2.3.1 Các điều kiện về yếu tố sản xuất
2.3.1.1 Lao động
Lao động là một yếu tố đóng góp quan trọng vào sự phát triển của ngành công nghiệp dệt – may. Hiện tại và ngay cả sau này, khi mà ngành công nghiệp dệt – may đã được công nghiệp hoá và hiện đại hoá thì nó vẫn là một trong các ngành sử dụng nhiều lao động.
Lao động phục vụ cho công nghiệp dệt – may không đòi hỏi sự tinh xảo, khéo léo ở mức độ cao. Vì vậy, nó dễ dàng được đào tạo trong một thời gian ngắn để nắm bắt và sử dụng thành thạo các loại máy móc và thiết bị của ngành. Đặc biệt, sự dồi dào về nguồn lao động ở các nước đang phát triển là cơ hội và tiền đề để các nước này đi vào phát triển ngành công nghiệp dệt – may.
a) Lực lượng lao động của ngành Dệt may Việt Nam
Lao động trong ngành dệt may Việt Nam chủ yếu là lao động quản lý, lao động kỹ thuật và lao động sản xuất trực tiếp.
- Lao động quản lý: bao gồm nhà quản trị các cấp trong doanh nghiệp. Hầu hết lực lượng này đều tốt nghiệp đại học, cao đẳng. Một số đã trải qua quá trình hoạt động lâu năm, có nhiều kinh nghiệm chuyên môn, nghiệp vụ khá, nhất là lực
lượng quản lý của doanh nghiệp quốc doanh hoặc ngoài quốc doanh quy mô vừa và lớn. Tuy nhiên, một số bộ phận của lực lượng này còn hạn chế về phong cách quản lý công nghiệp, ít tiếp cận với cách thức quản lý hiện đại, thích làm việc theo kinh nghiệm, nhiều người chịu ảnh hưởng tư tưởng gia trưởng, đầu óc hẹp hòi theo những mặt tiêu cực của truyền thống Phương Đông nên thiếu kỹ năng quan hệ trong quá trình quản lý… Điều này gây trở ngại cho việc tổ chức sản xuất và sắp xếp dây truyền một cách khoa học tại các doanh nghiệp, chưa phát huy được năng lực con người trong doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp dệt may công nghiệp ngoài quốc doanh hoặc các doanh nghiệp quy mô nhỏ, lực lượng lao động quản lý thường là chủ sở hữu doanh nghiệp. Nhiều người rất nhanh nhạy với thị trường, thực hiện công việc quản lý sản xuất kinh doanh khá thành công. Bên cạnh đó, một số người đầu tư sản xuất theo phong trào, thiếu định hướng chiến lược lâu dài, nên doanh nghiệp thiếu việc làm thường xuyên, nợ nần việc mua sắm máy móc thiết bị đầu tư, gây xáo trộn kinh tế - xã hội đất nước.
- Lực lượng lao động kỹ thuật, đặc biệt là đội ngũ thiết kế sản phẩm ở các doanh nghiệp dệt may hiện nay chiếm tỷ lệ ít. Trong nhiều năm, các doanh nghiệp may sẵn của Việt Nam chỉ chủ yếu sản xuất hàng gia công nên không coi trọng khâu thiết kế, mẫu mã hoặc bắt chước mẫu mã có sẵn trên thị trường đặc biệt là các đơn vị sản xuất nhỏ. Hiện nay, đa số lao động thiết kế kỹ thuật chưa được đào tạo có hệ thống theo ngành thiết kế thời trang, chủ yếu được huấn luyện từ các lớp huấn luyện ngắn ngày, một số được chọn từ công nhân bậc cao chuyển sang đảm nhận khâu nghiên cứu thiết kế.
Lao động chuyên ngành dệt may được đào tạo ở trường Đại học kỹ thuật, Đại học Sư phạm kỹ thuật, Trường kinh tế kỹ thuật may Thủ Đức và Gia Lâm.. Quy mô đào tạo hàng năm của các trường này chưa đáp ứng đủ về nhu cầu lao động kỹ thuật, đặc biệt lao động thiết kế sản phẩm thiếu trầm trọng và chưa được
đào tạo có hệ thống chính thức. Vì vậy, các doanh nghiệp tự đào tạo lao động này là chủ yếu.
