạm chính quy và 240 sinh viên ngoài sư phạm. Ngoài ra Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Lâm Đồng có 352 sinh viên; trường Cao đẳng Công nghệ và Kinh tế Bảo Lộc có 169 sinh viên nhập học; trường Trung cấp Du lịch Đà Lạt có 48 sinh viên…

Mặc dù các đặc điểm miền núi vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn nhiều tỉnh miền núi khác cũng có, nhưng Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có nhiều trường đại học, cao đẳng, nên lượng học sinh, sinh viên chỉ tính riêng trên địa bàn Tỉnh cũng đã rất lớn. Do đó, nhu cầu vay vốn học tập là rất lớn, thuận lợi cho NHCSXH tỉnh Lâm Đồng mở rộng cho vay ngay trên địa bàn Tỉnh, tuy nhiên do địa bàn miền núi và vùng sâu, vùng xa, nên để triển khai được những hoạt động cho vay đến các hộ gia đình có con em đi học là vấn đề không hề đơn giản, cần có mạng lưới cũng như hệ thống các cộng tác viên lớn thì mới có thể triển khai hiệu quả chương trình tín dụng đối với học sinh, sinh viên. Bên cạnh đó, Lâm Đồng là tỉnh có cơ cấu kinh tế chủ yếu là nông nghiệp, với các loại cây công nghiệp dài ngày như điều, cà phê, vì vậy, thu nhập của một bộ phận người dân phụ thuộc vào thời tiết, mùa màng, giá cả. Điều này, sẽ ảnh hưởng đến hoạt động thu nợ của chương trình tín dụng. Ngoài ra, là địa bàn miền núi, nhiều dân tộc anh em, đời sống còn gặp nhiều khó khăn thì việc triển khai thu hồi nợ cũng là một vấn đề làm NHCSXH tỉnh Lâm Đồng rất quan tâm để có thể triển khai lâu dài, hiệu quả hoạt động tín dụng này mà không cần phải hỗ trợ nhiều từ Nhà nước, NHCSXH Trung ương.

45

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 50)