Định hƣớng chiến lƣợc phát triển ngành dệt-may Việt Nam trong hội nhập kinh

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98)

nhập Kinh tế quốc tế

3.1.1 Tác động của thị trƣờng thế giới đối với ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập

Ngày nay sự phát triển kinh tế đã vượt ra khỏi biên giới của quốc gia, đó là một nền kinh tế lấy thị trường thế giới làm phạm vi hoạt động. Trong nền kinh tế toàn cầu hóa việc tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trong phạm vi một nước đã nhanh chóng chuyển sang tổ chức sản xuất và khai thác thị trường trên phạm vi thế giới. Nhưng khi thương mại và đầu tư ngày càng tự do cũng đồng thời làm tăng những mối liên hệ, sự tác động và phụ thuộc nhau của tất cả các nước, các khu vực. Vì vậy, ở nền kinh tế toàn cầu hóa, xu hướng khu vực hóa và liên kết quốc tế được đẩy mạnh hơn. Hàng loạt các tổ chức kinh tế khu vực và quốc tế đã ra đời với các hình thức liên kết kinh tế trở nên đa dạng hơn và phong phú hơn về nội dung như WTO, IMF, EU, ASEAN, APEC…Các tổ chức này có vai trò ngày càng tăng lên trong việc giải quyết những vấn đề chung của thế giới và khu vực, đặc biệt là một số vấn đề của bối cảnh quốc tế mới ảnh hưởng đến năng lực cạnh tranh ngành dệt may như Xóa bỏ hạn ngạch, bán phá giá,….

Tác động của bối cảnh quốc tế mới đối với năng lực cạnh tranh ngành dệt may:

a) Xóa bỏ hạn ngạch:

Ngành dệt may bị chi phối mạnh mẽ của Hiệp định ATC (Hiệp định về hàng dệt may trong khuôn khổ WTO), đây là một hiệp định mang tính chất pháp lý ràng buộc đối với tất cả các nước thành viên của WTO và là một hiệp định mang tính chất quốc tế chính thức bao trùm trong lĩnh vực dệt may. Theo hiệp định dệt may ATC, các nước thành viên WTO đã phải thực hiện dỡ bỏ toàn bộ hạn ngạch vào ngày 1/1/2005. Việt Nam trở thành thành viên của WTO ngày 7/11/2006,

hàng dệt may của Việt Nam đã được bãi bỏ hạn ngạch vào đầu năm 2007 và được hưởng ưu đãi về thương mại và thuế. Sự kiện bãi bỏ hạn ngạch đánh dấu một bước tiến quan trọng của xu thế tự do hóa thương mại quốc tế, đó là giao dịch về hàng dệt – may giữa các nước WTO đã được mở rộng hơn . Theo các chuyên gia, sau khi bãi bỏ chế độ hạn ngạch dệt may, trong ngành đã xuất hiện những xu hướng mới sau:

Thứ nhất, xoá bỏ hạn ngạch, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam phải cạnh tranh gay gắt hơn với những nước thành viên khổng lồ của WTO mà tiêu biểu là Trung Quốc. Bởi giá các sản phẩm của Trung Quốc giảm mạnh và yếu tố thời trang được khách hàng quan tâm nhiều hơn. Vì vậy nhà sản xuất nào kết hợp được hai yếu tố: giao hàng nhanh với chi phí thấp sẽ có lợi thế. Điều đó đòi hỏi các nhà sản xuất phải cải tiến hệ thống sản xuất sao cho có năng lực sản xuất cao đồng thời phải tiết kiệm chi phí để tạo lợi thế cạnh tranh.

Thứ hai, xoá bỏ hạn ngạch, các nhà nhập khẩu tự do hơn khi đặt hàng, vì thế họ sẽ chọn nơi sản xuất nào có thể đặt hàng trọn gói từ vải, thiết kế mẫu, dây kéo, nhãn mác… Các đơn hàng sẽ đến với doanh nghiệp có nguồn cung ứng nguyên liệu tốt, có năng lực sản xuất và sức cạnh tranh cao. Do đó phải cải tiến tổ chức sản xuất trong công nghiệp dệt – may để tạo ra cơ cấu cân đối giữa kéo sợi – dệt vải – may mặc và phụ trợ. Chỉ có như vậy mới có thể đáp ứng các đơn hàng một cách chủ động, nhanh chóng và giành lợi thế cạnh tranh khi tiếp cận các khách hàng lớn.