- Lao động sản xuất trực tiếp trong ngành dệt may phần lớn là lực lượng trẻ, chủ yếu thuộc phái nữ, chiếm 80% lao động của toàn ngành trong đó tỷ lệ nữ trong ngành dệt là 70%, ngành may là 83%. Lao động nữ thường cần cù, chịu khó,tỉ mỉ nên phù hợp với nghề, họ được tuyển chọn theo nhu cầu phát triển sản xuất ở các doanh nghiệp dệt may. Công nhân sản xuất trực tiếp được đào tạo qua trường lớp chuyên ngành hiện nay rất ít mà thường được tuyển dụng từ nguồn lao động phổ thông, từng doanh nghiệp tự tổ chức đào tạo để sử dụng. Họ thường được đào tạo tại chỗ dưới hình thức kèm cặp trong một thời gian ngắn. Ưu điểm của lực lượng này là tiếp thu nghiệp vụ nhanh, khéo léo nên hoà nhập nhanh chóng vào ngành dệt may công nghiệp (là ngành không đòi hỏi kỹ thuật phức tạp). Các doanh nghiệp dệt may có nhiều thuận lợi trong việc tuyển dụng lao động sản xuất vì nguồn lao động phổ thông từ các khu vực nông thôn đổ về khu công nghiệp thành thị hiện nay khá lớn, giá lao động rẻ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may lại phải bỏ ra chi phí đào tạo ban đầu để họ có thể phù hợp với công việc. Chi phí này là không nhỏ đặc biệt trong tình trạng biến động thường xuyên của lao động dệt may gần đây, nhất là khủng hoảng tài chính toàn cầu trong năm 2008. Sự biến động lao động ngành dệt may còn ảnh hưởng đến tiến độ sản xuất, thời hạn thực hiện các hợp đồng sản xuất cho khách hàng.
Tóm lại, lao động trong các doanh nghiệp dệt may hiện nay khá đông đảo, đặc biệt là lao động sản xuất trực tiếp. Lực lượng này đã tạo ra nhiều của cải cho xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá đất nước. Nhưng do khâu đào tạo, huấn luyện quản lý.. còn có mặt hạn chế nên chất lượng chưa cao, ảnh hưởng dến sản phẩm được sản xuất ra và hạn chế việc phát triển các mặt hàng mà khách hàng có nhu cầu và nhìn chung là chưa phát huy được khả năng tiềm tàng của lực lượng này trong việc phát triển ngành dệt may, do đó làm giảm năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong bối cảnh hội nhập quốc tế.
b) Giá nhân công của ngành Dệt may Việt Nam
Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu hoạt động gia công, các doanh nghiệp dệt may trong khoảng gần hai thập niên qua đã từng bước tạo dựng được vị trí trong nền kinh tế đất nước. Tuy nhiên cũng chính vì làm hàng gia công, nên mặc dù phải sử dụng lực lượng lao động rất lớn, kim ngạch xuất khẩu luôn ở mức cao, nhưng lợi nhuận lại rất thấp. Khai thác triệt để lợi thế lao động giá rẻ chính là một trong những phương thức chính, nhằm tạo nên lợi nhuận ở lĩnh vực này. Có thể nói, giá nhân công dệt may Việt Nam so với các nước hiện thuộc nhóm rẻ nhất thế giới, chỉ từ 0,3-0,6 USD/ một giờ. Cùng thuộc nhóm này còn có Trung Quốc, Indonesia, Banglades, Campuchia.
Thu nhập bình quân của cả ngành dệt và ngành may ở mức xấp xỉ nhau và đều thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của cả nước và thấp hơn mức thu nhập bình quân chung của lao động trong ngành công nghiệp chế biến.
Bảng 2.2: Thu nhập bình quân của lao động dệt, may
Năm 2004 2005 2006 2007
Lương bình quân chung 1476 1714 1945 2125
Công nghiệp chế biến 1327 1450 1669 1865
Dệt 1081 1214 1456 1560
May 1133 1208 1436 1585
Nguồn: Tổng cục Thống kê [23] Theo loại hình doanh nghiệp, lương bình quân thấp nhất thuộc về các doanh nghiệp dệt may Nhà nước địa phương, và các doanh nghiệp ngoài quốc doanh. Lương cao nhất thuộc về doanh nghiệp Nhà nước Trung ương và các liên doanh. Với các doanh nghiệp này ngoài lương người lao động còn được hưởng các khoản tiền bảo hiểm. Đồng thời nếu xét theo qui mô thì đa số các doanh nghiệp Nhà nước Trung ương là các doanh nghiệp lớn, nhiều doanh nghiệp có thương hiệu có mức hoạt động ở nhiều công đoạn như vừa dệt, vừa may và tham gia phân phối trong chuỗi giá trị dệt may. Các doanh nghiệp liên doanh trả lương
ở mức trung bình của ngành, cũng đã thể hiện đúng khuynh hướng cắt giảm tối đa các chi phí để tăng lợi nhuận, vì chủ yếu hoạt động trên một công đoạn dệt hoặc may trong chuỗi giá trị.
