Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 40)

Xuất phát từ kinh nghiệm thực tế của 4 nước đã đề cập, tác giả thấy rằng Việt Nam đã và có thể tham khảo tiếp kinh nghiệm các nước trong việc triển khai cung cấp tín dụng học sinh, sinh viên từ đó làm tăng hiệu quả hoạt động tín dụng của NHCSXH. Mặc dù, vấn đề là áp dụng như thế nào cho phù hợp với tình hình Việt Nam lại là vấn đề đáng để quan tâm, bởi lẽ mỗi mô hình phù hợp với từng hoàn cảnh cũng như điều kiện kinh tế của chính nước đó.

Thứ nhất, việc cung cấp tín dụng cho học sinh, sinh viên với sự hỗ trợ của Nhà nước là cần thiết, bất cứ nước nào cũng có từ nước đang phát triển đến nước phát triển. Tuy nhiên tùy vào hoàn cảnh mỗi nước mà quy mô cấp tín dụng, đối tượng cấp tín dụng và thời gian trả lãi. Việt Nam là một nước đang phát triển, tiềm lực kinh tế chưa lớn vì vậy trong điều kiện hiện nay, việc cho vay chỉ giới hạn ở nhóm đối tượng có hoàn cảnh khó khăn. Tuy nhiên, cần tính đến việc mở rộng đối tượng cho vay đến tất cả sinh viên, để khuyến khích xã hội học tập và tăng tính tự chịu trách nhiệm của sinh viên với xã hội.

Thứ hai, lãi suất cho vay dần chuyển sang áp dụng cơ chế lãi suất thực dương phù hợp với điều kiện thực tế hoạt động. Lãi suất đủ bù đắp chi phí và có lãi là cơ sở để tổ chức cấp tín dụng tồn tại và phát triển bền vững. Đồng thời, lãi suất phù hợp sẽ hạn chế một số vấn đề tiêu cực ảnh hưởng tới chất lượng tín dụng. Mặc dù mức lãi suất được trợ cấp của chính phủ ở mức thấp, nhưng căn cứ từng nhóm đối tượng mà có mức thu lãi phù hợp. Cần tính đến việc thu lãi dựa trên mức thu nhập của sinh viên sau tốt nghiệp, chỉ có thế mới có thể đảm bảo được việc vay và trả nợ đúng mục đích.

Thư ba, việc cho vay thông qua tổ, nhóm tương hỗ nhằm tăng cường quản lý, giám sát lẫn nhau, hạn chế tình trạng sử dụng vốn vay không đúng mục đích, liên đới chịu trách nhiệm trong việc trả nợ, lãi ngân hàng trong điều kiện hiện nay có thể phù hợp. Tuy nhiên, tính liên đới trách nhiệm của các thành viên trong tổ,

34

nhóm tương hỗ là công cụ hữu hiệu giúp ngân hàng kiểm soát việc sử dụng vốn đúng mục đích và hoàn trả đúng hạn của người vay. Vì vậy, công tác kiểm tra, kiểm soát, duy trì kỷ cương là một vấn đề quan trọng trong hoạt động tín dụng chính sách. Chỉ có những cơ chế giám sát rõ ràng với người vay khi vay tiền và sau khi tốt nghiệp, NHCSXH mới có thể có đủ nguồn lực cho vay và mở rộng cho vay, thậm chí có lãi như ở Mỹ.

Thứ tư, đối với Việt Nam, không chỉ có tỷ lệ HSSV có hoàn cảnh khó khăn cao mà còn có số đối tượng thuộc diện chính sách lớn. Vì vậy, khi áp dụng cần vận dụng một cánh có sáng tạo vào mô hình cụ thể của Việt Nam. Sự sáng tạo như thế nào thể hiện ở trình độ của những nhà hoạch định chính sách. Qua việc nghiên cứu hoạt động Ngân hàng ở một số nước rút ra được bài học có thể vận dụng vào Việt Nam như sau: Tín dụng ngân hàng cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn và các đối tượng chính sách khác cần được trợ giúp từ phía nhà nước. Vì cho vay HSSV và các đối tượng chính sách khác gặp rất nhiều rủi ro, trước hết là rủi ro về nguồn vốn. Tiếp đến là rủi ro về cho vay, có nghĩa là rủi ro mất vốn. Nhà nước phải có chính sách cấp bù cho những khoản tín dụng bị rủi ro bất khả kháng mà không thu hồi được.

Thực hiện công cuộc cho vay đối với HSSV ở mỗi nước đều có cách làm khác nhau, thành công ở một số nước đều bắt nguồn từ thực tiễn của chính nước đó. Ở Việt Nam, trong thời gian qua đã bước đầu rút ra được bài học kinh nghiệm của các nước trên thế giới giải quyết nghèo đói, giải quyết chế độ chính sách. Tin tưởng rằng trong thời gian tới, bằng việc giải quyết những vấn đề còn tồn tại và tạo những hướng đi đúng đắn giữa các định chế tài chính phục vụ vốn cho HSSV với những giải pháp hợp lý, Chính phủ, các Bộ ban ngành và NHCSXH sẽ giúp cho HSSV có hoàn cảnh khó khăn nâng cao tri thức vươn lên trong học tập.

35

CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HSSV TẠI NGÂN HÀNG CHÍNH SÁCH TỈNH LÂM ĐỒNG

Một phần của tài liệu Hoạt động tín dụng học sinh, sinh viên tại Ngân hàng Chính sách xã hội Lâm Đồng (Trang 40)