Thứ ba, Chế độ hạn ngạch bị bãi bỏ, khách hàng sẽ không chia lẻ đơn hàng cho các nhà sản xuất nhỏ nữa mà tìm đến với những doanh nghiệp lớn có qui mô lớn từ 1000 lao động trở lên và có uy tín để đặt những đơn hàng lớn. Trong xu thế ấy, chỉ những doanh nghiệp có quan hệ bạn hàng tốt, hệ thống phân phối tốt, biết liên kết để nâng cao sức cạnh tranh và uy tín sẽ phát triển mạnh; Còn những doanh nghiệp qui mô sản xuất nhỏ, sức cạnh tranh thấp, hoạt động đơn độc sẽ vô cùng bất lợi, sẽ đứng trước nguy cơ thiếu đơn hàng, một số sẽ phải đóng cửa. Do

đó, để có năng lực sản xuất cao, tạo vị thế cạnh tranh cao trên thị trường quốc tế thì các doanh nghiệp dệt may trong nước phải đi theo xu thế hợp tác, liên kết trong tất cả các khâu của quá trình sản xuất, phân phối để hình thành những tổ chức sản xuất qui mô lớn. Vì vậy tổ chức sản xuất ngành dệt may cần theo hướng mềm dẻo, tạo khả năng liên kết cao giữa các loại qui mô, giữa các thành phần kinh tế … trong đó cần có những đơn vị mạnh làm hạt nhân thu hút sự liên kết của các đơn vị khác

Thứ tư, Xóa bỏ hạn ngạch, sức ép về cạnh tranh sẽ ngày càng gia tăng, yêu cầu của khách hàng cũng khắt khe hơn. Do đó, muốn đứng vững trong cạnh tranh thì tổ chức sản xuất phải trên cơ sở đáp ứng yêu cầu của các tiêu chuẩn quốc tế, phải hòa nhập vào hệ thống quản lý chất lượng ISO 9000, quản lý môi trường ISO 14000 và hệ thống trách nhiệm xã hội SA 8000…

b) Bán phá giá

Bán phá giá luôn đi liền với cạnh tranh và là một trong những hình thức cạnh tranh bất chính. Việc cạnh tranh dựa trên cơ sở chất lượng và giá thành là hình thức cạnh tranh lành mạnh, trong đó yếu tố giá được chú trọng hơn cả. Tuy nhiên, thay vì nghiên cứu nhằm đưa ra được các chiến lược hạ giá thành sản phẩm để cạnh tranh lành mạnh thì có những công ty lại dùng chiêu bán phá giá để hạ bệ đối thủ. Những năm gần đây, khi hoạt động kinh doanh toàn cầu lớn mạnh, mọi khía cạnh của vấn đề giao thương quốc tế phải được giải quyết trong khuôn phép của luật lệ, người ta mới bàn đến tính công bằng và trung thực trong cạnh tranh. Cạnh tranh cũng phải tuân thủ những nguyên tắc ấy, cụ thể là cạnh tranh phải trung thực và lành mạnh trong một nền thương mại đa phương, phải tạo ra sân chơi bình đẳng đối với mọi thành viên, trong đó, sự cố ý làm sai lệch mối tương quan cạnh tranh để giành lợi thế không công bằng đều đáng lên án và có thể bị trừng phạt

Tác động lớn nhất của bán phá giá là việc gây ra thiệt hại vật chất cho các ngành kinh doanh trong nước. Tổn thất này rất lớn xét trên cả góc độ vĩ mô và vi

mô. Trên góc độ vĩ mô: một ngành sản xuất bị đe dọa sẽ kéo theo việc phá sản của nhiều doanh nghiệp thuộc ngành đó, đồng thời dẫn đến tình trạng mất việc làm của nhân viên và gây ra các tác động dây chuyền tới những ngành kinh doanh khác. Trên góc độ vi mô: khi đối mặt với hiện tượng bán phá giá, doanh nghiệp sẽ bị mất thị trường và mất lợi nhuận. Đây thực sự là mối lo ngại không chỉ của các nước phát triển mà của cả các nước đang phát triển, vì lợi thế so sánh của các nước luôn thay đổi và cạnh tranh ngày càng trở nên gay gắt hơn trên thị trường quốc tế. Chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp sản xuất nội địa đều muốn chính phủ bảo vệ họ trước hiện tượng bán phá giá.