Mức lương thấp nên đời sống của người lao động trong ngành công nghiệp dệt may không cao, do đó sức hút của ngành dệt may đối với người lao động không cao. Lương thấp giúp giải thích về những bất ổn nguồn nhân lực mà các doanh nghiệp dệt may thời gian qua gặp phải như mức biến động lao động lớn, đình công,...tình trạng thiếu hụt lao động trong lĩnh vực dệt may đã diễn ra với mức độ ngày càng gay gắt. Hầu hết các doanh nghiệp dệt may tại Khu vực kinh tế trọng điểm phía Nam thường xuyên thiếu từ 20 đến 40% nhu cầu lao động.
Trong thị trường lao động hiện nay, qui luật giá trị ngày càng được coi trọng, một khi giá trị lao động không được định giá đúng thì sẽ không thể thu hút được người lao động. Với mức thu nhập khoảng 1,5 triệu đồng/ tháng như đang phổ biến ở nhiều doanh nghiệp dệt may hiện nay, người lao động không thể chấp nhận và hệ quả tất yếu là họ lần lượt ra đi.
Muốn nâng cao lợi nhuận trong sản xuất để cải thiện thu nhập cho người lao động cần phải tạo được bước chuyển cơ bản hơn. Ngành dệt may Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi hình thức làm thuê cho các tập đoàn lớn ở nước ngoài thường được gọi là phương thức gia công. Muốn tự chủ hoạt động sản xuất kinh doanh thì phải giải quyết được hàng loạt các vấn đề, từ nguồn nguyên liệu, các công đoạn kỹ thuật, thiết kễ mẫu mã,..cho tới xác lập và phát triển thị trường tiêu thụ.
2.3.1.2 Vốn đầu tư
Công nghiệp dệt – may là một ngành công nghiệp không đòi hỏi đầu tư lớn như một số ngành công nghiệp nặng, suất đầu tư tạo việc làm cho 1 lao động ngành dệt (từ khâu kéo sợi, dệt vải đến nhuộm, hoàn tất) là khoảng 15.000USD và ngành may khoảng 1.000USD.
Do nhu cầu về vốn đầu tư không lớn, nên hầu hết các nước đang phát triển, dù nghèo vẫn có thể dành dụm để đầu tư vào ngành công nghiệp này. Trên thế giới, các doanh nghiệp dệt – may được phát triển với nhiều loại hình và quy mô khác nhau tập trung chủ yếu là doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ
Nói như vậy không có nghĩa là để xây dựng và phát triển ngành công nghiệp dệt – may hiện đại, thì chỉ cần một lượng vốn không đáng kể. Thực tế cho thấy, các nước cũng phải đầu tư một nguồn vốn không nhỏ cho phát triển ngành công nghiệp này:
- Trong năm 1995, Hàn Quốc đã đầu tư cho ngành dệt 3 tỷ USD, so với năm 1994 tăng 58,1%.
- Để giữ được thế cạnh tranh với những nước mới nổi như Pakistan, Ấn Độ, Trung Quốc và tăng chất lượng sản phẩm, Hiệp hội các nhà may mặc Thổ Nhĩ Kỳ đã phải đầu tư khoảng 6 tỷ USD để hiện đại hoá máy móc và đổi mới công nghệ trong giai đoạn 2000-2005
a) Vốn doanh nghiệp tư nhân
Thực trạng về vốn của các doanh nghiệp dệt may tư nhân nhỏ lẻ ít được hệ thống, bởi vốn của các doanh nghiệp tư nhân rất ít, phần lớn vốn tập trung ở các doanh nghiệp quốc doanh và các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
Việc huy động vốn trên thị trường để đầu tư chiều sâu, đầu tư mở rộng của các doanh nghiệp tư nhân còn gặp một số khó khăn như: tỷ trọng cho vay trung hạn và dài hạn của các ngân hàng thương mại Việt Nam ở mức thấp; các khoản cho vay tín dụng ưu đãi của nước ngoài với lãi suất thấp không dễ dàng có được.