Nhìn chung, bán phá giá là hành vi cạnh tranh không lành mạnh trong quan hệ kinh doanh quốc tế. Mặc dù người tiêu dùng sẽ được hưởng lợi vì được mua hàng hóa với mức giá rẻ hơn mức giá thông thường, nhưng bán phá giá có thể gây thiệt hại nghiêm trọng cho ngành sản xuất hàng hóa tương tự của nước nhập khẩu. Chính vì vậy, hầu hết các quốc gia trên thế giới đều tìm mọi cách, mà trước tiên là bằng việc thỏa thuận thông qua các điều ước quốc tế và xây dựng pháp luật quốc gia, để chống lại hành vi bán phá giá, nhằm bảo vệ thị trường và nền sản xuất trong nước của mình.

c) Khủng hoảng tài chính toàn cầu

Mặc dù Việt Nam không chịu tác động trực tiếp, nhưng tác động gián tiếp cũng khá lớn. Cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu đã ảnh hưởng đến Việt Nam trên nhiều khía cạnh như sản xuất, xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, cũng như công ăn việc làm và đời sống người dân, đặc biệt cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu diễn ra vào năm 2008-2009 vừa qua đã ảnh hưởng lớn đến ngành dệt may Việt Nam cụ thể nền kinh tế Mỹ bị suy thoái đã ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu của Việt Nam vì Mỹ là thị trường xuất khẩu lớn của Việt Nam hiện nay (chiếm gần 60% thị phần xuất khẩu hàng dệt may của Việt Nam), do đó các đơn đặt hàng từ phía Mỹ đã giảm đi đáng kể. Bên cạnh đó, mức tiêu dùng hàng dệt may cao cấp suy giảm mạnh nhất trong các mặt hàng dệt

may. Trong khi đó, đây lại chính là phân khúc thị trường có tỷ trọng cao, nhiều ưu thế cạnh tranh của dệt may Việt Nam. Hệ thống phân phối, siêu thị ở các nước Mỹ, EU, Nhật Bản suy giảm về kinh doanh và đóng cửa, gây thêm khó khăn cho việc đẩy hàng hóa ra thị trường, gián tiếp làm giảm thêm sức mua của người tiêu dùng. Năm 2009, nhiều doanh nghiệp dệt may của Việt Nam giảm tới 30-50% đơn hàng so với năm 2008 do nhu cầu hàng hóa cho hai thị trưỡng Mỹ và EU giảm mạnh. Đặc biệt thị trường Mỹ đã giảm nhập khẩu hàng dệt may trên 15% do hiện tượng suy giảm kinh tế ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Do đó ngành dệt may xuất khẩu không thể duy trì được mức tăng trưởng 20-25% như các năm trước.

3.1.2 Định hƣớng chung phát triển công nghiệp Dệt may đến năm 2015

Chiến lược phát triển ngành công nghiệp Dệt may Việt Nam đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 được Chính phủ phê duyệt với mục tiêu:

“Phát triển ngành dệt may trở thành một trong những ngành công nghiệp trọng điểm, mũi nhọn về xuất khẩu; thoả mãn ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng trong nước; tạo nhiều việc làm cho xã hội; nâng cao khả năng cạnh tranh, hội nhập vững chắc kinh tế khu vực và thế giới”[3].

Trong quá trình phát triển kinh tế của nhiều nước trên thế giới, dệt may bao giờ cũng là một ngành chủ đạo của nền kinh tế trong giai đoạn đầu của sự nghiệp công nghiệp hoá và sản xuất hướng đến xuất khẩu. Thực tế phát triển ngành dệt may Việt Nam trong những năm đổi mới và phát triển vừa qua đã khẳng định là ngành quan trọng trong quá trình phát triển công nghiệp và xuất khẩu của đất nước. Mặc dù, ngành dệt may Việt Nam vẫn có nhiều thuận lợi như: đầu tư cho ngành may tiếp tục xu hướng chuyển dịch từ các nước có trình độ phát triển cao sang Việt Nam, giá công nhân vẫn ở mức thấp, vị trí địa lý thuận lợi cho việc phát triển giao thông vận tải, đội ngũ lao động cần cù, khéo léo, có khả năng tiếp thu kỹ thuật cao, được hỗ trợ thông qua chính sách khuyến khích xuất khẩu của Chính phủ, các Bộ ngành, các cơ quan quản lý,… Tuy nhiên, ngành dệt may cũng đang gặp phải những vấn đề về phát triển như cuộc

cạnh tranh ngày càng gay gắt trong môi trường thương mại quốc tế ngày càng tự do hơn, cùng với rất nhiều thách thức như: sự phụ thuộc ở mức độ cao vào thị trường bên ngoài từ nguyên phụ liệu, hoá chất đến máy móc, thiết bị; ngành dệt trong nước chưa đưa ra được sản phẩm đáp ứng cho nhu cầu của ngành may xuất khẩu; trong ngành may, khâu thiết kế mẫu mốt thời trang, xây dựng thương hiệu, nhãn mác thương mại cho sản phẩm xuất khẩu,.. vẫn còn yếu.

Vì vậy, với định hướng chiến lược này các mục tiêu tăng trưởng cần được xác định trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 như sau:

Bảng 3.1 : Các chỉ tiêu chủ yếu của ngành dệt - may VN giai đoạn 2005-2020

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Thực hiện 2005

Mục tiêu của toàn ngành đến

2010 2015 2020 Sản phẩm chính - Bông xơ - Sợi tổng hợp - Sợi các loại - Vải - SP dệt kim - SP may 1000Tấn 1000Tấn 1000Tấn Triệu m2 Triệu SP Triệu SP 11 - 260 600 150 1.100 20 260 350 1.000 230 1.800 40 400 500 1.500 300 2.850 60 600 650 2.000 400 4.000 Kim ngạch XK Triệu USD 4.830 10.000 15.000 21.000 Sử dụng lao động Ngàn người 2.100 2.500 2.750 3.000

Tỷ lệ nội địa hoá % 38% 45% 55% 65%

Nguồn: Tập đoàn dệt may Việt Nam [47] Chiến lược thể hiện mục tiêu cơ bản của ngành dệt may đến năm 2020 là: Mở rộng sản xuất ngành dệt; nâng cao tỷ lệ nội địa hoá sản phẩm may dựa trên sự phát triển của ngành dệt và nhanh chóng thực hiện xuất khẩu hàng may mặc theo mẫu mã và thương hiệu hàng Việt Nam. Để thực hiện chiến lược, qui hoạch phát triển ngành đến năm 2015 được xác định như sau:

- Về các sản phẩm chủ lực của ngành gồm: Nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp, sợi các loại, vải dệt thoi, vải dệt kim và các sản phẩm may mặc, nhưng thứ tự và mức độ ưu tiên của các sản phẩm khác nhau:

Thứ nhất, ưu tiên trước mắt là tập trung phát triển và tăng cường cho ngành may xuất khẩu bằng các hoạt động: Tăng cường đào tạo, quản lý chất lượng, nâng cao năng suất lao động; Tiến đến đa dạng hoá và nâng cao đẳng cấp mặt hàng, phát triển các mặt hàng có giá trị gia tăng cao; Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ cho ngành may (nguồn nguyên liệu, phụ liệu, hỗ trợ kỹ thuật, thương mại, cung cấp thông tin); phát triển thiết kế mẫu mã để xuất khẩu theo phương thức FOB đồng thời mở rộng thị trường nội địa.

Thứ hai, ưu tiên sản xuất vải và phụ liệu phục vụ may xuất khẩu. Trong sản xuất vải, khâu nhuộm – hoàn tất đóng vai trò quan trọng quyết định chất lượng, giá cả và lòng tin của khách hàng.

Thứ ba, phát triển nguồn nguyên liệu bông, xơ sợi tổng hợp

- Qui hoạch sản xuất theo không gian: Củng cố và phát triển 3 trung tâm công nghiệp dệt may chính gồm vùng Đông nam bộ, vùng đồng bằng sông Hồng và vùng duyên hải nam Trung bộ. Trong đó:

+ Vùng đồng bằng sông Hồng lấy Hà nội làm trung tâm về dịch vụ cung cấp nguyên phụ liệu, công nghệ, mẫu mốt; tập trung phát triển ngành dệt và may xuất khẩu đồng thời phát triển các cây nguyên liệu (tơ tằm, đay,.)

+ Vùng Đông nam bộ phát triển trục công nghiệp Biên Hoà – TP Hồ Chí Minh – Vũng Tàu để thu hút đầu tư theo hướng chuyên môn hoá, hiện đại hoá. TP Hồ Chí Minh là trung tâm dịch vụ thương mại, thiết kế mẫu mốt và dịch vụ công nghệ dệt may với các nhà máy may có sản phẩm giá trị gia tăng cao

+ Vùng duyên hải Nam trung bộ phát triển công nghiệp dệt may dọc quốc lộ 1A với các trọng tâm Đà Nẵng, Nha Trang, Qui Nhơn. Xây dựng các khu công nghiệp trọng điểm trong đó có các nhà máy sợi, dệt lớn từ Khánh Hoà (Đà Nẵng) đến Dung Quất (Quảng Ngãi)

- Về phát triển nguyên phụ liệu: Tăng diện tích và sản lượng bông xơ từ 22.781 ha và 11.068 tấn ở năm 2005 lên 41.000 ha và 20.000 tấn vào năm 2010. Về sản xuất phụ liệu may, giai đoạn 2010-2015 toàn ngành sẽ xây dựng thêm 21 nhà máy sản xuất với tổng vốn đầu tư 222 triệu USD.

Xét về đầu tư và loại hình doanh nghiệp: Phát triển ngành dệt may theo hướng đa dạng hoá sở hữu và phát triển kinh tế nhiều thành phần; đa dạng hoá về quy mô và loại hình doanh nghiệp; huy động mọi nguồn lực trong và ngoài nước

Một phần của tài liệu Năng lực cạnh tranh của ngành dệt - may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế (Trang 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)