b) Vốn doanh nghiệp quốc doanh
Các doanh nghiệp quốc doanh được cấp vốn ban đầu (trong đó quan trọng nhất là vốn cố định- kể cả mặt bằng sản xuất); đồng thời được cấp 30% vốn lưu động định mức theo kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm. So với các doanh nghiệp cổ phần và tư nhân, các doanh nghiệp quốc doanh có nhiều thuận lợi hơn trong bước đi ban đầu, trong việc mở rộng qui mô sản xuất kinh doanh. Nhiều
doanh nghiệp còn huy động và sử dụng nguồn vốn hiện có của mình để phục vụ sản xuất kinh doanh. Mặt khác, nhiều doanh nghiệp năng động đã huy động được các nguồn vốn khác như: vốn vay ở các ngân hàng thương mại trong nước, vốn vay nước ngoài, mua máy móc thiết bị trả chậm, liên doanh, hợp tác, tranh thủ cả vốn ODA của Chính phủ… để đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô sản xuất như May 10, Việt Tiến, may Nhà Bè, may Thăng Long, may Đức Giang.. Tuy nhiên, việc sử dụng vốn nhà nước của các doanh nghiệp quốc doanh nói chung và doanh nghiệp dệt may nói riêng phát sinh một số vấn đề ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp như: Vốn ngân sách không đủ đáp ứng nhu cầu các doanh nghiệp, ví dụ như vốn khấu hao không đủ tái đầu tư tài sản cố định mới, vốn lưu động không cấp đủ hoặc không kịp thời; Vốn ứ đọng dưới hình thức máy móc thiết bị, vật tư kém phẩm chất, hàng hoá chậm luân chuyển, khó giải phóng để thu hồi vốn đầu tư mới, nhiều doanh nghiệp sử dụng vốn cố định, vốn lưu động không có hiệu quả, thua lỗ kéo dài; Nhiều cán bộ quản lý doanh nghiệp Nhà nước sử dụng vốn tuỳ tiện gây lãng phí và tham ô tài sản nhà nước.
Mặc dù được sự hỗ trợ từ phía Nhà nước, các doanh nghiệp vẫn luôn trong tình trạng thiếu vốn nhất là vốn đầu tư dài hạn. Lãi suất vay vốn đầu tư và tỷ lệ khấu hao cao làm cho giá thành của mặt hàng dệt may tăng, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của ngành dệt may. Về lâu dài, khi hệ thống luật pháp Việt Nam hoàn thiện, hoạt động kiểm toán thực hiện phổ biến và nghiêm chỉnh, thị trường chứng khoán phát triển.. các doanh nghiệp dệt may Việt Nam có những phương án đầu tư khả thi sẽ có nhiều thuận lợi trong việc vay vốn kinh doanh.
c) Vốn đầu tư nước ngoài
Vốn đầu tư nước ngoài là một phần quan trọng trong tổng vốn đầu tư vào ngành dệt may.
Theo Hiệp hội dệt may Việt Nam, trong những năm qua Việt Nam đã có 534 dự án có vốn đầu tư nước ngoài từ 28 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào
dệt may Việt Nam với tổng vốn đăng ký là 3.215 tỷ USD. Trong đó Đài Loan đầu tư nhiều nhất về giá trị vào ngành dệt may Việt Nam là 1.690 tỷ USD vốn đăng ký, với 156 dự án gồm 45 dự án đầu tư vào ngành dệt, 93 dự án đầu tư vào ngành may,còn lại đầu tư vào ngành phụ liệu. Tiếp đến là Hàn Quốc, mặc dù tính về số dự án là 177 dự án, nhiều hơn Đài Loan nhưng tính về tổng vốn đăng ký lại đứng sau Đài Loan với 1.003 tỷ USD.Trong đó đầu tư vào ngành dệt là 40 dự án, ngành may là 122 dự án, còn lại đầu tư vào ngành phụ liệu. Ở mức vốn đăng ký lên trên 100 triệu USD có Hongkong và Nhật Bản, còn lại là dưới mức 100 triệu USD, trong đó Đức và Thái Lan có tổng vốn đăng ký ít nhất 9 triệu USD.
Trong các dự án đầu tư của nước ngoài thì số dự án của các nước đầu tư vào Việt Nam chủ yếu là ngành may, sau đó là ngành dệt, cuối cùng là phụ liệu. Điều này cũng dễ hiểu, bởi Việt Nam xuất khẩu chủ yếu là các sản phẩm may mặc nên các nước tập trung vào ngành này. Còn ngành phụ liệu, xu hướng ở Việt Nam chủ yếu là nhập khẩu nguyên vật liệu cho ngành dệt may nên các nhà đầu tư chưa tập trung mạnh vào lĩnh vực này vì lợi nhuận không cao bằng ngành may.
Bảng 2.3: Đầu tƣ nƣớc ngoài vào ngành dệt may Việt Nam qua các năm
ĐVT: Triệu USD
Nguồn: Bộ kế hoạch và Đầu tư [46]
Bảng 2.3 cho thấy vốn đầu tư thực hiện trong ngành dệt may tăng đều đặn và ổn định từ 84 triệu USD năm 1998 lên 204 triệu USD năm 2004. Từ năm 2001 đến 2004 là những năm sau Hiệp định Thương mại, tốc độ tăng trưởng tăng